Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 18

Tuần: 18

Tiết: 86 - 87

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Những đóng góp của M. Gorki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại

- Mối đồng cảm của nhà văn với những trẻ bất hạnh.

- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt được truyện.

3. Thái độ

- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại

2. Kĩ năng

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1/ Ổn định :

 2/ Bài cũ :

H: Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn

Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và 1ấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	18
Tiết:	86 - 87	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những đóng góp của M. Gorki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại
- Mối đồng cảm của nhà văn với những trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được truyện.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại
2. Kĩ năng
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn
Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và 1ấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk.
HS: Thực hiện.
GV: Dựa vào phần chú thích nêu đôi nét về tác giả ?
HS: Thực hiện.
GV: Hãy tóm tắt cốt truyện. Từ đó hãy tách đoạn và nêu những ý chính ?
HS: Thảo luận.
Bốn đứa trẻ hàng xóm cùng sàn lứa tuổi với nhau cùng chơi và cùng kể chuyện cho nhau nghe. Ong đại úy ngăn cấm chúng. Nhưng chúng vẫn bí mật tìm cách gặp nhau .
Phần 1: từ đầu . . . dúi xuống -> những đứa trẻ gặp nhau.
Phần 2: tiếp theo . . . không được đến nhà tao -> những đứa trẻ bị cấm đoán.
Phần 3: còn lại -> những đứa trẻ gặp nhau.
Hoạt động 2
GV: Vì sao những đứa trẻ lại chơi thân với nhau bất chấp sự cấm đóan của người lớn ? Qua đó cho ta thấy tình bạn giữa họ như thế nào ?
HS: Vì chúng thiếu tình thương của mẹ, là hàng xóm của nhau, từng cứu nhau thoát nạn -> tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm.
GV: Có gì đặc biệt khi bọn chúng đến với nhau ?
HS: Sau gần một tuần không được gặp nhau; chúng phát hiện ra nhau trong không gian đặc biệt; cả bọn chui vào một chiếc xe trượt tuyết.
GV: Hành động của Aliosa( trèo lên cây tìm bạn, cả bọn cùng trèo lên một chiếc xe trượt tuyết cũ, ngắm nghía nhau) cho thấy bọn trẻ có những tình cảm nào ?
HS: Chúng luôn hướng về nhau, đoàn kết và hiểu nhau và quan tâm nhau.
GV: Nhận xét gì qua lời nói : các cậu có bị ăn đòn không ?; khó mà tin được những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như mình và cảm thấy tức thay cho chúng ?
HS: Vì bọn trẻ bên kia để em té xuống giếng và bản thân cậu ta cũng thường bị ăn đòn; bọn chúng cụng mất mẹ, hiền lành và yếu ớt, Aliosa muốn bênh vực cho bạn nhưng bất lực.
GV: Em hiểu gì về tình bạn của Aliosa khi thay đổi ý định bắt chim theo ý muốn của bạn ?
HS: Biết sống cho bạn và hết lòng vì bạn . . .
GV: Hình ảnh : bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát bên nhau như những chú gà con khi nói đến dì ghẻ gợi cho em cảm nghĩ gì 
HS: Hình ảnh những đứa trẻ mồ côi thật cô độc, yếu đuối đáng thương. Chúng rất cần được sự đùm bộc che chở của người lớn.
GV: Những biểu hiện của bọn trẻ khi nghe chuyện cổ tích ( thằng bé nhất mím chặt môi . . . ấn em nó cúi xuống ) gợi cho ta suy nghĩ gì ?
HS: Vì chuyện cổ tích thật kì diệu gợi khơi gợi lòng tin về những điều tốt đẹp -> đứa trẻ thật đáng thương và đáng yêu.
GV: Nhận xét cách kể chuyện trong đoạn văn có gì đặc biệt ? Qua đó hiện lên những hình ảnh đẹp nào ?
HS: Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp kể chuyện đời thường với cổ tích -> hình ảnh bọn trẻ hiện lên sinh động và chân thật, tình bạn gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng; yêu quý đồng cảm chia sẻ mọi buồn vui với bạn.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Mac-xim Go-rơ-ki
Tên A-lêch-xâyPê-S-Cốp nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20
b. Tác phẩm:
Thời thơ ấu" gồm 13 chương 
đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
- Hoàn cảnh
A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn
A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh
-> Nhà thường dân hèn hạ 
Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn
4/ Củng cố :
- Nêu nhận xét của em về những đứa trẻ trong đoạn trích 
- Về nhà học bài, chuẩn bị tiếp câu hỏi 3,4 SGK
5/ Dặn dò:
Tuần:	18
Tiết:	87	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những đóng góp của M. Gorki vào nền văn học Nga và văn học nhân loại
- Mối đồng cảm của nhà văn với những trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được truyện.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại
2. Kĩ năng
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn
Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và 1ấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh 
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: .Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hang xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
- Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
Những chuyện của bọn trẻ là gì?
Thái độ của người kể và người nghe?
Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
Hoạt động 3
Những nét đặc sắc của nghệ thuật và nội dung?
Hoạt động 4
Nhà văn giúp em những gì cần thiết khi kể chuyện ?
+ Sống gắn bó với mọi người để dễ kể chuỵên.
+ Sẵn sàng đồng cảm với số phận.
+ Cách đan xen yếu tố cổ tích và đời thường, kết hợp tự sự kết hợp với miêu tả; tăng cường ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nhân vật . . .
II. Phân tích.
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
2. Tuổi thơ trong trắng mơ mộng 
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
* Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
* Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”
Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
III. Tổng kết
Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện 
Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
Từ văn bản ta cảm nhận được những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn; những nhu cầu nào của trẻ em?
+ Gắn bó thủy chung chân thành.
+ Bù đáp tình thương giảm bớt sự bất hạnh.
+ Tình bạn cao cả.
+ Nhu cầu có bạn và cùng vui chơi với bạn.
+ Nhu cầu sống trong tình yêu thương.
Nhận xét về nghệ thuật trong văn bản ?
- Tự sự kết hợp với miêu tả.
- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Đan xen chi tiết thực và hư ảo.
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài, ôn tập chuẩn bị cho học kỳ II
- Soạn: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tự ôn tập học kỳ I

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc