Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 năm 2010

TUẦN 2

TIẾT 6 , 7

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

(GA-BRI- EN GÁC-XI-A MÁC- KÉT)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

- Hiểu được nội dung và vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đấ và nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình

 - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn mà nổi bật là chứng cứ cụ thể, xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ: ? Nêu nhiệm vụ và mục đíc của văn bản thuyết minh ? Các phương pháp thuyết minh

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 2 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 08 /2010
Ngày dạy: / 08 / 2010
Tuần 2
tiết 6 , 7	
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
(Ga-bri- en Gác-xi-a Mác- két)
a. mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: 
- Hiểu được nội dung và vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đấ và nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình
 - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn mà nổi bật là chứng cứ cụ thể, xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: ? Nêu nhiệm vụ và mục đíc của văn bản thuyết minh ? Các phương pháp thuyết minh
 3 Bài mới:
hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
I Vài nét về tác giả, tác phẩm
GV cho HS đọc phần chú thích SGK
? Nêu sự hiểu biết của em về tác giả
? Nêu những hiểu biết về tác phẩm.
 1 Tác giả:
 Mác- két là nhà văn người Cô- lôm-bi-a, giải thưởng Nô ben về văn học năm 1982, ông sinh ngày 6- 4-1928 ở A-ra- ca- ta-ca. Xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo, bố mẹ ông phải vật lộn kiếm sống nên ông được bà ngoại đón về nuôi dạy từ thủa ấu thơ. Ông có một niềm đam mê văn văn chương. năm 1955, tập truyện đầu tiên của ông ra mắt bạn đọc
2. Tác phẩm: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình được ông viết 1986 với mục đích vạch rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 
II Tìm hiểu chung
 ? Văn bản này thuọc thể loại nào?
? Nội dung văn bản đề cập đến những vấn đề gì?
? Trình bày bố cục của văn bản? 
1. Đọc 
2. Giải từ khó
3. Cấu trúc văn bản
- Thể loại: Nghị luận về một vấn đề xã hội( tác hại của vũ khí hạt nhân) 
- Nội dung: Chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người, cần phải đáu tranh ngăn chặn nguy cơ đó.
- Bố cục của văn bản: Gồm 4 đoạn 
 + Đoạn 1 : Từ đầu ...Đến Vận mệnh thế giới ( Tác hại của vũ khí hạt nhân)
 + Đoạn 2: Tiếp ....Đến cho toàn thế giới ( chạy đua vũ trang hạt nhân hoàn toàn tốn kém)
 + Đoạn 3 :Tiếp ...Đến xuất phát của nó( khẳng định sự phi lý của chạy đua vũ trang hạt nhân)
 + Đoạn 4 : còn lại ( Kêu gọi đấu tranh chống vũ khí hạt nhân) 
III tìm hiểu nội dung văn bản
Cho biết tính chất nguy hiểm của vũ khí hạt nhân như thế nào?
? Sức tàn phá của vũ khí hạt nhân được tác giả đưa ra bằng những tính toán nào? Nêu cụ thể?
?Nhận xét cách lập luận của tác giả về mối nguy cơ của vũ khí hạt nhân trong đoạn văn này?
? Sau khi vạch rõ nguy cơ chiến tranh, tác giả đã đưa ra lập luận gì?
? ở luận điểm này, tác giả đã sự dụng biện pháp nghệ thuật nào? MĐ của việc sự dụng biện pháp nghệ thuật đó?
? Em hẫy chỉ ra tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang?
? Lí trí ở đây là gì?
? Em hiểu như thế nào về cụm từ” đi ngược với lí trí”
? Biện pháp NT nào được sự dụng trong luận chứng nào? Phương pháp thuyết minh đó là gi?
? Từ đó tác giả đặt ra giả thiết gì?
? Cách nêu và làm sáng tỏ luận chứng như vậy có tác dụng gì?
? Nhận xét cách sự dụng BPNT của tác giả?
? Chủ đích thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người ở luận điểm cuối là gì?
 ? Cuối cùng thì tác giả đã đưa ra lời đề nghị gì? ý nghĩa của lời đề nghị đó?
1. Tác hại của vũ khí hạt nhân
- Mỗi người ngồi trên bốn tấn thuốc nổ 
 Sức công phá của 50.000 đầu đạn hạt nhân sẽ xoá đi 12 lần dấu vết cuae sự sống trên trái đất
 - Có thể diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời.
 Cách lập luận: Con số và ngày tháng cụ thể: 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân..., và mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
 Dùng phép so sánh: không có một nghàng khoa học , ... không có một đứa con nào...
 Sự dụng phép tăng cấp...vv
 => Gây ấn tượng mạnh, , giúp người đọc thấy rõ sự tàn phá ghê gớm của những thứ vũ khí nguy hiểm đó.
2. Chạy đua vũ khí hạt nhân hoàn toàn tốn kém 
- Lập luận: Cho dù vũ khí dó còn nguyên vẹn, nhưng việc chạy đua vũ khí hạt nhân thực tế đã mất đi khả năng làm cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
 - Sự dụng nhiều phép so sánh trên các lĩnh vực : XH, Y tế, Tiếp tế thực phẩm, Giáo dục...
 => MĐ: Chỉ ra sự cần thiết dành tiền để giúp đỡ những con người bất hạnh
 - Tính phi lí : 27 tên lửa MX đủ trả tiền công cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong bốn năm tới
 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. 
3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược với lí trí con người và tự nhiên.
 - Lí trí ở đây được hiểu là khát vọng tốt đẹp của con người khi tìm ra nguyên tử trong việc ứng dụng sản xuất điện, ứng dụng trong y học
- Tức là không làm lợi cho đời sống con người mà huỷ diệt đời sống con người, trái đất. Phản lại quy luật tự nhiên
Biên pháp NT : Thuyết minh
 - Dùng số liệu khách quan như: 
 + 380 tr năm con bướm mới biết bay
 + 180 tr năm nữa bông hồng mới biết nở. 4 kỷ địa chất con người mới hát hay hơn chim
 => Giả thiết: - Nếu chiến tranh xẩy ra thì con người trở về điểm xuất phát.
 - Tác dụng: Giúp mọi người nhận thức sâu sắc hơn tính phi lý và phản tiến hoá của khí hạt nhân
 Phân tích, so sánh rất cụ thể với những hình ảnh và số liệu cụ thể.
4. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình
 - Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình
- Lời đề nghị: Lập lại một nhà băng... hoạ diệt vong. Nhà văn muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gin kí ức của mình. Lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến xảy đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. 
IV tổng kết
H: Theo em, tác giả đã nêu vấn đề đấu tranh cho một thế giới hoà bình như thế nào?
 1. Nội dung: Qua bài viết, tác giả đã nêu bật nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự huỷ diệt của nó, đồng thời kêu gọi mọi người hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bào vệ con người và sự sống.
 2. Nghệ thuật: Bài viết đã xây dựng một hệ thống luận điểm đúng đắn, hệ thống luận cứ rành mạch, đầy đủ, thuyết phục, cách so sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện và tập trung, lời văn sôi nổi, nhiệt tình, thể hiện rõ thái độ của người viết
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...
****************************
Ngày soạn: / 08 /2010
Ngày dạy: / 08 / 2010
 Tiết 8. 
các phương châm hội thoại (Tiếp)
a. mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS : 
- Nắm vững được nội dung phương châm quan hệ, phương cham cach thức và phương châm lịch sự
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Phương châm hội thoại là gì? Nhắc lại các phương châm hội đã học?
 ? Trong truyện cười sau đây , ai là người vi phạm phương châm HT? 
- Anh chi được mấy cháu rồi ạ? 
 - Tôi chưa có cháu nào cả.
- Thế mấy đứa đang chơi ngoài ngõ là con của ai vậy?
- Đó là con đẻ tôi. 
– Sao lúc nãy anh bảo chưa có cháu nào cả?
- à, lúc này tôi tưởng anh hỏi vể cháu..
Gợi ý
Không ai vi phạm. Khách tôn trọng phương châm lịch sự, chủ nhà đùa khách.
3. Bài mới 
Hoạt động của Gv và HS
GV nêu yêu cầu của bài tập
 1. Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
? Xét nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn ở VD trên?
? Từ các vấn đề phân tích trên, em hãy rút ra bài học gì khi giao tiếp?
GV nêu yêu cầu của bài tập SGK
 HS thảo luận trả lời yêu cầu cảu GV.
Gv cho HS tìm hiểu ý nghĩa ở trường hợp sau:
 Mẹ hỏi con:
 - Hôm nay con ăn cơm như thế nào?
 Con : - Chả ngon lắm mẹ ạ.
? Nhận xét câu trả lời?
? Vậy khi giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
GV cho HS tìm hiểu câu chuyện “ Người ăn xin”
HS trả lời theo yêu cầu mà đề bài đã nêu.
Em hiểu gì về phương châm lịch sự?
Nội dung cần đạt
1.Phương châm quan hệ
- Dùng để chỉ tình huống hội thoại trong đó mọi người nói một đắng không khớp nhau, không hiểu nhau.
- Nếu vậy thì con người không giao tiếp được với nhau và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
 * Xét VD: 
 Hương: -Huệ ơi đi học nào!
 Huệ: - Năm phút nữa mẹ tớ sẽ về
- Nghĩa tường minh: Câu trả lời của Huệ không cùng đề tìa với câu nói của Hương.
- Nghĩa hàm ẩn thì cùng đề tài vì ý Huệ nói 5 phút nữa mẹ về mình mới được đi học.
*) Ghi nhớ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề( phương châm quan hệ)
2. Phương châm cách thức.
 a. bài tập SGK, tr 21) 
 - Dây cà ra dây muống: cách nói dài dòng, rườm rà.
 - Lúng túng như ngậm hột thị: cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
=> Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt, giao tiếp không đạt hiệu quả mong muốn.
 - Trường hợp trên có hai cách hiểu:
 + Cách 1 : Con ăn không ngon miệng lắm .
 + Cách 2: Con ăn chả( nem) Ngon miệng lắm.
=> Câu trả lời mơ hồ gây khó hiểu.
- Khi giao tiếp, người nói cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ để người nghe hiểu đúng nội dung cần truyền đạt.
 3. Phương châm lịch sự
 Cho VD : 
- Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Lời nói chẳng mất tiền mua. 
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Kim vàng ai nỡ uốn câu
- Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
-> MĐ khuyên người ta nên dùng lời lẽ nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp.
* Truyện Người ăn xin”
 - Ông lão ăn xin và cậu bé trong câu truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó.
 - Tuy hai người không có của cải, tiền bạc nhưng cà hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia giành cho mình.đặc biẹt là tình cảm cậu bé giành cho ông lão ăn xin.
 - Cậu bé không tỏ ra khinh miệt mà có thái độ và lời nói chân thành. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
=> Khi giao tiếp, người nói cần tế nhị và tôn trọng người khác. Đó cũng chính là người nói cần thực hiện văn hoá giao tiếp với người khác.
II. luyện tập
Bài tập 1. Tìm 5 câu tục ngữ
Chim khôn kêu tiếng rảnh ranh
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
 - Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
- Chẳng được miếng thịt, miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Bài tập2
Biện pháp nói giảm, nói tránh liên quan đến phương châm lịch sự. đây là biện pháp thường được sự dụng trong giao tiếp hàng ngày.
 VD: Mẹ già rồi nên giữ gìn sức khoẻ
Thay vì: Mẹ đã có tuổi rồi............
Bài tập 3.
 Chọn từ điền vào chỗ trống
a.Nói mát. b, Nói hớt. C, Nói móc. D. Nói leo. E. Nói ra đầu, ra 
đuôi.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...
****************************
Ngày soạn: / 08 /2010
Ngày dạy: / 08 / 2010
tiết 9: sự dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
a. mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS: 
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh.
- Rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh có sự dụng miêu tả.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp.
 2. Bài cũ: Khi sự dụng các BPNT trong VBTM, chúng ta cần có những lưu ý nào? 
 3. Bài mới.
Hoạt động của gv và hs
GV cho HS đọc bài cây chuối trong đời sống VN , SGK tr 25,26.
? Em hẫy giải thích nhan đề của văn bản?
? Tìm những câu trong thuyết minh về dặc điểm cây chuối ? 
 Đoan 1
 Đoạn 2
 Đoạn 3
? Em hãy chỉ ra câu văn có tính miêu tả về cây chuối?
? Khi nào văn thuyết minh sự dụng văn miêu tả?
? Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh?
 nội dung cần đạt
I. tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
1. Đọc và tìm hiểu bài “ Cây chuối trong đời sống VN
 - Nhan đề: Cây chuối gắn bó mật thiết và có mối quan hệ gần gũi với đời sống VN.
 - Những câu thuyết minh về đặc điểm cây chuối là:
 + Thân mềm, vòm lá xanh mướt, ưa nước, phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con...
 + Là thức ăn, thực dụng từ cây đến lá, từ gốc đến hoa, quả
 + Chuối chín để ăn
 + Chuối xanh để chế biến thức ăn
 + Chuối để thờ cúng.
 - Những câu văn có tính miêu tả về cây chuối HS tự thảo luận.
II Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
- Khi đối tượng thuyết minh là đối tượng mang hi9nhf ảnh, hiện tượn sự vật hiện ra trong cuộc sống như các loài cây, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sự, các địa danh
 -> Làm cho đối tượng hiện lên cụ thể , sinh động, gần gũi, dễ cảm nhận giúp người đọc người nghe nhận thức đầy đủ, sáng tỏ về đối tượng.
Luyện tập
Bài tập 1. 
 - Thân chuối: không cao to lăm, khoảng 2m, băng cây cột nhà, thẳng đứng, có nhiều lớp bẹ ôm chặt vào nhau, bóng loáng màu xanh nhạt, sờ vào thấy mát lạnh. Thân chuối phần non có thể chế biến nhiều món ăn ngon, phần già cho lợn ăn.
 - Lá chuối : Dài, màu xanh đậm, giữa có sống. Lá tươi dùng gói bánh, , lá khô dùng để gói hàng
 - Quả chuối....... Bắp chuối.........
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...
****************************
Ngày soạn: / 08 /2010
Ngày dạy: / 08 / 2010
tiết 10: luyện tập sự dụng yếu tố miêu tả
 trong văn bản thuyết minh
a. mục tiêu cần đạt.
Giúp HS: 
- Rèn luyện kỹ năng sự dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
hoạt động của gv và hs
GV yêu cẩu HS đọc bài văn. 
? Xác định thể loại của đề văn?
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
? Có thể sự dụng những phương thức biểu đạt nào?
? Bố cục của văn bản thuyết minh gồm mấy phần?
? Em sẽ triển khai những nội dung nào cho từng phần?
GV yêu cầu HS chon một ý tong phần TB để viết thành đoạn văn.
 HS làm vào vở , sau đó một số trình bày trước lớp
 GV nhận xét , yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài văn. 
nội dung cần đạt
I. luyện tập lập dàn ý, tìm ý.
1. Cho đề văn: “ Con trâu ở làng quê VN”
 a. Tìm hiểu đề
 - Thể loại: thuyết minh
 - Nội dung: Thuyết minh về con trâu trong đời sống làng quê VN.
 + Vị trí con trâu trong nghề nông.
 + Vai trò của con trâu trong đời sống nghề nông 
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh kết hợp với tả, kể.
 b. Lập dàn ý.
 - Có thể sự dụng một số chi tiết cho bài văn: 
 + Định nghĩa về con trâu
 + Tả hình dáng
 + Thuyết minh về sức kéo
- Bố cục gồm 3 phần
* MB: 
 - Thuyết minh về đặc điểm của loài trâu.
 - Tả hình dáng
 -Vai trò của con trâu
* TB: Thuyết minh chung về con trâu trong nghề làm ruộng- trong lao động sản xuất.
 - Có thể dựa vào những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ. VD:
 + Con trâu đi trước, cái cày theo sau.
 + Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
 Chống cày, vợ cấy con trâu đi cày
 - Những công dụng chính:
 + Trâu kéo lúa, trục lúa / Trâu kéo xe
 - Con trâu trong đời sống tinh thần: 
 + Con trâu như bạn của người nông dân:
 Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
 + Hình ảnh con trâu sau một ngày làm việc tạo cho làng xóm sự ấm áp, gợi cuộc sống sum hợp sau một ngày lao động.
 + Hình ảnh con trâu với tuổi thơ: CHăn trâu , cắt cỏ, chơi đùa trên lưng trâu, bơi lội
 -Con trâu trong đời sống xã hội: 
 + Con trâu là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước
 + Con trâu có mặt tron chọi trâu, hội đâm trâu.
*KB: Khẳng định con trâu trong đời sống VN.
II. viết bài
Viết đoạn văn.
 	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: . 
.
.
.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 2.doc