Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2006

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2006

II. Luyện tập

1. Học sinh đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi

HSPB: Đoạn văn có một chủ đề thống nhất , câu chốt đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo. Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.

+ Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.

+ So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau.

 (Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng)

HSPB: Hai câu: Môi trường có ảnh hưởng tới đặc tính của cơ thể so sánh lá mọc trong môi trường khác nhau là hai câu thuộc 2 luận cứ. 4 câu sau là luận chứng làm rõ luận cứ vào luận điểm (câu chủ đề).

- Ý chung của đoạn (câu chốt ->câu chủ đề -> luận điểm) đã được triển khai rất rõ ràng.

HSPB: Môi trường và cơ thể.

2. Sắp xếp các câu thành văn bản mạch lạc và đặt cho nó một tiêu đề phù hợp. Đoạn văn gồm 5 câu đánh dấu theo a-b-c-d-e

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản và đặc điểm của văn bản
(Tiếp theo)
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
GV: Gọi HS đọc đoạn trích
GVH: 
a. Đoạn văn có một chủ đề thống nhất như thế nào ?
b. Các câu trong đoạn có quan hệ với nhau như thế nào để phát triển chủ đề chung ?
c. Đặt tiêu đề cho đoạn văn
GVH: 
a. Đơn gửi cho ai ? Người viết ở cương vị nào ?
b. Mục đích viết đơn ?
c. Nội dung cơ bản của đơn là gì ? 
II. Luyện tập
1. Học sinh đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi 
HSPB: Đoạn văn có một chủ đề thống nhất , câu chốt đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo. Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
+ Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.
+ So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau.
 (Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng)
HSPB: Hai câu: Môi trường có ảnh hưởng tới đặc tính của cơ thể so sánh lá mọc trong môi trường khác nhau là hai câu thuộc 2 luận cứ. 4 câu sau là luận chứng làm rõ luận cứ vào luận điểm (câu chủ đề).
- ý chung của đoạn (câu chốt ->câu chủ đề -> luận điểm) đã được triển khai rất rõ ràng.
HSPB: Môi trường và cơ thể.
2. Sắp xếp các câu thành văn bản mạch lạc và đặt cho nó một tiêu đề phù hợp. Đoạn văn gồm 5 câu đánh dấu theo a-b-c-d-e
HSPB: Sắp như sau a-c-e-b-d
Tiêu đề. Bài thơ Việt Bắc (học sinh có thể đặt tiêu đề khác nhau miễn ngắn gọn, có tính khái quát cao)
3. Viết một số câu nối tiếp câu văn cho trước sao cho có nội dung thống nhất trọn vẹn rồi đặt tiêu đề chung cho nó.
HSPB: Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.
+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài.
+ Các sông, suối nguồn nớc ngày càng bị cạn kiệt và bị nhiễm cho các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy.
+ Các chất thải nhất là bao ni long vứt bừa bãi trong khi ta cha có quy hoạch xử lí hàng ngày.
+ Phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không đúng theo quy định.
Tất cả đã đến mức báo động về môi trờng sống của loài ngời.
Tiêu đề: Môi trờng sống kêu cứu.
4. Viết đơn xin phép nghỉ học chính là thực hiện một văn bản. Hãy xác định 
HSPB: Đơn gửi cho các thầy, cô giáo đặc biệt là GVCN. Người viết thư là học trò.
- Xin phép được nghỉ học.
- Nêu rõ họ tên, quê, lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện chép bài, làm bài như thế nào?
Truyện an dương vương và mị châu trọng thuỷ
A- Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trứơc và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.
2. Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tình thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
B- phương tiện thực hiện
SGK,SGV
Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
 Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm nảy sinh những mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là những nguyên nhân trả lời câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước. Để thấy rõ, chúng ta tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
(Học sinh đọc phần tiểu dẫn)
GVH: Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì ?Trình bày cụ thể từng phần ?
GVH: Theo em truyền thuyết này có mấy bản kể ?
(HS đọc)
GV: Giải nghĩa các từ khó
GVH: Truyền thuyết chia làm mấy đoạn ? Nội dung mỗi đoạn nói gì ?
GVH: Em hãy nêu chủ đề của truyện ? 
GVH: Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào? 
GVH: Kể về sự giúp đỡ thần kì đó. Thái độ của tác giả dân gian đối với nhà vua như thế nào?
GVH: Xây thành xong, An Dương Vương nói gì với rùa vàng ? em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
GVH: Nhà vua thể hiện sự mất cảnh giác như thế nào ?
GVH: Thái độ của tác giả dân gian thể hiện như thế nào trước bi kịch nhà tan mất nước ?
GVH: Hành động rút gươm chém Mị Châu của Vua thể hiện điều gì ?
GVH: An Dương Vương theo rùa vàng về thuỷ phủ. Em có suy nghĩ gì về chi tiết này. So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy thế nào ?
GVH: Mị Châu đưa Trọng Thuỷ xem nỏ thần. Chi tiết này được đánh giá như thế nào?Theo em ý kiến nào đúng? Hãy đưa ra ý kiến của riêng mình.
GVH: Chi tiết máu Mị Châu trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch thể hịên thái độ của người xưa như thế nào đối với Mị Châu và nhắn gửi điều gì vào thế hệ trẻ?
GVH: Chi tiết “ Ngọc trai- nước giếng” có phải khẳng định tình yêu chung thuỷ ở Trọng Thuỷ hay không? Thái độ tác giả đối với Trọng Thuỷ ?
GVH: Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử ? Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào ?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tiểu dẫn 
HSĐ&TL: 
HSPB: Phần tiểu dẫn SGK trình bày đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của dân tộc, truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan tới lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu truyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo .nhuốm màu sắc thân kỳ mà vẫn thấm đậm cảm xúc đời thường 
Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ trên hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật cần đặt truyện trong mối quan hệ với lịch sử đời sống.
HSPB: Nội dung thứ hai của phần tiểu dẫn là giới thiệu làng Cổ Loa - Đông Anh, Hà Nội là quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời chứng minh cho truyền thuyết An Dương Vương xây thành chế Nỏ. Còn mối tình Mị Châu Trọng Thuỷ là nguyên nhân dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu của nhà nước Âu Lạc cuối thế kỉ thứ III trước công nguyên.
2. Văn bản
a. Vị trí: Trích “Rùa vàng” trong tác Phẩm “ Lĩnh nam trích quái” - Những câu chuyện ma quái ở phương nam.
- Có ba bản kể. Một là “ Rùa vàng”, hai là “Thục kì An Dương Vương” trong “ Thiên nam ngữ lục” bằng văn vần và ba là “Ngọc trai - nước giếng” truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa.
b. Bố cục: Truyền thuyết chia làm ba đoạn
+ Đoạn 1 từ đầu đến: “Bèn xin hoà” :An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước
+ Đoạn 2: tiếp đó đến “Dẫn vua xuống biển” : cảnh mất nước nhà tan.
+ Đoạn 3: còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu.
c. Chủ đề: Miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước cuả An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật
II. Nội dung chính 
1. An Dương Vương xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước
HSĐ&TL: 
HSPB: Quá trình xây thành, chế tạo nỏ của An Dương Vương được miêu tả:
+ Thành lắp tới đâu lại lở tới đólập bàn thờ, giữ mình trong sạch (trai giới) để cầu đảo bách thầnNhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức Rùa vàng giúp nhà vua xây thành trong “ nủă tháng thì xong”.
HSPB: Dựng nước là một việc gian nan ,vất vả, tác giả muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương, nhà vua tìm mọi cách để xây được thành. Sự giúp đỡ thần kì của sứ Thanh Giang (rùa vàng) nhằm:
+ Lý tưởng hoá việc xây thành.
+ Tổ tiên cha ông đời trứơc luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà trở nên hiển hách. Cha ông nhờ con cháu mà rạng rỡ anh hùng. Đấy cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nhà vua cảm tạ rùa vàng. Song vẫn tỏ ra băn khoăn. Điều ấy thể hiện ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đất nước. Bởỉ lẽ dựng nước đã khó mà giữ nước càng khó khăn hơn. Xưa nay dựng nước đi liền với giữ nước. 
2. An Dương Vương đã mất nước nhà tan và thái độ của tác giả dân gian
HSĐ&TL: 
HSPB: Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà làTrọng ThuỷTrọng Thuỷ mang nỏ thần về, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ cười mà bảo rằng “ Đà không sợ nỏ thần sao”.
- Chi tiết gả con gái cho con trai Triệu Đà. Nhà thơ Tố Hữu cho đó là nguyên nhân dẫn đến tình huống Mị Châu : “Trái tim lầm chỗ để trên đầu”, Đúng vậy! Nhà vua không phân biệt đâu là bạn đâu là thù của nhân dân Âu Lạc. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gây ra cảnh mất nước nhà tan.
=> Rùa vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông: “Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó” 
HSPB: An Dương Vương rút gươm chém Mị Châu. Đây thể hiện rõ thái độ, tình cảm của nhân dân (Người đặt truyện) đối với nhà vua, người cầm đầu đất nước đã đứng lên quyền lợi của nhân dân đã thẳng tay trừng trị kẻ có tội. Cho dù kẻ đó là đứa con là ngọc cành vàng của mình. Đây là sự lựa chọn một cách quyết liệt giữa một bên là nghĩa nước một bên là tình cha con, An Dương Vương đã để cái chung trên cái riêng.
- Người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước trên tình nhà. Vì vậy trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chết , cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng rẽ nước về thuỷ phủ bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh.
 - Song so với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì An Dương Vương không rục rỡ hoành tráng bằng bởi An Dương Vương đã để mất nước. Một ngưòi ta phải ngước mắt lên mới nhìn thấy, một người phải cúi xuống thăm thẳm mớii nhìn thấy. Đấy cũng là thái độ của tác giả dân gian dành riêng cho mỗi nhân vật.
- Chi tiết này có hai cách đánh giá: 
+ Mị Châu nặng về tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm với tổ quốc. 
+ làm theo ý của chồng là hợp với đạo lí.
- ý kíên một là đúng. Nỏ thần là tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với vua cha, với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Tội chém đầu là phải, không oan ức gì. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó, tuy hai nhưng là một cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc. Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá. Lông ngỗng có thể rắc cùng đường, nhưng Trọng Thuỷ cũng không thể cứu được Mị Châu.
HSPB: Đây là chỉ là một chút an ủi cho Mị Châu. Người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Nàng thực sự bị “Người lừa dối”.
=> Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hy sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. 
HSPB: Chi tiết “Ngọc trai - giếng nước “ không phải hình ảnh khẳng định tình yêu chung thuỷ bởi lẽ: Trọng Thuỷ là tên gián điệp đội lốt con rể. Hắn có thể có tình cảm với Mị Châu nhưng hắn không quên nhiệm vụ. Mưu đồ bành trướng xâm lược đã rõ. Hắn đã gây ra cái chết của An Dương Vương và Mị Châu, hắn phải tự tìm đến cái chết với xót thương, ân hận, dày vò. Vậy “Ngọc trai - Nước giếng” là oan tình của Mị châu đã được hoá giải. 
HSPB: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần nói: “Truyền thuyết của ta đều bắt nguồn từ cái lõi của lịch sử”. Nhân dân qua các thời đại đã gửi gắm vào đó tâm hồn thiết tha của mình.Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là: 
+ An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước.
+ An Dương Vương để mất nước.
Như vậy Rùa vàng, Mị Châu, Ngọc trai - Nuớc giếng chỉ là trí tưởng tượng của dân gian làm tăng thêm mối quan hệ với cốt lõi lịch sử.
III. Củng cố
- Ghi Nhớ ( Tham khảo SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan ban va dac diem cua van ban.doc