Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 24 đến tuần 30

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 24 đến tuần 30

TIẾT 107: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN

CỦA LA PHÔNG TEN

A. Mục tiêu cần đạt

 - Giúp học sinh cảm nhận được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy Phông nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận văn học có sử dụng phép lập luận so sánh đối chiếu

B Chuẩn bị : Thầy: Soạn nội dung tiếp theo.

 Trò: Học soạn bài, học bài.

C. Tiến trình lên lớp:

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:

 

doc 75 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 24 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn:10/2/2012
Ngày dạy: 13- 18/2/2012
tiết 107: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
của la phông ten
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh cảm nhận được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy Phông nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận văn học có sử dụng phép lập luận so sánh đối chiếu
B Chuẩn bị : Thầy: Soạn nội dung tiếp theo. 
 Trò: Học soạn bài, học bài. 
C. Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
Hình tượng chó sói
? Để xây dựng hình tượng chó sói, nhờ thơ làm như thế nào? Đã đưa ra tình huống gì?
- Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
+ Làm đục nước nguồn trên (dù cừu uống nước nguồn dưới)
+ Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu còn chưa sinh)
+ Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)
? Những điều vô lí ấy nói điều gì?
- Lời nói của sói thật vô lí. Đó là lời của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
? Chó sói được Buy Phông miêu tả ra sao?
- Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè  Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để kết bạn  Chó sói được Buy Phông miêu tả ra sao?
- Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè  Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để kết bạn  Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật lớn  Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng 
? ở đây, Buy Phông đã nhìn thấy những đặc điểm nào của chó sói?
- Những biểu hiện về bản năng sinh tồn, hoang dã của động vật ăn thịt.
? Theo em nhận xét Buy Phông về chó sói đúng không?Vì sao?
? Cái nhìn của Buy Phông về loài vật này mang dấu ấn khách quan, chính xác.
? Trong thơ của La Phông ten, chó sói hiện ra như thế nào?
- Sói là bạo chúa của loài cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại.
- Bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy gầy giơ xương, bộ dạng bị kẻ cướp xua đuổi  luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
? Qua đó, em thấy chúng mang đặc điểm gì? - Chó sói tàn bạo và đói khát.
? Tình cảm của La Phông ten đối với chúng như thế nào?
- Vừa ghê sợ vừa đáng thương.
? Em nghĩ gì về cảm nhận này?
Chân thực, gợi cảm xúc, vừa ghê sợ vừa thương cảm.
? Trong 2 cách nhìn trên về loài vật em thích cách nhìn nào hơn? Vì sao?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiến cá nhân.
? Học sinh đọc đoạn cuối văn bản? Tác giả đã bình luận về cách nhìn của nhà khoa học và nhà thơ như thế nào?
- Học sinh tóm tắt ý chính đoạn cuối.
? Em hiểu đầu óc, phóng khoáng hơn của nhà thơ như thế nào?
- Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến.
? Nhà thơ thấy và hiểu về con chó sói khác với nhà bác hoạc ở điểm nào?
- Một kẻ độc ác khổ sở, trộm cướp ngờ nghệch hoá rồ vì luôn bị đói.
? Từ đó em hiểu như thế nào về nhận định của tác giả? "nhưng một tính cách thì phức tạp". Học sinh thảo luận;
- Tính cách phức tạp là tính cách không đơn giản không đơn giản một chiều có nhiều biểu hiện khác nhau trong một tính cách.
- Nhà nghệ thuật thường cảm nhận và xây dựng những tính cách như thế trong tác phẩm. Điều này làm thành tính chân thực của sự phản ánh bằng nghệ thuật.
? Nhận xét cách nghị luận của tác giả trong đoạn văn bình luận này?
- Dùng phép so sánh đối chiếu để làm nổi bật quan điểm.
? So sánh đối chiếu giữa cách viết của La Phông Ten với Buy Phông nhằm mục đích gì? (Mục đích bình luận của tác giả là gì?)
- Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Lập luận dựa trên các luận cứ có sẵn trong văn bản, được so sánh đối chiếu.
 II. Đọc và tìm hiểu văn bản 
2. Hình tượng chó sói
- Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
- Lời nói của sói thật vô lí. Đó là lời của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
- Sói thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng 
- Sói là bạo chúa của loài cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại.
- Chó sói tàn bạo và đói khát.Vừa ghê sợ vừa đáng thương.
III. Tổng kết- Ghi nhớ sgk.
1. Nghệ thuật 
- Nhà nghệ thuật có cái nhìn về nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học 
- Trong khi phản ánh, nhà nghệ thuật htường bộc lộ thái độ qua cảm xúc.
- Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là tính cách phức tạp. 
2. Nội dung
IV. Luyện tập
4. Củng cố: giáo viên hệ thống lại bài về nhà học bài 
5. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập trong vở bài tập
Ngày soạn:10/2/2012
Ngày dạy: 13- 18/2/2012
Tiết 108: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh hiểu được và biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
- Cho học sinh thấy được nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí có ý nghĩa quan trọng với đời sống con người.
- Tích hợp với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Soạn bài học bài 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng?
? Qua văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten"H. Ten làm nổi bật vấn đề nghị luận gì
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? đọc văn bản:Tri thức là sức mạnh
- Học sinh đọc văn bản: 2 lần - 2 học sinh 
? Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? (Dựa vào bố cục của văn bản nghị luận)
	? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau?
- 3 phần	
+ Đoạn 1(Mở bài) Nêu vấn đề
+ Đoạn 2 + 3 (Thân bài) Biểu hiện của tri thức là sức mạnh (chứng minh)
ã Đ2: Tri thức cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu
ã Đ3: Tri thức là sức mạnh của Cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
+ Đoạn 4 (Kết bài) phê phán một số người không biết quý trọng tri thức sử dụng không đúng chỗ.
? Hãy quan sát lại văn bản, em đánh dấu những câu mang luận điểm chính.
- Học sinh thảo luận và đánh Đoạn 1: 4 câu của đoạn 1.
Đoạn 2: 	
+ Tri thức đúng là sức mạnh
+ Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.
+ Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?
Đoạn3: Tri thức cũng là sức mạnh Cách mạng.
Đoạn 4: Tri thức có sức mạnh to lớn như thế 
	 Họ không biết rằng  nhà tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực.
? Theo em, các luận điểm đã diễn đạt được rõ ràng dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
- Thể hiện rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết
? Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh.
* Giáo viên nhấn mạnh: Văn bản đã nêu lên một sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích.
? Qua văn bản vừa tìm hiểu, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
- Bài nghị luận về một một hiện tượng, sự việc đời sống: Là từ thực tế cuộc sống mà đưa ra ý kiến, thể hiện tư tưởng về vấn đề bàn luận
- Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng cách giải thích, chứng minh  làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận?
 * Tổng kết- Ghi nhớ: SGK/36. Học sinh đọc
 * Luyện tập:
 Bài tập1 sgk/36: Học sinh đọc văn bản "Thời gian là vàng"
? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
+ Nghị luận về giá trị của thời gian.
? Chỉ ra luận điểm chính của từng đoạn?
	+ Thời gian là sự sống
	+ Thời gian là thắng lợi
	+ Thời gian là tiền
	+ Thời gian là tri thức
? Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?
	- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh.
- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
Văn bản: Tri thức là sức mạnh
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
+ Đoạn 1(Mở bài) Nêu vấn đề
+ Đoạn 2 + 3 (Thân bài) Biểu hiện của tri thức là sức mạnh (chứng minh)
+ Đoạn 2: Tri thức cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu
+ Đoạn 3: Tri thức là sức mạnh của Cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
+ Đoạn 4 (Kết bài) phê phán một số người không biết quý trọng tri thức sử dụng không đúng chỗ.
- Bài nghị luận về một một hiện tượng, sự việc đời sống: Là từ thực tế cuộc sống mà đưa ra ý kiến, thể hiện tư tưởng về vấn đề bàn luận
- Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: Dùng cách giải thích, chứng minh  làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí.
2. Tổng kết-Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập1 sgk/36: 
+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về giá trị của thời gian.
+ Thời gian là sự sống
+ Thời gian là thắng lợi
+ Thời gian là tiền
+ Thời gian là tri thức
- Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh.
- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm.
4. Củng cố giáo viên hệ thống lại bài 
5. Hướng dẫn về nhà:Về nhà xem trước bài "Liên kết câu và liên kết đoạn văn" . Chỉ ra sự khác nhau về hiểu bài nghị luận, về yêu cầu và phương pháp làm bài của 2 đề văn sau:
* Đề 1: Thanh niên thời nay có 1 bộ phận không nhỏ thường lười học đang học bài bỏ đi chơi điện tử, bỏ đi lêu lổng  suy nghĩ của em về hiện tượng này?
* Đề 2: Hãy trình bày ý kiến của em về lời khuyên thanh niên của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi 
Ngày soạn:10/2/2012
Ngày dạy: 13- 18/2/2012
Tiết 109: liên kết câu và liên kết đoạn văn
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nắm được khái niệm liên kết, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học.
- Nhận biết được liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong tạo lập văn bản . 
- Tích hợp với văn học và tập làm văn
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Học bài 
C. Tiến trình lên lớp
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: ? Liên kết ở lớp 8 em đã đọc như thế nào?
3- Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt
Liên kết nội dung
- Đoạn văn sgk/42 - Giáo viên treo bảng phụ 
- Học sinh đọc đoạn văn
? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
- Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
? Hãy nhớ lại văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" chỉ rỗ nội dung nghị luận của văn bản ? (Chủ đề chung của văn bản là gì?)
- Chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ.
? Vậy nội dung bàn luận của đoạn văn em đọc có liên quan như thế nào tới chủ đ ...  kia sông hộ bố đặt chân lên vùng đất đó hộ mình ?
? khi con đi ở nhà Nhĩ như thế nào 
- Lê dần ra cửa sổ ngắm cảnh 
? Khiến những đứa trẻ hành xóm như thế nào 
- Huệ gọi các bạn ra giúp anh 
? Nhĩ qua sát những gì 
- Một cánh buồm gió căng phồng con đò mỗi ngày có một chuyến 
- Khúc sông mọi người đi lại tấp lập 
? Ông giáo về thấy Nhĩ ntn. Qua đây giúp em hiểu gì 
- Mặt mũi Nhĩ đang đỏ người anh run lẩy bẩy khác thường 
- Sắp qua đời Nhĩ vẫn yêu cuộc sống xung quanh 
? Bài này tác giả dùng Nghệ thuật gì
? Nêu nội dung tư tưởng của văn bản. 
- Thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những gì có ở xung quanh ta
I. Đọc tìm hiểu chung
- Tác giả.
- Tác phẩm
- Phương thức biểu đạt
- Bố cục
II. Đọc và tìm hiểu văn bản 
1. Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của Nhĩ 
- Cảnh thiên nhiên vừa gần gũi, vừa xa lạ. Nhĩ khát khao đươc sang đó. 
2. Cảm nghĩ và suy nghĩ của nhân vật nhĩ
- Nhĩ bị bệnh liệt toàn thân, anh sống hoàn toàn phụ thuộc vào vợ con. 
- anh tuyệt vọng thương vợ biết mình sống là chỉ làm khổ vợ con 
III. Tổng kết- Ghi nhớ. 
1. Nghệ thuật 
 - Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. 
- Chi tiết tiêu biểu làm cho lời văn sinh động 
2. Nội dung 
IV. Luyện tập 
n 
 4. Củng cố: Cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ, ý nghĩa triết lý được Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua văn bản này.
 5. Hướng dẫn về nhà: Cảm nhận về nhân vật Nhĩ qua văn bản Bến Quê.
Ngày soạn: 23/3/2012
Ngày dạy: 26- 31/3/2012
Tiết 137: ôn tập tiêng việt lớp 9
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình kỳ hai: Khởi ngữ , Các thành phần biệt lập , Liên kết câu.
- Rèn kỹ năng xác định các thành phần khỏi ngữ, biệt lập, Các biện pháp liên kết câu 
B. Chuẩn bị: Thầy: soạn giáo án 
 Trò: Ôn tập ở nhà
C. Tiền trình lên lớp
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bàimới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài 
Giáo viên kẻ bảng hướng dẫn học sinh 
điền từ ngữ in đậm vào ô trống cho thích hợp 
? Học sinh lên bảng điền các học sinh khác làm vở 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bài tập 1
Kẻ bảng tìm thành phần khởi ngữ và biệt lập 
Khởi ngữ
tính thái
Gọi đáp
Cảm thán
Phụ chú
Xây cái lăng ấy 
Dường như
Thưa ông
Vất vả quá 
Những người con gái như vậy 
? Học sinh đọc sgk 
? Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
? Hãy xác định ý nghĩa của các từ in đậm trong ba đoạn trích 
- Học sinh làm bài tập 3-5 phút 
- Học sinh lên bảng chữa bài 
? Chỉ ra các phép liên kết đã học
Gồm có 4 phép 
- Phép nối 
- Phép lặp 
- Phép thế
- Phép liên tưởng 
Bài tập 2
A, Nhưng , nhưng rồi ( phép nối)
B, cô bé –cô bé ( phép thế )
C, thế ( phép thế )
Bài tập 3
Lặp từ ngữ 
Cô bé – cô bé --đồng nghĩa ..không 
Thế cô bé ,nó thế 
Nối ,nhưng ,nhưng rồi 
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài 
5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà làm các bài còn lại soạn bài tiếp theo
Ngày soạn: 23/3/2012
Ngày dạy: 26- 31/3/2012	
Tiết 138: ôn tập tiếng việt lớp 9
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình kỳ hai: Khởi ngữ , Các thành phần biệt lập , Liên kết câu.
- Rèn kỹ năng xác định các thành phần khỏi ngữ, biệt lập, Các biện pháp liên kết câu 
B. Chuẩn bị
Thầy soạn bài 
Trò soạn học bài
C. Tiền trình lên lớp
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bàimới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Học sinh đọc bài tập 
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu 
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
? Để sử dụng nghĩa từng minh và hàm y có điều kiện gì 
- Người nói người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói 
- Người nghe người đọc có năng lực giải đoán hàm ý 
? Học sinh làm Bài tập 1 sgk
- Hàm ý câu nói của người ăn mày 
“địa ngục” là chỗ ở của các ông ( người nhà giàu )
Bài tập 2
? Học sinh đọc sgk
Học sinh làm sau đó chữa 
A. “tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp ” có thể hiểu là: Đội bóng huyện chơi không hay
Hoặc tôi không muón bình luận về việc này 
- Người nói có vi phạm phương châm quan hệ 
B. Câu nói tớ báo cho chi rồi ý tớ chưa báo cho cho nam và tuấn người nói có ý vi phạm phương châm về chất 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
- Khái niệm.
- Ví dụ:
Bài tập1
- Hàm ý câu nói của người ăn mày: “địa ngục” là chỗ ở của các ông ( người nhà giàu )
Bài tập 2
- Câu: "Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp ” có thể hiểu là: Đội bóng huyện chơi không hay
Hoặc tôi không muón bình luận về việc này 
B. Câu nói tớ báo cho chi rồi ý tớ chưa báo cho cho nam và tuấn người nói có ý vi phạm phương châm về chất 
Bài tập: Viết một đoạn văn có xử dụng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý 
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài 
5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà làm các bài còn lại soạn bài tiếp theo
Ngày soạn: 23/3/2012
Ngày dạy: 26- 31/3/2012
Tiết 139: LUYệN NóI:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc háp dẫn những cảm nhận đáng giá của mình về một đoạn thơ bài thơ
- Rèn kỹ năng lập dàn ý, tìm ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. 
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Soạn, học bài
C. Tiền trình tổ lên lớp
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Học sinh đọc sgk
 Phân tích tìm hiểu bài bếp lửa 
? Bài thơ bếp lửa được sáng tác vào năm nào 
- Được tác giả sáng tác khi tác giả xa quê hương
? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sóng thuộc thời kỳ nào của đất nước 
- Đất nước có chiến tranh bố mẹ tác giả xa nhà đi chiến đấu tác giả ở nhà với bà 
? Hình ảnh ấy gợi trong lòng nhà thơ tình cảm gì 
- Tình cảm bà cháu tha thiết
- Cho học sinh làm bài đó gọi học sinh đọc
A. Mở bài 
Học sinh chuẩn bị viết phần mở bàiơtrong 1 phút 
- Học sinh đọc phần mở bài 
Gv tổ chức cho học sinh nhận xét và chốt lại
- Có thể làm như sau
 Thưa các bạn chúng ta đã được học và đọc nhiều bài thơ hay nhưng em thích nhất là bài thơ bếp lửa 
B. Thân bài 
- Học sinh chuẩn bị trong khoảng 15 phút (Mỗi nhóm một luận điểm)
- Cho học sinh đọc
- Học sinh khác nhận xét 
Gv: Rút kinh nghiệm, sau đó chốt lại
- Bếp lửa hình ảnh thân quen đối với mỗi gia đình Việt Nam 
- Tuổi thơ cảc tác giả gứn liền với bếp lửa 
- Tác giả được bà ngồi cạnh bếp lửa kể chuyện cho nghevà dạy cháu hai bà cháu chịu cuộc sống gin khổ 
Nhưng tình cảm bà cháu tha thiết đầm ám 
- Giờ đây tác giả đã trưởng thành đi du học ở nước ngoài 
- Tác giả tiếp xúc cuộc sống giàu sang nhưng không quên được hình ảnh bếp lửa ở quê nhà Vì ở đó có bà đang hướng về mình
C. Kết bài 
? Nêu yêu cầu của phần kết bài.
- Hs nêu, Gv yêu cầu học sinh làm bài, đọc bài.
- Giáo viên tổ chức cho Hs nhận xét và chốt lại.
Đề bài:
Phân tích tìm hiểu bài bếp lửa 
- Bài thơ được tác giả sáng tác khi tác giả xa quê hương
- Đất nước có chiến tranh bố mẹ tác giả xa nhà đi chiến đấu 
để tác giả ở nhà với bà nuôi 
A. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Bước đầu nhận định về bài thơ.
B. Thân bài 
- Bếp lửa hình ảnh thân quen đối với mỗi gia đình việt nam 
- Tuổi thơ cảc tác giả gứn liền với bếp lửa 
- Tác giả được bà ngồi cạnh bếp lửa kể chuyện cho nghevà dạy cháu hai bà cháu chịu cuộc sống gin khổ. Nhưng tình cảm bà cháu tha thiết đầm ấm 
- Giờ đây tác giả đã trưởng thành đi du học ở nước ngoài 
- Tác giả tiếp xúc cuộc sống giàu sang nhưng kkông quên được hình ảnh bếp lửa ở quê nhà vì ở đó có bà đang hướng về mình.
C. Kết bài 
- Em vô cùng khân phục tình cảm bà cháu 
- Em sẽ biết ơn bà ..
4. Củng cố: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục hoàn thiện bài viết. 
Ngày soạn: 23/3/2012
Ngày dạy: 26- 31/3/2012
Tiết 140: LUYệN NóI:
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc háp dẫn những cảm nhận đáng giá của mình về một đoạn thơ bài thơ
- Rèn kỹ năng lập dàn ý, tìm ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. 
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Soạn, học bài
C. Tiền trình tổ lên lớp
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đề bài: Phân tích bài thơ viếng lăng bác của Viễn Phương 
* Yêu cầu của đề
A. Mở bài 
- Giới thiệu được tác giả tác phẩm dẫn dắt đến văn bản ý khái quát của văn bản Viễn Phương nhà thơ lớn ông sáng tác nhiều tấc phẩm tiêu biểu là bài ..
Thể hiện tình cảm của viễn phương đối với Bác 
B.Thân bài 
- Khổ 1
+ Mở đầu bài thơ tác giả xưng mình là con sau bao năm xa cách nay về thăm người cha đó là tình cảm ruột thịt 
+ Tác giả đến lăng Bác rất sớm quan sát thấy hàng tre trong sương sớm hàng tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khất 
- Khổ 2.
+ Tác giả ví Bác như mặt trời đem lại hạnh phúc cho dân tộc 
+ Để nhớ tới Bác hàng ngày dòng người vô tận vào lăng viếng Bác dâng nên người những thành quả tốt đẹp nhất 
- Khổ 3
+ Khi vào lăng được chứng kiến Bác trong giấc ngủ vĩnh hằng lòng tác giả quặn đau.
+ lí chí thì tin rằng bác đã ra đi mãi mãi...
- Khổ 4 
+ Mai tác giả phải chia tay với Bác tác giả muốn biền thành chim hót quanh lăng biền thành bông hoa toả hương 
C. Kết bài
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân
- Tình cảm của tác giả là tình cảm của cả dân tộc đối với Bác 
I. Luyện nói
Đề bài: Phân tích bài thơ viếng lăng bác của Viễn Phương
II. Học sinh tập nói trên lớp
- Cần bảo đảm các ý sau
A. Mở bài 
- Giới thiệu được tác giả tác phẩm dẫn dắt đến văn bản ý khái quát của văn bảnViễn Phương nhà thơ lớn ông sáng tác nhiều tấc phẩm tiêu biểu là bài 
- Bài thơ thể hiện tình cảm của Viễn Phương đối với Bác 
B. Thân bài 
- Mở đầu bài thơ tác giả xưng mình là con sau bao năm xa cách nay về thăm người cha đó là tình cảm ruột thịt 
- Tác giả đến lăng Bác rất sớm quan sát thấy hàng tre trong sương sớm hàng tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khất 
- Tác giả ví Bác như mặt trời đem lại hạnh phúc cho dân tộc 
- Để nhớ tới Bác hàng ngày dòng người vô tận vào lăng viếng Bác dâng nên người những thành quả tốt đẹp nhất 
- Khi vào lăng được chứng kiến Bác trong giấc ngủ vĩnh hằng lòng tác giả quặn đau
Khổ 4 
- Mai tác giả phải chia tay với Bác tác giả muốn biền thành chim hót quanh lăng biền thành bông hoa toả hương 
C. Kết bài
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân
- Tình cảm của tác giả là tình cảm của cả dân tộc đối với Bác 
III. Tổng kêt : Giáo viên thu bài chấm 
4. Củng cố: Kỹ năng tập nói, viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục ôn tập kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
Ngày 26 tháng 3 năm 2012.
Đủ giáo án tuần 30.
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 2430.doc