Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm 2010

Tiết:126

Văn bản: MÂY VÀ SÓNG

 = Ta Go =

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêngcủa tình mẫu tử.

-Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: ảnh Ta Go.

 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK, tập vẽ tranh minh hoạ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết:126 
Văn bản: mây và sóng 
 = Ta Go =
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêngcủa tình mẫu tử.
-Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: ảnh Ta Go. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK, tập vẽ tranh minh hoạ.
C. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ và giới thiệu bài:
? Các em đã học những bài hát, bài thơ nào nói về tình mẹ con
Giáo viên mở bài hát “ Ru con”...
Từ việc gợi nhắc tình cảm thiêng liêng ấy, giáo viên vào bài.
HĐII: Bài mới: 
Ngoài những vấn đề trong SGK, giáo viên cung cấp thêm: TaGo là một nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình ( Trong 6 năm từ 1902 đến 1907 ông bị mất luôn 5 người thân). Điều đó phải chăng cũng là một nguyên nhân khiến tình cảm trở thành một đề tài quan trọng trong thơ ông.
 Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Đây là một bài thơ văn xuôi (không theo luật và không có vần). Nhưng nó có âm điệu nhịp nhàng, cho nên yêu cầu đọc đúng tinh thần đó.
Giáo viên đọc mẫu.
Gọi 3 học sinh đọc: Một em đọc lời dẫn và lời em bé, hai em đọc lời của những người trên mây và trên sóng.
? Tự đọc nhẩm bài thơ và tìm hiểu đặc điểm của bố cục?
? Em thấy việc xuất hiện từ “ Mẹ ơi!” chỉ ở phần thứ nhất, có phải là một dụng ý nghệ thuật không?
? Nếu bài thơ chỉ dừng lại ở phần 1 thì sao?
? Tuy trình tự tường thuật giống nhau song ý và lời không hề trùng lặp, em hãy chỉ ra điều đó?
? Xác định vị trí dòng thơ “ Con hỏi...” ở mỗi phần, từ đó nhận xét về thái độ của em bé?
? Theo em tính nhân văn sâu sắc nhất của bài thơ là ở đâu?
? Va em đã khắc phục bằng cách nào?
? ý nghĩa của việc tạo ra trò chơi với mẹ?
? Hãy nhận xét về cách chọn đối tượng trong bài thơ?
? Nhận xét về cách kết thúc bài thơ?
? Phân tích nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên?
? Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn lăn...”
? Ngoài ý nghĩa về tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm gì?
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
I- Chú thích:
- Học sinh nghe.
II- Đọc- hiểu văn bản:
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc theo hướng dẫn.
- Bố cục: Có thể thấy rõ 2 phần trình tự tường thuật của 2 phần đều giống nhau: 
- Thuật lại lời rủ rê của những người sống trên mây và trong sóng.
- Thuật lại lời từ chối của em bé và lí do từ chối.
- Thuật lại trò chơi do em bé sáng tạo ra.
- Chính vì thế mà ta có thể coi lần thứ 2 là đợt sóng lòng dâng lên lần thứ 2 của em bé.
-Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách. Đó chính là lí do tồn tại của phần 2. Phải có phần 2, phải trải qua những thử thách khác nhau, tình thương yêu của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
 - Tính hấp dẫn của 2 đối tượng thiên nhiên khác nhau, lời nói và thái độ của em bé khác nhau, tình cảm của mẹ cũng khác nhau. Mỗi cái ở phần 2 đều đậm hơn. 
- Em bé không từ chối ngay, chứng tỏ tình cảm của em rất chân thực và cũng ham chơi, phần nào đã bị lôi cuốn, song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui ấy với việc xa rời mẹ, tình yêu mẹ đã thắng...
- Đó chính là sự khắc phục ham muốn. 
- Tạo ra trò chơi với mẹ.
- Em khắc phục ham muốn nhất thời, không tìm cách lên mây và lên sóng, nhưng không có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt vời để hoà tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẹ... Trò chơi hay và thú vị hơn nhiều...
- Học sinh nêu.
- Một kết thúc viên mãn, tuyệt diệu - Học sinh đọc dòng thơ cuối.
* Tổng kết:
- Học sinh nêu.
- Đó là một hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí đậm đà: Mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai tách rời ra được, phân biệt và chia cách được. Cũng có nghĩa là tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.
- Cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rủ. Muốn khước từ chúng cần phải có những điểm tựa vững chắc và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Đọc lại bài thơ 2 lần.
 - Chuẩn bị bài ôn tập thơ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
===========================================================
 Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết127: ôn tập về thơ
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiên đạiViệt nam trong chương trình ngữ văn 9.
- Cũng cố tri thức về thể loại thơ trử tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn9 và các lớp dưới.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, một số bài tập trắc nghiệm trên phiếu học tập. Một số bài văn nghị luận thơ.
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu.
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Giới thiệu bài:
HĐII: Hướng dẫn ôn tập:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt nam.
Đây là bài tập đã chuẩn bị ở nhà, nên giáo viên chỉ kiểm tra một số em , kèm theo nhận xét bổ sung.
? Hãy sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn?
? Các tác phẩm thơ ấy thể hiện điều gì?
? Hãy nêu một số dẫn chứng tiêu biểu ở các bài đã học?
? Hãy chọn một vài tác phẩm có đề tài giống nhau để thấy điểm chung và nét riêng của mỗi tác phẩm?
? Tương tư em hãy tìm điểm chung và nét riêng 3 bài thơ “ Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và bài “ ánh trăng”?
? So sánh bút pháp sáng tạo thơ ở một số bài?
Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập trắc ngiệm trên bảng phụ.
Sau đó giới thiệu cho học sinh một số bài nghị luận thơ.
+1945-1954: Đồng chí.
+ 1954-1975: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò. Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
+ Sau1975: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
- Tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt nam suốt một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 , qua nhiều giai đoạn.
+ Đất nước và con người Việt nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất hào hùng.
+ Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc: Đó là tình yêu nước, yêu quê hương. Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ. Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người (Tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn).
- Học sinh nêu.
- Bài “ Khúc hát ru...” và bài “ Con cò”: Đều đề cập đến tình mẹ thắm thiết, cách thể hiện cũng có điểm tương tự: Dùng điêu ru, lời ru của mẹ...
Tuy nhiên cũng có những nét riêng: ở bài “Khúc hát ru...” thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với tình yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Còn bài thơ “ Con cò” khai thác và phát triển ý tứ bài thơ từ hình tượng con cò trong ca dao truyền thống để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru. 
Học sinh có thể so sánh với bài “ Mây và sóng”.
- Điểm chung: Đều viết về hình ảnh người lính cách mạng với vẽ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. 
Nét riêng: Đồng chí: Viết về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê ngèo khó, tình nguyện và hăng hái tham gia kháng chiến. Tình đồng chí của họ dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẽ gian lao, thiếu thốn và cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẽ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ làm nỗi bật tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe, một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
“ánh trăng”: Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua chiến tranh, nay cuộc sống ở thành phố, trong hoà bình. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở vế đạo lí nghĩa tình thuỷ chung...
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm.
- Học sinh đọc.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : Giáo viên tổng kết tiết học và dặn các em chuẩn bị bài “ Nghĩa tường minh và hàm ý”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
===========================================================
 Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 128
nghĩa tường minh và hàm ý
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Nhận biét được 2 điều kiện sử dụng hàm ý:
Đó là người nói( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Và người nghe có năng lực giải đoán được hàm ý.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. Một vài đoạn hội thoại...
 - Học sinh: 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ:
? Thế nào là nghĩa tường minh?
? Thế nào là hàm ý?
Đặt hoặc dẫn một đoạn hội thoại trong đó có chứa những câu chứa hàm ý. Chỉ rõ các hàm ý đó.
HĐII: Bài mới:
( Gọi học sinh đọc đoạn trích trong SGK)
Giáo viên ghi vào bảng phụ những câu in đậm.
? Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý như thế nào?
? Tại sao chị Dậu không nói thẳng ra với con?
? Và vì sao chị lại phải nói tiếp câu thứ 2?
? Vậy hàm ý trong câu thứ 2 như thế nào?
? So với câu thứ nhất thì hàm ý trong câu thứ 2 này như thế nào? Cái Tý có hiểu được không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
? Theo em những hàm ý trên thành công nhờ vào người nói hay người nghe?
GV: nêu một vài tình huống trên bảng phụ- Cho học sinh tạo các lời nói có hàm ý và những em khác giải hàm ý.
? Từ những ví dụ trên, theo em để sử dụng hàm ý thành công cần có những điều kiện nào? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt giải bài tập.
Yêu cầu học sinh nêu được =>
H: Hàm ý của câu in đậm là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Chú ý: Phải dùng câu có hàm ý từ chối theo yeu cầu của bài tập.
GV: Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: "Không biết có ai muốn chơi với bon tớ không?" hoặc "Chơi với bon tớ thích lắm đấy".
- Học sinh làm việc cá nhân
I- Điều kiện sử dụng hàm ý
Học sinh đọc.
- Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.
- Đây là điều đau lòng chị, chị không thể nói thẳng ra được.
- Vì chị nói câu thư nhất cái Tý vẫn chưa hiểu hết hàm ý.
- Hàm ý trong câu thứ 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài.
- Hàm ý câu này rõ hơn. Cái Tý đã hiểu rõ “ Nó giẫy nẫy” và câu nói “ U bán con thật đấy ư?”.
- Cả chị Dậu (người nói): Biết tạo câu nói có hàm ý. Và cái Tý( người nghe): Biết giải hàm ý đó.
- Người nói( người nghe) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe( n ... g tỏ vấn đề trên.
bài làm
I/. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
II/. Tự luận:........................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 28.doc