Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm học 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm học 2011

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

(tiếp theo)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.

2. Kỹ năng: Giải đoán và sử dụng hàm ý.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án

 Trò: Soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu văn bản

C.Phương pháp:

Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.

D. Tiến trình lên lớp

1- ổn định tổ chức

II- Kiểm tra bài cũ: (15 phút).

 Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Đáp án:

 * Yêu cầu về hình thức: Trình bày bằng một văn bản ngắn, diễn đạt lưu loát, chính xác về ngôn từ và chính tả. ( 2 điểm)

 * Yêu cầu về nội dung: Phân tích được các hình ảnh sự vật thiên nhiên chuyển mùa tinh tế ( hương ổi, gió se; sương chùng chình.ấcccs từ láy gợi hình biểu cảm, phép nhân hoá sự vật sống động); trạng thái cảm xúc của nhà thơ: ngỡ ngàng, mơ hồ chưa tin hẳn ( bỗng, hình như) - cảm nhận thiên nhiên chuyển mùa tinh tế bằng sự rung động tâm hồn, qua khứu giác, xúc giác, thị giác ( 8 điểm).

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tuần 28 - Tiết 131
Nghĩa tường minh và hàm ý 
(tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
2. Kỹ năng: Giải đoán và sử dụng hàm ý.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án 
 Trò: Soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu văn bản
C.Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: (15 phút).
 Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Đáp án: 
 * Yêu cầu về hình thức: Trình bày bằng một văn bản ngắn, diễn đạt lưu loát, chính xác về ngôn từ và chính tả. ( 2 điểm)
 * Yêu cầu về nội dung: Phân tích được các hình ảnh sự vật thiên nhiên chuyển mùa tinh tế ( hương ổi, gió se; sương chùng chình.ấcccs từ láy gợi hình biểu cảm, phép nhân hoá sự vật sống động); trạng thái cảm xúc của nhà thơ: ngỡ ngàng, mơ hồ chưa tin hẳn ( bỗng, hình như) - cảm nhận thiên nhiên chuyển mùa tinh tế bằng sự rung động tâm hồn, qua khứu giác, xúc giác, thị giác ( 8 điểm).
III - Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: PP vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
*Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc.
? Nêu hàm ý cuả 2 câu in đậm.
? Vì sao chị Dậu lại không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? 
( Học sinh thảo luận, nêu ý kiến)
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy.
? Chi tiết nào trong đoạn trích chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ.
* Giáo viên: Như vậy cả hai câu nói của chị Dậu đều có chứa hàm ý - Chị Dậu đã có ý thức đưa hàm ý vào câu nói nhưng không phải câu nào người nghe (cái Tí) cũng giải đoán được.
? Vậy theo em để sử dụng một hàm ý cần có những điều kiện nào?
* GV chốt bài học.
* Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động II: PP thực hành, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. KT động não, nhóm.
1. Bài tập 1:
 -Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 -Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
 ? Người nói, người nghe câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
*Yêu cầu học sinh đọc bài tập2 
-HS thảo luận nhóm,đại diện trả lời.
? Hàm ý trong câu in đậm là gì?
? Vì sao em không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý?
? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
? Từ bài tập 2 em hãy rút ra nhận xét, muốn sử dụng hàm ý thành công cần có những điều kiện gì?
- Người nghe phải chịu công tác với người nói.
- Người nói phải nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe.
3. Bài tập 3: Điền câu trả lời thích hợp có chứa hàm ý.
( cá nhân trả lời.)
4.HS đọc yêu cầu bài tập 4
 -Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
5. Bài tập 5: HSđọc yêu cầu bài tập
-TR/ bày cá nhân
A. Lí thuyết:
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
1. Phân tích ngữ liệu: (tr.90)
- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi" 
đ Hàm ý : Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.
-> Đây là điều đau lòng chị Dậu không thể nói thẳng ra một cách trực tiếp.
- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" 
đ Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài. 
-> Hàm ý này nói rõ hơn vì cái Tí không hiểu được câu nói thứ nhất, nên nó mới hỏi mẹ nó "Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu" 
- Sự "giãy nảy" và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí "U bán con thật đấy ư?" chứng tỏ cái Tí đã hiểu ý mẹ.
=> 2 điều kiện:
-Người nói( viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
-Người nghe( đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
2. Ghi nhớ( sgk-91)
B. Luyện tập:
1. Bài tập 1: 
a) 
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là cô gái và ông hoạ sĩ.
- Hàm ý của câu là "Mời bác và cô vào uống nước" 
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết "Ông theo liền anh thanh niên vào nhà" và "ngồi xuống ghế" 
b) - Người nói: anh Tấn, người nghe: chị hàng đậu.
- Hàm ý của câu "Chúng tôi không thể cho được" 
c) - Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
-> Hàm ý là "Mát mẻ - diễu cợt" Quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc như vậy ư? Hãy chuẩn bị một sự báo oán đích đáng 
2.BT2:(92)
+ Câu "Cơm sôi rồi nhão bây giờ"! hàm ý của bé Thu là nhờ ông Sáu "Chắt giùm nước để khỏi nhão". ( Dùng hàm ý đã có lần trước+ thời gian bức bách)
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì "Anh Sáu ngồi im" tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu)
3.Bài tập 3: 
-Mình bận ôn thi; Mình phải đi thăm mẹ...
4. Bài tập 4:
-qua so sánh: Hi vọng- Con đường
-> Hàm ý: tuy hi vọng nhưng không thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thì sẽ thực hiện được.
5. Bài tập 5:
Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng "Bọn tớ chơi" 
- Câu hàm ý từ chối là hai câu "Mẹ mình đang đợi mình ở nhà" .
"Làm sao mình có thể rời mẹ mà đến được" 	
IV. Củng cố: Điều kiện sử dụng hàm ý trong giao tiếp.
V. Hướng dẫn về nhà: Học bài làm bài sgk 
- Tiết sau: Trả bài TLV số 6; chuẩn bị bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng + chuẩn bị kiểm tra Văn ( phần thơ) 45 phút.
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 132
trả bài tập làm văn Số 6 (Viết ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Nghị luận một tác phẩm truyện( đoạn trích)
2.Kĩ năng: Hs nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình, biết khắc phục và sữa chữa các lỗi.
-Có kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3.Thái dộ: Tích cực học tập đạt kết quả cao nhất.
B. Chuẩn bị: 
 -Thầy: Chấm, trả tập bài cho Hs 
 -Trò: ôn lại cách làm bài nghị luận về t/ phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 
C.Phương pháp: Nêu vấn đề; phân tích, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 	
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 *GV chép lại đề - Hs đọc, nhớ lại bài làm . 
? Đề yêu cầu những gì.
( HS bộc lộ)
? Nêu cách lập dàn bài 3 phần : MB, TB, KB em làm như thế nào.
(Hs bộc lộ)
-GV cung cấp đáp án.
I.Đề bài: 
 Suy nghĩ của em về tình cha con trong đoạn trích: " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
 Đáp án biểu điểm :
1. MB: (0,5 điểm)
- G/ thiệu tác giả, t/ phẩm, tình cha con trong h/ cảnh éo le của chiến tranh qua nhân vật bé Thu và anh Sáu.
2.TB: 
 * Về nội dung: Từ sự việc, nhân vật trong t/p trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nhân vật, khẳng định tình cha con sâu sắc trong t/ p.
+ Nhân vật bé Thu: diễn biến tâm lí phù hợp tình tiết truyện: 
- Không nhận anh Sáu là cha với thái độ: sợ hãi bỏ chạy, lảng tránh, nói trổng, không nhờ vả, không nhận sự quan tâm của anh Sáu: hất trứng cá, vùng vằng bỏ về nhà bà ngoại. ( 2 điểm)
- Khi nhận ra cha do được bà ngoại giảng giải, tình cảm bộc lộ mãnh liệt yêu thương cha thì đã phải chia tay cha. (2 điểm)
+ Nhân vật anh Sáu:
- Mong nhớ con, thèm được con gọi một tiếng " ba". Đau đớn, hụt hẫng khi bé Thu không gọi "ba" mà bỏ chạy (1 điểm)
-Ba ngày phép quanh quẩn bên con để được gần con và quan tâm đến con, thái độ kiên nhẫn chờ đợi, không chịu được đã đánh con khi bé Thu tỏ thái độ ương ngạnh "cứng đầu". Thất vọng khi bé Thu vùng vằng bỏ về bà ngoại. (1 điểm)
-Khi chia tay: Bé Thu đã nhận anh là ba với tình cảm xúc động. (1 điểm)
-ở nơi chiến trường: thương nhớ, làm chiếc lược ngà tặng con và đó là kỉ vật minh chứng cho tình cha con sâu sắc.( 1 điểm)
3. KB: Khẳng định được tình cảm cha con sâu sắc. Trong h/ cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm ấy càng được bộc lộ thể hiện đạo lí sống tốt đẹp của con người trong mỗi gia đình Việt Nam và trong bất kì hoàn cảnh nào.(0,5 điểm)
 II. Nhận xét chung :
1. Ưu điểm:
- Nắm được pp làm bài nghị luận ( đoạn trích), bám sát đề.
-Trình bày diễn đạt tương đối tốt ( sạch sẽ, lưu loát).
-Làm nổi bật được tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le ( anh Sáu- bé Thu).
-Không có điểm < 5; Không có điểm 9, 10.
2. Hạn chế:
-Một số em còn sai chính tả ( chủ yếu ở 9D2).
-Có em chỉ thiên về tình cảm của anh Sáu, suy nghĩ về tình cảm của bé Thu chưa được sâu sắc.
 III. Chữa lỗi cụ thể:
Tên HS
Lỗi sai
Ng/ nhân
chữa
-P. Hiếu
-T.Hường
-Nam Sơn
-Giang Anh
-Anh Tú
-Thế Anh
Chính tả: 
 - nên đường
- trào đời
- câu truyện, ray rứt, nge
- lăn nộn
- trồng con
- ngương mặt
-p/âm ngọng 
- p/âm ngọng - p/âm ngọng - p/âm ngọng - p/âm ngọng - lẫn lộn âm 
- lên đường
- chào đời
- chuyện, day dứt, nghe
- lăn lộn
- chồng con
- gương mặt
 IV.Đọc bài viết tốt: Hường, Linh; Hằng, Ngà
V.Trả bài, gọi điểm - Kết quả:
lớp
sĩ số
0 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
> TB
Ghi chú
9D1
24
0
0
0 
24 
0 
 24 =100%
9D2
44
0
0
0 
44 
0 
44 =100% 
IV. Củng cố: 
 Kiến thức đã học, kĩ năng làm bài nghị luận vè tác phẩm truyện( đoạn trích).
V. HDVN: Chuẩn bị: Tổng kết văn bản nhật dụng. Xem và liệt kê lại toàn bộ phần văn bản nhật dụng vào vở bài soạn từ lớp 6 đ 9.
 E. RKNBD:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 133-134
 tổng kết phần văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:Giúp học sinh : 
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nó
- Nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng:
-Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
-Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án 
 Trò: Xem lại các văn bản nhật dụng đã học (lớp 6->9) .
C.Phương pháp: 
Vấn đáp, hệ thống hoá kiến thức, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
III- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tiết 1:
? Thế nào là văn bản nhật dụng
- Hs trả lời ( sgk-94)
? Văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì ?
? ý nghĩa về văn chương.
? Kể tên các bài văn bản nhật dụng đã học. ( sgk-94). Viết về những đề tài gì?
? Nhận xét nội dung đề tài VBND.
- Đề tài: của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những  ... ật dụng.
-GV chốt ghi nhớ
-Học sinh đọc ghi nhớ( sgk-96)
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
- "Khái niệm văn bản nhật dụng Không phải là khái niệm thể loại,cũng không chỉe kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài, và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi." 
+ Đề tài phong phú: thiên nhiên, môi trườg, văn hoá xã hội.
+ Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá....
+ Tính cập nhật: 
- Giá trị văn chương: người đọc thấm thía tới về tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề mà văn bản đề cập.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
-Nội dung phản ánh: Di tích lịch sử; danh thắng; quan hệ giữa con người với thiên nhiên; môi trường; giáo dục; về vai trò của người phụ nữ; tệ nạn ma tuý, thuốc lá; quyền sống của con người; bảo vệ hoà bình thế giới; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đề tài: của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hàng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
- Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm.
- Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết chỉ thị của Đảng và nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế (Thế giới quan tâm)
III. Hình thức văn bản nhật dụng:
- Hình thức đa dạng: thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận...
-Phương thức biểu đạt: 
+tự sự- miêu tả
+thuyết minh- miêu tả
+Tự sự- miêu tả- biểu cảm
+ thuyết minh-nghị luận- biểu cảm
+sử dụng nhiều yếu tố nghị luận. ( thông tin Ngày Trái Đất năm 2000; Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và pt của trẻ em)
-Một số VBND có giá trị như một t/p văn chương.
IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng:
1. Đọc hiểu chú thích: nghĩa từ ngữ ; hiểu các sự kiện liên quan vấn đề nhật dụng.
2. Liên hệ vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.
3. Có kiến giải riêng và đề xuất những kiến nghị, giải pháp.
4. Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ.
5. Căn cứ vào đặc điểm hình thức văn bản và phương thứcbiểu đạt trong lúc phân tích nội dung.
* Ghi nhớ: ( sgk-96)
 IV. Củng cố: 
- Văn bản nhật dụng, đặc điểm của văn bản nhật dụng, yêu cầu về nội dung, hình thức của văn bản nhật dụng.
- Kẻ bảng hệ thống văn bản nhật dụng đã học:
( theo mẫu sau): => đề cương.
Lớp
Tên bài
T/loại
PTBĐ
Nội dung chính
Nghệ thuật
6
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí
Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hao hùng bi tráng của Hà Nội. Tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi trở thành một nhân chứng lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà của cả nước.
- Phép nhân hoá dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu
6
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Viết thư
Nghị luận kết hợp b/cảm
thuyết minh
Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của tổng thống Mĩ Phreng Klin, thủ lĩnh của người da đỏ Xi-ớt tơn: con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như mạng sống của chính mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân loại.
Giọng văn truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh nhâ hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng.
6
Động Phong Nha
Bút kí
Thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm
Động Phong Nha ở miền Tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất "Đệ nhất kì quan" Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như thắng cảnh (được UNESCO công nhận là di sản VHTgiới).
Tả kể theo trình tự từ ngoài vào trong .
- Từ khái quát đến chi tiết cụ thể.
- Kết hợp với những lời bình của nhà thám hiểm.
7
Cổng trường mở ra
Tuỳ bút
Biểu cảm kết hợp tự sự
Tấm lòng yêu thương và tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng. Khắc hoạ tâm lí nhân vật rõ nét
7
Mẹ tôi
Tuỳ bút
Biểu cảm kết hợp tự sự
Qua bức thư của người bố viết cho con, thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
Lời nói chân thành sâu sắc của người bố
7
Ca Huế trên sông Hương
Bút kí
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Cố đô Huế không phải chỉ nổi tiếng ở danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bài thởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình . Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Miêu tả chân thực và sinh động, giàu yếu tố biểu cảm.
- Sự am hiểu tinh tế của người viết về một di sản văn hoá dân tộc.
8
Thông tin về trái đất năm 2000 - Tài liệu của Sở KHCN Hà Nội
Thông báo
Nghị luận kết hợp thuyết minh
Lời kêu gọi bình thường "Một ngày không dùng bao ni lông" được truyền đạt bằng hình thức rất trang trọng "Thông tin về trái đất năm 2000" Điều đó cùng với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao ni lông, việc lợi ích giảm bài thớt chất thải ni lông, việc lợi ích giảm bài thớt chất thải ni lông đ cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất
Giới thiệu chi tiết cụ thể, số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ kết hợp với yếu tố biểu cảm nên tính thuyết phục cao
8
Ôn dịch thuốc lá
Xã luận
Thuyết minh kết hợp nghị luận, biểu cảm.
Giống như ôn dịch nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khoẻ con người, gây tác hại nhiều mặt với cuộc sống gia đình và xã hội.
Số liệu cụ thể chính xác.
Bằng cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể so sánh bằng nhiều yếu tố biểu cảm, đầy tính thuyết phục
8
Bài toán dân số
Nghị luận
Nghị luận kết hợp tự sự, thuyết minh
Đất đai không sinh thêm, con người càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra buộc người đọc phải liên tưởng suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới nhất là các nước chậm phát triển.
Đưa ra câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà thông thái làm cơ sở cho việc lập luận thêm chặt chẽ.
Các số liệu cụ thể chính xác.
9
Phong cách Hồ Chí Minh
Nghị luận
Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí mInh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại giữa vĩ đại và giản dị.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu sắp xếp mạch lạc, phù hợp, hài hoà.
9
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Xã luận
Nghị luận kết hợp biểu cảm
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thế giới và sự sống trên thế giới sự sống trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém và cướp di của thế giới những điều kiện để phát triển, để nhân loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật.
Lập luận chặt chẽ tính xác thực cụ thể và nhiệt tình của tác giả.
9
Tuyên bố thế giới về ... của trẻ em
Nghị luận
Nghị luận kết hợp thuyết minh
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
Bố cục mạch lạc, hợp lí .
V. HDVN: 
-Ôn lại phần thơ-> Chuẩn bị cho gờ sau: Kiểm tra Văn phần thơ ( 45 phút) .
E. RKNBD:
.................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.................................................................................................................................. 
 ------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 135
 kiểm tra văn (Phần thơ)
I. Mục đớch đề kiểm tra:
-Kiến thức: Kiểm tra phần thơ đó học. Đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh qua bài làm.
-Kĩ năng : trỡnh bày bài kiểm tra theo hỡnh thức tự luận .
-Giỏo dục ý thức làm bài nghiờm tỳc, để đạt kết quả cao nhất. 
II.Hỡnh thức đề kiểm tra:
-Hỡnh thức kiểm tra: tự luận.
-Cỏch thức thực hiện: Học sinh làm bài tại lớp - Thời gian: 45 phỳt.
III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Viếng lăng Bỏc
Nờu được cỏc hỡnh ảnh ẩn dụ
- Giá trị hỡnh ảnh ẩn dụ
-Số câu
-Số điểm
- Tỉ lệ
- 1 
- 1 
- 10%
1 
1đ
10%
-2 cõu
-2đ
-20%
Sang thu
Trỡnh bày được ý nghĩa 2 cõu thơ cuối
-Số câu
-Số điểm 
-Tỉ lệ
1 cõu 
3 đ
30%
1 cõu
3 đ
30%
Mựa xuõn nho nhỏ
Viết một văn bản ngắn trỡnh bày cảm nhận về đoạn thơ.
-Số câu
-Số điểm 
-Tỉ lệ
- 1
- 5đ
- 50%
-1 cõu
-5đ
-50%
Tổng số cõu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1 cõu
1đ
10%
 1 
1đ
10%
1 cõu 
3 đ
30%
1 cõu
5đ
50%
4 cõu
10đ
100%
IV. Đề kiểm tra: 
Cõu 1(2 đ)
a. Chỉ ra hỡnh ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
 (Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
 b. Trỡnh bày ý nghĩa của ẩn dụ trong câu thơ đó.
Cõu 2 ( 3 đ): Em hiểu như thế nào về 2 cõu cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
Cõu 3 ( 5 đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ đầu bài thơ "Mựa xuõn nho nhỏ" của Thanh Hải.
V. Đỏp ỏn- Biểu điểm
Cõu 1: ( 2 điểm)
a. Hình ảnh " mặt trời" trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ. ( 1 đ) 
b. ý nghĩa: Ca ngợi sự lớn lao vĩ đại của Bác....	(1 đ )
Cõu 2: ( 3 điểm)	
- Hai cõu thơ sử dụng phộp tu từ ẩn dụ	(1 đ)
- "Sấm" là biểu tượng cho những biến động ngoại cảnh bất thường của cuộc sống. " hàng cõy đứng" tuổi là biểu tượng cho những con người đó từng trải. (1 đ)
- Những con người đó từng trải trong cuộc sống thỡ sẽ khụng cũn bị bất ngờ trước những biến động của cuộc đời.	(1 đ )	
Cõu 3: ( 5 điểm)
- Hình thức: Trình bày bằng một văn bản ngắn, diễn đạt rừ ràng. (1 đ )
- Nội dung: Cảm nhận được đoạn thơ khắc họa một bức tranh xuõn đầy màu sắc õm thanh( dũng sụng xanh, bụng hoa tớm, tiếng chim chiền chiện.). (1,5 đ)
- Thể hiện cảm xỳc say sưa ngay ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của mựa xuõn (ẩn dụ: Từng giọt long lanh rơi / Tụi đưa tay tụi hứng...). (1,5đ)
- Qua đú thấy được tõm hồn tinh tế, yờu thiờn nhiờn đất nước, yờu cuộc sống của nhà thơ.(1đ)
IV. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương ( phần tiến Việt)
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(42).doc