Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 - Trường THCS Cộng Hoà

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 - Trường THCS Cộng Hoà

Tuần 29 THƠ ĐƯỜNG

ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nắm chắc hơn về ba tác giả thơ Đường được học trong Ngữ văn 7- tập I là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Hạ Tri Chương.

- Vận dụng các biện pháp Điệp ngữ; Chơi chữ khi nói, viết.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, sưu tầm ngữ liệu.

- HS : Đọc bài theo hướng dẫn.

C. Các hoạt động dạy - học:

 Ổn định lớp: KT sĩ số HS.

 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 - Trường THCS Cộng Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/03/2010
Tuần 29 Thơ Đường
Điệp ngữ, Chơi chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm chắc hơn về ba tác giả thơ Đường được học trong Ngữ văn 7- tập I là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Hạ Tri Chương.
- Vận dụng các biện pháp Điệp ngữ; Chơi chữ khi nói, viết.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, sưu tầm ngữ liệu.
- HS : Đọc bài theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy - học:
 ổn định lớp: KT sĩ số HS.
 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
 Bài mới:
 ? Kể tên các bài thơ Đường em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7- tập I.
 ? Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích.
? Nêu nội dung.
? Nghệ thuật đặc sắc của thơ Đường.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là điệp ngữ.
? Có mấy dạng điệp ngữ.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là chơi chữ.
? Có mấy lối chơi chữ.
 - HS trình bày.
 - Nhận xét, bổ sung.
I. Thơ Đường:
1. Nội dung:
- Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch: ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên.
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Lòng yêu quê hương sâu đậm, da diết.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: tình cảm nhân ái, vị tha vì con người.
2. Nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, điêu luyện.
- Nghệ thuật đối.
3. Luyện tập:
- Bài tập 1- SGK/128.
- Bài tập 1,2- SGK/134.
II. Điệp ngữ:
1. Điệp ngữ là gì?
- Ghi nhớ: SGK/152.
2. Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng).
3. Luyện tập:
- Bài tập 1,2,3,4- SGK, SBT.
III. Chơi chữ:
1. Thế nào là chơi chữ?
Ghi nhớ: SGK/164.
2. Các lối chơi chữ:
- Dùng từ ngữ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm( gần âm). 
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa; đồng nghĩa; gần nghĩa.
3. Luyện tập:
- Bài tập 1,2,3,4- SGK/166.
- Bài tập 1,2,- SBT.
D. Củng cố- hướng dẫn:
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về học bài, nắm chắc nội dung.
- Giờ sau: Tục ngữ; Rút gọn câu.
 ---------------------------------
NS: 29/03/2010
Tuần 30 tục ngữ
 Rút gọn câu
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc lòng các câu tục ngữ đó.
- Nắm được cách rút gọn câu, tác dụng của câu rút gọn.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, sưu tầm ngữ liệu.
- HS : Đọc bài theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy - học:
 ổn định lớp: KT sĩ số HS.
 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
 Bài mới:
? Tục ngữ là gì.
 ? Kể tên các chủ đề của tục ngữ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7- tập II.
 ? Đọc thuộc lòng một câu tục ngữ mà em thích.
? Câu tục ngữ đó thuộc chủ đề nào.
? Câu tục ngữ đố nêu lên kinh nghiệm gì của nhân dân ta.
? Tục ngữ có những đặc điểm gì về hình thức.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là rút gọn câu.
? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì.
 - HS trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
I. Tục ngữ:
1. Thế nào là tục ngữ?
- SGK/3.
2. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.
3. Tục ngữ về con người và xã hội:
 Luôn chú ý tôn vinhgiá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
4. Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:
- Ngắn gọn.
- Thường có vần, nhất là vần lưng.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, về nội dung.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
5. Luyện tập:
 Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt....
II. Rút gọn câu:
1. Thế nào là rút gọn câu?
- Ghi nhớ: SGK/15.
2. Cách dùng rút gọn câu:
- Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
3. Luyện tập:
- Bài tập 1,2,3,4- SGK/18.
- Bài tập 1,2- SBT.
D. Củng cố- hướng dẫn:
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về học bài, nắm chắc nội dung.
- Giờ sau: Văn bản nghị luận; Câu đặc biệt.
NS: 06/04/2010
Tuần 31 
Văn bản nghị luận
Câu đặc biệt
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu thờm về nội dung và nghệ thuật nghị luận( về lí lẽ, dẫn chứng, cách lập luận) của các văn bản nghị luận đã học. Học thuộc lòng một số đoạn văn hay.
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, sưu tầm ngữ liệu.
- HS : Đọc bài theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy - học:
 ổn định lớp: KT sĩ số HS.
 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
 Bài mới:
* Kể tên các văn bản NL đã học trong chương trình NV7.
* HS đọc.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 ? Đọc thuộc lòng một đoạn mà em thích.
HS trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của VB.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh trên những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác.
? Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là gì.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là gì.
? Theo tác giả Hoài Thanh, văn chương có nguồn gốc từ đâu.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là câu đặc biệt? Cho VD.
? Câu đặc biệt có tác dụng gì.
 - HS trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
I. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
2. Luyện tập: 
- Đọc thuộc lòng đoạn 1,2 SGK/24.
- Viết một đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mộ hình liên kết “ từđến”.
II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
 Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của TV trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
2. Luyện tập: 
- Tìm những dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của TV về ngữ âm, từ vựng trong các bài thơ, văn đã học ở các lớp 6,7.
III. Đức tính giản dị của Bác Hồ:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. ở Bác sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
2. Luyện tập: 
- Tìm một số VD để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.
IV. ý nghĩa văn chương:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, vừa có hình ảnh.
2. Luyện tập: 
- Đọc thêm SGK/ 63.
- Văn bản “ ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao.
V. Câu đặc biệt:
1. Thế nào là câu đặc biệt?
- Ghi nhớ: SGK/ 28.
2. Tác dụng của câu đặc biệt:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đén trong câu.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của SVHT.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
3. Luyện tập:
- Bài tập 1,2,3- SGK/29.
- Bài tập 1,2- SBT.
D. Củng cố- hướng dẫn:
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về học bài, nắm chắc nội dung.
- Giờ sau: Truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu TKXX; Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
 -------------------------------
NS: 17/04/2010
Tuần 32 
Truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu TKXX
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu thờm về nội dung phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và những thành công nghệ thuật trong truyện ngắn Sống chết mặc bay; Hiểu được giá trị của tác phẩm Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật với 2 nét tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Biết cách làm một bài văn lập luận chứng minh.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, sưu tầm ngữ liệu.
- HS : Đọc bài theo hướng dẫn.
C. Các hoạt động dạy - học:
 ổn định lớp: KT sĩ số HS.
 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
 Bài mới:
* Em đã được học những truyện ngắn hiện đại đầu TK XX nào trong chương trình NV7.
* HS đọc.
? Nêu giá trị nội dung Sống chết mặc bay. 
HS trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là gì.
? Nêu giá trị nội dung của VB.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là câu chủ động? Câu bị động? Cho VD.
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại là gì.
? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 - HS thảo luận, trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
? Nêu các bước làm một bài văn lập luận chứng minh.
* HS đọc.
? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên.
? Em sẽ làm theo các bước ntn.
I. Văn bản Sống chết mặc bay:
1. Giá trị nội dung:
- Lên án gay gắt tên quan phủ “ lòng lang dạ thú” và bày tỏ lòng thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của ND do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
2. Nghệ thuật:
- Tương phản và tăng cấp.
3. Luyện tập: 
- Bài tập 1,2 SGK/83
II. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
 Bằng giọng văn hóm hỉnh, sắc sảo và khả năng tưởng tượng, hư cấu Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu đã khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật với 2 nét tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Phápthuộc.
Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho TDP phản động ở Đông Dương, Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
2. Luyện tập: 
- Bài tập 1,2 SGK/95.
III. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Câu chủ động và câu bị động:
- Ghi nhớ SGK/57.
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Ghi nhớ SGK/64.
4. Luyện tập:
- Bài tập 1,2,3- SGK/65.
- Bài tập 1,2- SBT.
IV. Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Tìm hiểu đề và tìm ý.
Lập càn bài.
Viết bài.
Đọc bài và sửa chữa.
2. Luyện tập:
- Đề 1,2 SGK/51.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
D. Củng cố- hướng dẫn:
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về học bài, nắm chắc nội dung.
- Giờ sau: Ca Huế trên Sông Hương; Quan âm Thị Kính; Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu; Cách làm bài văn lập luận giải thích.
 ---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docphu dao hoc sinh yeu thoa.doc