Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 3 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 3 năm 2010

TIẾT 11 , 12

 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

A. Mục đích cần đạt

 Giúp HS :

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề baaor vệ , chăm sóc trẻ em.

 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng thế giớ đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản mang tính sâu sắc.

B. Tổ chức các hoạt động dạy học.

 1 Ổn định lớp

 2. Bài cũ:

Tóm tắt nội dung văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010 
tiết 11 , 12 
 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
a. mục đích cần đạt
 	Giúp HS : 
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề baaor vệ , chăm sóc trẻ em.
 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng thế giớ đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản mang tính sâu sắc.
b. tổ chức các hoạt động dạy học.
 1 ổn định lớp
 2. Bài cũ: 
Tóm tắt nội dung văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”
hoạt động của gv và hs
Hãy nêu xuất xứ của bản tuyên bố?
Gv yêu cầu HS đọc và giải các từ khó trong SGK. 
 H: Em hãy tìm và nhận xét bố cục của văn bản?
HS: Nêu nhận xét
GV: Bổ sung.
Mở đầu VB ( mục 1 và 2 ), bản tuyên bố đã nêu những lí do gì mà trẻ cần phải có quyền được sống, quyền được phát triển?
? Từ lí giải đó, bản tuyên bố nêu những quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em như thế nào?
? Thực trạng về thách thức đối với trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách nêu thực trạng thảm hoạ ở phần thách thức của văn bản?
? Tại sao lại gọi thực trạng đó là thách thức?
? Em hãy tóm tắt những thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?
 ? Sự liên kết đó sẽ tạo tạo ra các điều kiện thuận lợi cụ thể nào?
? Theo em, Việt nam đang có điều kiện thuận lợi nào để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?
Em hãy nêu vắn tắt những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đã đề ra. Nhận xét về nhiệm vụ đó?
? Em hãy xác định nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực?
* Hs thảo luận.
Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng vủa vấn đề được nêu trong văn bản?
Em hãy tóm tắt những nét nội dung và nghệ thuật của văn bản?
GV: Củng cố, dăn dò.
HS: Soạn "Các phương châm .."
 nội dung cần đạt
I. vài nét về văn bản
1. Xuất xứ. Ngày 30/9/1990 , tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Óc, Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em nhóm họp và tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển cảu trẻ em. Văn bản in trong “ Việt nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”. 
 II .đọc , giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
1. Đọc
2. Giải từ khó
3. Bố cục
 * Ngoài 2 mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này thì văn bản được phân làm 3 phần rõ rệt:
 Phần 1: (Sự thách thức, từ mục 3 đến mục 7) Nêu những thực tế, những con số vè cuốc sống khổ cực trên nhiều phương diện, và tình trạng rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới.
 Phần 2: (Cơ hội - gồm 2 mục 8 và 9) : Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.
 Phần 3( Nhiệm vụ – Gồm 8 mục còn lại) :Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em
3. Tìm hiểu nội dung văn bản
- Trẻ em đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
- Trẻ em luôn ham hiểu biết, ham hoạt động và có nhiều mơ ước
- Sự trưởng thành và tương lai của trẻ em tuỳ thuộc vào sự hoà hợp và tương trợ của XH, của GD.
- Trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình.
- trẻ em phải được chơi, được học và phát triển
- trẻ em phải được trưởng thành trong sự hoà hợp và tương trợ của XH, của GD
- Trẻ em hướng tới tương lai bằng việc thu nhận tri thức và mở rộng tầm nhìn qua XH, qua GD
 1 Sự thách thức. 
 - Bị trở thành nạn nhân và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài: sông tị nạn và tha hương; bị cưỡng bức từ bỏ gia đình; bị tàn tật; bị bóc lột và đối xử tàn nhẫn.
- Thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, mù chữ, dịch bệnh, môi trường xuống cấp.
- 40.000 trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật...
=> Nêu ngắn gọn, cụ thể đầy đủ và toàn diện
- Vì đó là những thảm hoạ nghiêm trọng và cụ thể, có nguy cơ phát triển, không dễ giải quyết của nhân loại- là vấn đề đã, đang và sẽ còn là những thách thức to lớn của nhân loại khi thực hiện quyền được sống được phát triển của trẻ em.
2. Cơ hội 
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao cảu cộng đồng quốc tế trên cơ sở công ước về quyền trẻ em đã có
 Có đủ phương tiện và kiến thức để chăm sóc và bảo vệ trẻ em, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả và cụ thể trên nhiều lĩnh vực: Bầu không khí chính trị cởi mở; kinh tế tăng trưởng; môi trường được bảo vệ; công bằng XH được phát huy; quỹ phúc lợi trể em được ưu tiên...
 * ở VN
- Đất nước được thống nhất, nhân dân sống trong hoà bình, tự chủ
- Các thành tựu khoa học kỹ thuật đang được phát huy mạnh mẽ.
- Quan hệ quốc tế ngày được mở rộng và phát triển
- Kinh tế tăng trương cao và đều.
- Sự quan tâm toàn diên và sâu sắc cảu Đảng và chính phủ.
3. Nhiệm vụ.
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
- trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn
- Tăng cường vai trò của phụ nữ và đảm bảo quyền bình đẳng của nam nữ
- Xã hội...
 - Gia đình...
- Nền kinh tế
- Nhận xét: Đây là những nhiệm vụ toàn diện và rất cụ thể. Xác định nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia.
* Tầm quan trọng:
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại, vì thế bảo vệ quyền lợi, chăm sóc đến sức khoẻ trẻ em là một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đàu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.
- Qua đó chúng ta biết được trình độ văn minh của một XH
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng với các định hướng và nhiệm vụ một cách cụ thể và toàn diện.
IV tổng kết
1. NT: 
- Văn bản có bố cục mạch lạc, hợp lí, các ý trong văn bản tuyên bố có mối quan hệ chắt chẽ với nhau.
2. ND: 
-Bảo vệ quyền lợi , chăm sóc đến sự phát triển của trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. 
............................&&&&&&&&&&......................
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010 
Tiết 13. Các phương châm hội thoại (tiếp)
a. mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm bắt được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.
 - Rèn kỹ năng hội thoại hợp với tình huống giao tiếp.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức 
 2. Bài cũ: 
? Cô Hà là GVthân quen hàng xóm của bà Ngân, thấy cô Hà xách cặp đi qua cổng, bà Ngân đon đã: 
- Cô Hà đi dạy học à.
Cô Hà: 
- Chào bà.
 Đáp xong, cô Hà đi thẳng, cả hai người không có gì băn khoăn.
? Trong trường hợp trên, cô Hà có vi phạm phương châm hội thoại về quan hệ không?Vì sao?
Gợi ý trả lời:
 Không vi phạm, vì trong trường hợp trên nghĩa thực của câu “ Cô Hà đi dạy học à” là một lời chào xã giao. Nếu cô Hà trả lời câu hỏi sẽ bị thừa.
?Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích và sửa lỗi cho đúng.
a - Với cương vị là quyền Giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí.
b - Thấy bạn đi chậm, Hà liền nói: - Cậu họ hàng gì với rùa phải không?
* Gợi ý trả lời:
 a, Vi phạm phương châm về lượng và phương châm lịch sự
 Chữa: thay mặt Giám đốc, hoặc “thay mặt các cán bộ trong xí nghiệp”
 b, Vi phạm phương châm lịch sự
 Chữa: nhanh lên bạn ơi, muộn lắm rồi.
3. bài mới.
Hoạt động của GV – HS
GV cho HS đọc truyện và trao đổi để trả lời
H: Em nhận xét gì về câu hỏi thăm của chàng rể?
? Chàng rễ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
* VD : Ban An đến nhà bạn Trường chơi nhưng bạn Trường đang ngủ, nhưng bạn An vẫn lôi bạn Trường đến để chào:
- Trường ngủ trưa à. 
H: Từ đó, em hãy rút ra bài học về cách sự dụng phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp?
Nội dung cần đạt
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
1. Đọc – Tìm hiểu truyện cười “Chào Hỏi”
- Trong trường hợp khác có thể coi là l/s, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này, người rễ đã quấy rối, gây phiền hà cho người khác -> không l/s.
-> Vi phạm phương châm l/s
-> Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huốn giao tiếp: (Nói với ai, nói khi nào? nói ở đâu? nói để làm gì?) 
II. những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
GV hướng dẫn HS điểm lại các VD đã phân tích trong tiết học trước.
? Trong tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ?
HS đọc đoạn đối thoại trả lời theo yêu cầu của SGK.
HS làm việc cá nhân trình bày
GV nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập, làm miệng và trình bày trước lớp.
Từ những bài tập trên, em hãy cho biết: Những trường hợp không tuân thủ theo phương châm hội thoại là như thế nào?
HS trả lời, rút ra kết luận và đọc phần ghi nhớ.
1. Làm các bài tập ở SGK
Bài tập 1 SGK tr37
- Tình huống trong phần phương châm l/s tuân thủ phương châm hội thoại.
- Các tình huống còn đều không tuân thủ phương châm hội thoại
Bài tập 2. ( tr 37)
 - Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ( không cung cấp lượng thông tin đúng như An mong muốn)
- Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác cái máy bay đó được chế tạo năm nào.Để tuân thủ phương châm về chất, người nói buộc phải nói chung chung.
Bai 3.( tr37)
 - Bác sỹ không nói thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân tức là không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mình tin là không đúng.
 - Vì không muốn cho người bệnh biết mức độ hiểm nghèo của căn bệnh.
-> Trong TH hợp này, không tuân thủ phương châm hội thoaị nhằm mục đích nhân đạo và cần thiết cho bệnh nhân. 
Bài tập 4. 
- Nếu xét nghĩa tường minh thì câu nói này không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng vì nó dượng như không cho người nghe thêm một thông tin nào.
 Xét về hàm ý, câu này có nội dung của nó: tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
 *Ghi nhớ: 
 Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
 Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nối muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một cách nào đó. 
. 
II. luyện tập
 Bài tập 1:
 - Ông bố đã không tuân thủ phương châm hội thoại cách thức. Đứa trẻ 5 tuổi không thể nhận biết Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói mơ hồ làm cho câu nói không có thông tin cần thiết.
Bài tập 2. 
 - Thái độ của Chân , Tay, Tai, Mắt là bất hoà với chủ nhà (lão miệng)
 - Lời nói của Chân, Tay không tuân thủ phương châm lịch sự, không thich hợp với tình huống giao tiếp.
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS chuẩn bị cho bài viết TLV số 1
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. 
............................&&&&&&&&&&......................
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010 
Tiết 14 , 15: Viết bài tập làm văn số 1
a. mục đích cần đạt
 	 Giúp HS: 
- Viết bài tập làm văn thuyết minh theo yêu cầu có sự dụng Biện pháp NT và miêu tả một cách có hiệu quả, hợp lí
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Đề bài: (HS chọn một trong hai đề)
Đề 1: Thuyết minh về cây cây đào trong ngày tết của người VN.
Đề 2: Cây lúa Việt Nam
 *) Yêu cầu: 
 - Giới thiệu về thú chơi hoa ngày tết cua người VN. Cần làm rõ thú vui của người chơi hoa (màu sắc, kiểu dáng, vị trí đặt hoa, cách trang trí và quan niệm về loài hoa trong ngày tết). 
*******************************
Ngày .tháng .năm 2010
Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày .tháng .năm 2010
Duyệt của tổ BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 3.doc