Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 năm 2010

Tiết:156

CON CHÓ BẤC

(Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" - G. Lân-đơn)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G. Lân-đơn khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài, Tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã"

 - Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu SGK

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010 
Tiết:156
con chó bấc
(Trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" - G. Lân-đơn)
A. Mục tiêu cần đạt: 
	 Giúp học sinh: 
- Hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của G. Lân-đơn khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương loài vật.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, Tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã"
 - Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
định hướng Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ
? Hoàn cảnh của Xi mông được tác giả giới thiệu như thế nào?
? Qua việc miêu tả nỗi đau của Xi mông, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
HĐII: Bài mới
- Gọi học sinh đọc chú thích SGK
? Em hãy nêu một vài nét chính về tác giả?
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.
? Theo gợi ý ở SGK, em hãy xác định bố cục cho đoạn trích.
? Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, hãy cho biết nhà văn muốn đề cập đến vấn đề gì?
? Thoóc-tơn và Bấc gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
? Những ông chủ trước đối xử với Bấc như thế nào?
? Cách cư xử của Thoóc-tơn có gì đặc biệt và được biểu hiện ở những chi tiết nào?
Giáo viên: Lòng nhân từ của Thoóc-tơn đã khơi dậy trong lòng Bấc một tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến cuồng nhiệt, tôn thờ..
? Trước kia khi còn ở tại nhà thẩm phán Milơ, mối quan hệ giữa Bấc với gia đình này như thế nào?
? Với Thoóc-tơn, Bấc biểu hiện tình cảm như thế nào?
? Cách quan sát, miêu tả của nhà văn có gì đáng chú ý?
? Nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích
- Học sinh trả lời - giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới.
I. Đọc - Hiểu chú thích
- Học sinh đọc chú thích
1. Tác giả:
- Giắc Lân-đơn (1876 - 1916), tên đầy đủ là Giôn-gri-phít-Lân đơn. Sinh ra tại Xan-phan-xi-xcô.
- Tuổi thơ rất vất vả, từng làm nhiều nghề để kiếm sống... là nhà văn nổi tiếng nước Mĩ.
2. Tác phẩm:
Văn bản "Con chó Bấc" trích từ tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã"- 1903.
II. Tìm hiểu chung về đoạn trích
1. Đọc: hai học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi đọc trầm.
2. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu..."khơi dậy lên được": Bấc và gia đình thẩm phán Milơ.
- Tiếp đó... "muốn nói đấy": Tình cảm của Thoóc- tơn đối với con chó Bấc.
Còn lại. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ
- Học sinh thảo luận. Yêu cầu nêu được:
Phần ba dài hơn hai phần trước cộng lại => Nhấn mạnh về con chó Bấc và những tình cảm của nó đối với chủ.
3. Phân tích 
a. Tình cảm của Thoóc- tơn đối với con chó Bấc.
- Thoóc-tơn là người cứu sống Bấc, hơn thế anh còn là một ông chủ lí tưởng.
*Những ông chủ trước:
- Chăm sóc chó vì nghĩa vụ (nuôi chó thì phải chăm sóc nó)
- Vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng)
* Thoóc-tơn:
- Anh đối xử với Bấc "như thể chúng là con cái của anh vậy".
=> Trong ý nghĩ, tình cảm của mình, dường như anh không xem Bấc là một con chó mà là một con người, là đồng loại với anh, là bạn bè con cái anh.
- Chào hỏi thân mật, trò chuyện tầm phào với chó. Túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình đẩy qua đẩy lại
- Rủa rủ rỉ bên tai Bấc những lời nói nựng âu yếm.
- Tình cảm ấy càng rõ rệt khi Thoóc-tơn thốt lên trân trọng: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói ấy".
- Học sinh nghe:
b. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc.
* Gia đình ông Thẩm phán:
- Với những cậu con trai (trong những buổi đi săn)
=> Chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
- Với những đứa cháu nhỏ: Trách nhiệm ra oai, hộ vệ.
- Với ông Thẩm phán: Thứ tình bạn trịnh trọng, đường hoàng.
=> Trách nhiệm, bổn phận của con vật nuôi đối với chủ nhà.
* Đối với Thoóc tơn:
- Thường cắn vờ vào tay...nhưng chủ yếu "tình thương yêu của Bấc được diễn đạt bằng sự tôn thờ".
- Bấc thường nằm ở xa một quãng, hoặc nằm phục dưới chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo nhìn anh, theo dõi từng cử động trên nét mặt, thân thể anh.
- Thường theo sát anh, không rời anh nửa bước, mắt ngời lên tình cảm với chủ.
=> Một tình cảm thầm lặng nhưng nồng cháy, mãnh liệt.
- Miêu tả về Bấc, nhà văn không nhân cách hóa theo kiểu La Phông Ten mà họng nó chỉ: "rung lên những âm thanh không thốt nên lời"..., nó chỉ "hầu như biết nói ấy".
- Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy..., "nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".
- Bấc không chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ: "Việc thay đổi chủ xoành xoạch...làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ...", "nó sợ Thoóc-tơn rồi cũng biến khỏi cuộc đời nó"...
- Nỗi sợ hãi thường trực, day dứt trong cả giấc ngủ: "Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ ám ảnh".
=> Lân-đơn dường như thấu hiểu thế gới tâm hồn phong phú của nó. Điều đó nói lên trí tưởng tượng tuyệt vời, vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của nhà văn.
4. Tổng kết: 
- Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét
- Đọc ghi nhớ SGK
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Phát biểu cảm nghĩ của em về con chó Bấc
 - Ôn tập để kiểm tra Tiếng Việt 
*GV: Củng cố nội dung bài học
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 157 
kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
 	 Giúp học sinh: 	
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học trong học trong học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng liên kết câu và đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề in sẵn phát cho học sinh
 - Học sinh: Ôn tập để làm bài kiểm tra thật tốt
C. hoạt động dạy học:
HĐI: ổn định tổ chức
HĐII: Giáo viên phát đề cho học sinh 
đề i.
Câu 1. Xác định các thành phần khởi ngữ, tình thái, cảm thán, phụ chú trong các câu sau, và chỉ rõ chức năng của mỗi thành phần đó.
a). Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. 
b). Chao ôi! bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 
c). Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sé đứng yên đó thôi.
d). Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào
Câu 2: Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a). Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
b). Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.
Câu 3: Từ cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, điều kiện.
Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
- Nguyên nhân:
- Điều kiện:
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng một số phép liên kết đã học. (chỉ rõ chúng thuộc phép liên kết nào)
Đáp án:
Câu 1: Xác định đúng các thành phần câu (2 điểm)
a. Chả nhẽ: Thành phần biệt lập tình thái
b. Chao ôi: Thành phần biệt lập cảm thán
c. Kể cả anh: Thành phần phụ chú
d. Mà ông: Khởi ngữ
Câu 2: Xác định đúng quan hệ giữa các vế trong hai câu ghép (1 điểm)
a. Quan hệ tương phản, nghịch đối.
b. Quan hệ đồng thời
Câu 3: Học sinh phải tạo ra được hai câu ghép theo yêu cầu của đề bài (1 điểm)
- Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.
- Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
Câu 4: Viết được đoạn văn có sử dụng phép liên kết đã học đồng thời chỉ rõ thuộc phép liên kết nào?
HĐ III: Hướng dẫn học bài : Dặn chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng 
đề ii.
 I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm ): Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bẵng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất
 1. Câu "Tôi thích bóng đá nhưng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền" là câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản. Đúng hay sai?
 	 A. Đúng 
 B. Sai.
 2. Câu " Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu" là câu ghép:
 A. Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu
 B. Câu ghép đẳng lập có quan hệ tương phản
 C. Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
 D. Câu ghép chính phụ có quan hệ tương phản
 3. Cụm từ được gạch chân trong câu: " Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá " là thành phần nào?
A. Trạng ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Định ngữ
D. Biệt lập
 4. Câu văn :" Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn " có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. ẩn dụ
D. Nói quá.
 II. Tự luận: ( 8,0 điểm )
 Câu1. Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 10- 15 dòng nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất ba phép liên kết câu đã học (Gạch chân và chỉ ra cụ thể phép liên kết câu đã sử dụng) : 5,0 điểm
 Câu 2. Hãy tạo ra một cuộc đối thoại, trong cuộc thoại đó có sử dụng một câu văn chứa hàm ý. Em hãy gạch chân câu văn chứa hàm ý đó và chỉ ra nội dung hàm ý ấy là gì?: 3,0 điểm
Đáp án và biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm: 2,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Cụ thể như sau:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
C
A
B
 II. Tự luận: 8,0 điểm
 Câu 1: 5,0 điểm
 - Nội dung: Cảm nhận được nội dung của khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương: Tình cảm thành kính, biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác.
 - Hình thức trình bày- Diễn đạt: 
 + Đúng dung lượng số dòng: 10- 15 dòng
 + Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phép liên kết câu đã học. Gạch chân và chỉ ra đúng các phép liên kết câu đã sử dụng.
 + Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Cảm hiểu sâu sắc các hình ảnh, chi tiết. Đoạn văn giàu chất văn chương, lập luận chặt chẽ, lô-gíc.
 * Biểu điểm:
 - Điểm 5,0: Đạt các yêu cầu trên, cảm nhận sâu, tinh tế, diễn đạt tốt.
 - Điểm 3,0: Đạt phần lớn các yêu cầu trên. Yêu cầu về hình thức trình bày còn hạn chế.
 - Điểm 1,0: Đoạn văn dàn trải, không sát yêu cầu của đề bài.
 Câu 2: 3,0 điểm
 - Nội dung: Biết tạo ra 1 cuộc đối thoại; Có sử dụng được 1 câu văn mang hàm ý, chỉ ra nội dung hàm ý ấy là gì.
 - Hình thức: Biết cách viết 1 cuộc đối thoại. Diễn đạt rõ ràng, chính xác nội dung đối thoại. * Biểu điểm:
 - Điểm 3,0: Đạt các yêu cầu trên, tỏ ra hiểu đề, diễn đạt tốt.
 - Điểm 2,0: Đạt phần lớn các yêu cầu trên. Yêu cầu về hình thức trình bày còn hạn chế.
 - Điểm 1,0: Đoạn đối thoại chưa rõ, không sát yêu cầu của đề bài.
 Củng cố- hướng dẫn:
 - GV nhận xét giờ làm bài của HS, thu bài về chấm.
 - Chuẩn bị tiết: Luyện tập viết hợp đồng.
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 158
luyện tập viết hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt: 
	 Giúp học sinh: 
- Ôn lại lí thuyết và đặc điểm về cách trình bày một hợp đồng
- Viết được một bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và gần gũi với lứa tuổi
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều kiện kí kết trong hợp đồng
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số bản hợp đồng thông thường
 - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của hs
 HĐI: Bài cũ
Kết hợp trong quá trình luyện tập
HĐII: Bài mới
? Em hãy cho biết mục đích và tác dụng của hợp đồng?
? Trong các văn bản sau, văn bản nào có tính chất pháp lí: Tường trình, biên bản, báo cáo, hợp đồng?
? Một bản hợp đồng gồm có những mục nào?
 Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
? Hành văn và số liệu ghi trong bản hợp đồng phải như thế nào?
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài tập ở nhà của học sinh (bài tập 2 tiết 150), rồi gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình.
Bài tập 1: Chọn cách diễn đạt phù hợp trong các cách diễn đạt sau:
Bài tập 2: Lập hợp đồng thuê xe
- Gọi học sinh đọc thông tin SGK
? Các thông tin trên đã đầy đủ chưa? Nếu thiếu thì hãy bổ sung cho đầy đủ.
- Giáo viên cho học sinh lập hợp đồng thuê xe dựa trên cơ sở những thông tin SGK
I. Ôn tập lí thuyết
- Học sinh nhắc lại phần lí thuyết đã học
+ Mục đích: Ghi lại nội dung thỏa thuận của các bên tham gia kí kết (về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi...)
+ Tác dụng: Hợp đồng là cơ sở pháp lí để các bên ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc đạt kết quả, tránh thiệt hại cho các bên...
- Học sinh trả lời. Yêu cầu nêu được:
+ Biên bản
+ Hợp đồng
- Gồm ba phần: 
+ Mở đầu
+ Nội dung
+ Kết thúc
 (Học sinh nêu từng mục trong các phần)
- Phần nội dung được trình bày dưới hình thức các điều khoản
+ Hành văn: gãy gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu
+ Số liệu: Rõ ràng, chính xác...
- Cả lớp tham gia xây dựng các mục của hợp đồng thuê nhà:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm, các đại diện tham gia kí hợp đồng.
+ Hiện trạng của căn nhà cho thuê (diện tích, trang thiết bị...)
+ Các điều khoản hợp đồng (trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên...)
+ Hiệu lực của hợp đồng, cam kết và kí tên
II. Luyện tập
a) Cách 1
b) Cách 2
c) Cách 2
d) Cách 2
- Học sinh đọc thông tin
- Học sinh thảo luận, bổ sung những nội dung còn thiếu.
- Học sinh viết hợp đồng theo nội dung đã thống nhất, cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét.
HĐ III:. Hướng dẫn học bài : - Viết một bản hợp đồng thuê mượn SGK lớp 9- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ bài: Tổng kết văn học nước ngoài 
==================================================
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 159, 160 
tổng kết văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh:
Biết tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản Văn học nước ngoài đã được học trong bốn năm ở cấp Trung học cơ sở bằng cách hệ thống hoá tất cả những tác phẩm đã được học.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ hệ thống tất cả những tác phẩm VHNN đã được học. 
 - Học sinh: Soạn theo hướng dẫn của giáo viên.
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của hs
HĐI: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và nêu yêu cầu tiết học.
HĐII: Bài mới:
Hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hoàn chỉnh các văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
?Trình bày bảng hệ thống theo nhóm? 
Giáo viên nhận xét và chọn một bài hoàn chỉnh nhất.
Không xếp phần các văn bản nhật dụng vào phần này. Ví dụ như: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
? Trong phần văn học dân gian có trích học một tác phẩm VHDG nước ngoài, đó là tác phẩm nào? (Cũng không cho vào phần tổng kết này)
? ở phần đọc thêm cũng có một số tác phẩm văn học nước ngoài, hãy chỉ ra cụ thể.
Những tác phẩm còn lại yêu cầu học sinh lập bảng cụ thể và chính xác.
Ví dụ: Chiếc lá cuối cùng- Tác giả là Hen Ri- Văn học Mĩ- Thể loại là truyện ngắn
Giáo viên cho học sinh tự hoàn chỉnh bảng hệ thống của mình. Vì tiết ôn tập thời gian có hạn, nên không thể đi sâu vào từng tác phẩm, mà sau đó chỉ tập trung ôn tập một số tác phẩm thuộc chương trình lớp 9. 
? Trong chương trình lớp 9 có các tác phẩm nào? Nêu cụ thể các mục theo mẫu trên bảng hệ thống?
Giáo viên cho học sinh hiểu phần văn bản nước ngoài được trích học ở lớp 9 là tương đối nhiều.
? Em có nhận xét gì thể loại và cách sắp xếp bố trí các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 
? Em thấy có tác phẩm nào tạo cho em ấn tượng sâu sắc nhất, đó là ấn tượng về điều gì?
? Trong số các tác phẩm truyện đã học có nhân vật nào em thích nhầt, vì sao?
? Theo em ý nghĩa tố cáo của truyện ngắn “ Cố hương” là gì?
? Phân tích hình tượng “Con đường” trong tác phẩm Cố hương?
? Em có suy nghĩ gì về tư tưởng, tình cảm của Lỗ Tấn trong tác phẩm này?
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận tìm ra bảng hệ thống hoàn chỉnh nhất.
- Học sinh trình bày. Các nhóm nhận xét bài của nhau. 
- Học sinh tiếp thu.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Truyện cổ tích Nga)- Lớp 6.
- Đêm đỗ thuyền ở Phong kiều- Lớp 7. Chó sói và cừu non- Lớp 9.
- Học sinh hoàn chỉnh bảng hệ thống.
- Học sinh nêu: Cố hương, Những đứa trẻ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, Mây và sóng, Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang, Bố của Xi Mông, Con chó Bấc. ( Học sinh nêu thêm các phần khác đầy đủ hơn)
- Đa dạng về thể loại, bố trí rải rác ở nhiều nơi trong chương trình cũng như SGK. Ví dụ như có thơ, có nghị luận văn chương, có truyện ngắn, có tiểu thuyết( Học sinh nêu ra cụ thể)
- Học sinh tự do nêu ý kiến.
- Học sinh nêu.
- Phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân, của toàn xã hội, để mọi người suy ngẩm.
Học sinh bình theo hướng: Hình tượng con đường chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo. Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lí làm gì có đường? Người ta đi mãi thì thành đường đó thôi.
- Học sinh trình bày theo hướng: Tình cảm của tác giả gắn bó với mãnh đất và con người quê hương. Suy ngẫm gắn với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa. Sự vĩ đại trong tư tưởng của nhà văn, ý thức dự báo về tương lai dân tộc Trung Hoa.
HĐ III:. Hướng dẫn học bài :
- Tập suy nghĩ về một nhân vật bất kì nào đó trong các tác phẩm tự sự đã học thuộc phần văn bản nước ngoài đã học. 
- Chuẩn bị “ Bắc Sơn”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
..
...
**************************
Tiết: 157 
kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
 	 Giúp học sinh: 	
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học trong học trong học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng liên kết câu và đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Ra đề in sẵn phát cho học sinh
 - Học sinh: Ôn tập để làm bài kiểm tra thật tốt
C. hoạt động dạy học:
HĐI: ổn định tổ chức
HĐII: Giáo viên phát đề cho học sinh 
đề i.
Câu 1. Xác định các thành phần khởi ngữ, tình thái, cảm thán, phụ chú trong các câu sau, và chỉ rõ chức năng của mỗi thành phần đó.
a). Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. 
b). Chao ôi! bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 
c). Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sé đứng yên đó thôi.
d). Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào
Câu 2: Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a). Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
b). Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.
Câu 3: Từ cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, điều kiện.
Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
- Nguyên nhân:
- Điều kiện:
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng một số phép liên kết đã học. (chỉ rõ chúng thuộc phép liên kết nào)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 34.doc