Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 (chi tiết)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương

- Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến .

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện , dựng nhân vật , sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên : SGK , tập truyện “Truyền kì mạn lục” , tranh , SGV , đèn chiếu

- Học sinh : SGK , bài soạn trong vở .

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Khánh Hưng GV: Lê Văn Khiêm
Tiết 16,17: Chuyện người con gái Nam Xương
Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 
Tuần 4 
 BÀI 4 
Bài 4 
Tiết 16 – 17 
	NGUYỄN DỮ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương
Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến .
Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện , dựng nhân vật , sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì .
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên : SGK , tập truyện “Truyền kì mạn lục” , tranh , SGV , đèn chiếu
Học sinh : SGK , bài soạn trong vở .
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ
Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động , hấp dẫn em phải làm gì ? Hãy nêu các phương thuyết minh được sử dụng trong bài “Họ nhà Kim” .
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1 :Giới thiệu bài
Trước đây , dưới chế độ phong kiến , thân phận người phụ nữ thật xót xa , tội nghiệp , họ không có quyền lợi , vị trí trong xã hội . Nhưng dù cuộc đời có gian truân thì vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong . Nhân vật Vũ Nương sẽ giúp ta thấy rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua “Chuyện người con gái Nam Xương”
-Giáo viên ghi tựa bài lên bảng
Hoạt động 2:Đọc– Hiểu chú thích
-Em hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
(+ Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16 , quê tỉnh Hải Dương , học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Ông học rộng , tài cao , làm quan 1 năm rồi cáo quan về nuôi mẹ, sống ẩn dật )
-Văn bản thuộc thể loại gì ?
-Cho biết xuất xứ của văn bản ?
Em biết gì về “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ?
(Viết bằng văn xuôi chữ Hán , gồm 20 truyện . Nhân vật chính đa số là người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận oan khuất hoặc người trí thức phong kiến bất mãn với thời cuộc )
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu đoạn 1 rồi gọi học sinh đọc tiếp ->nhận xét
-Cho biết đại ý và bố cục của văn bản ?
(Bố cục :3 đoạn
1.Từ đầu đến “ cha mẹ đẻ mình” : Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương , sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách
2. “Qua năm sau  đã qua rồi” : nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
3.Phần còn lại : cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung . Vũ Nương được giải oan .
Hoạt động 3 : Đọc –Hiểu văn bản
-Chuyện gồm có mấy nhân vật chính Kể ra
-Em hãy nêu những nét chung về nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh 
-Giải nghĩa : tư dung , đa nghi , hào phú
-Em có nhận xét chung gì về 2 nhân vật này ?
-Vũ Nương đẹp hoàn hảo , trong đó đối với người phụ nữ thì đức hạnh quan trọng nhất. Những phẩm chất tốt đẹp đó đã được miêu tả trong những hoàn cảnh nào , lúc ở trần gian cũng như khi ở thủy cung ? Ở từng hoàn cảnh đã nêu tính cách của Vũ Nương đã biểu hiện cụ thể như thế nào ?
-Tính cách đa nghi , thất học của Trương Sinh đã thể hiện trong hoàn cảnh nào ? Và thể hiện như thế nào qua cách cư xử đối với Vũ Nương ?
(Trong cuộc sống vợ chồng do nàng khôn khéo không để thất hòa ->chưa bộc lộ ; khi chồng đi lính -> không bộc lộ ; tính cách ấy chỉ bộc lộ khi Trương Sinh trở về )
-Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong việc xây dựng nhân vật ở từng hoàn cảnh cụ thể ?
Gợi ý :
-Khi xa chồng , nỗi nhớ thương chồng của Vũ Nương đã được miêu tả cụ thể trong câu văn nào? Em nhận xét gì về cách diễn đạt trong câu văn này 
-Tính cách nhân vật Vũ Nương được miêu tả trực tiếp qua hành động , lời nói của nàng đồng thời tính cách của nàng còn bộc lộ gián tiếp qua lời đánh giá của nhân vật nào ? Có thể xem lời đánh giá này là thừa không 
-Nêu ý nghĩa những lời tự bạch của Vũ Nương ? 
-Chi tiết cái bóng xuất hiện mấy lần ? Nêu giá trị nghệ thuật của chi tiết này 
-Từ những biện pháp nghệ thuật trên , tác giả muốn làm nổi bật những đặc điểm gì về 2 nhân vật ?
-Cái chết của Vũ Nương do những nguyên nhân nào gây ra ? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ? 
-So sánh với truyện dân gian , Nguyễn Dữ đã có những sáng tạo nào trong việc xây dựng cốt truyện và nhận vật , em hãy chỉ ra ? 
-Tìm những yếu tố kì ảo trong phần kết ?
-Giải nghĩa : tiên nhân
-Em hãy cho biết cách thức đưa những yếu tố kì ảo vào truyện của Nguyễn Dữ và nêu tác dụng của nó 
-Nêu ý nghĩa của những yếu tố kì ảo ? 
-So sánh cách kết thúc có hậu ở truyện này với cách kết thúc có hậu thường thấy ở các truyện dân gian ? 
-Tính bi kịch thể hiện ở điểm nào ? Vì sao cái hậu trong truyện này vẫn phải chứa đựng tính bi kịch ? 
Hoạt động 4 : Tổng kết
-Sau khi học xong tác phẩm này , em rút ra những điểm nổi bật gì về nội dung và nghệ thuật ?
Hoạt động 5: Củng cố
-Hãy kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em ?
-Đọc diễn cảm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông
-Giới thiệu tranh , đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang
Hoạt động 6 : Dặn dò
-Học ghi nhớ , phần tìm hiểu chú thích
-Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”
-Chuẩn bị bài mới : đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” trang 53 , 54
-Học sinh ghi tựa bài vào vở
-Học sinh đọc thầm chú thích rồi phát biểu
-Học sinh mở sách đọc phân vai theo yêu cầu của giáo viên
-Học sinh suy nghĩ và phát biểu
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh thảo luận theo nhóm (dựa vào gợi ý trên bảng phụ hoặc đèn chiếu)
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh thảo luận theo nhóm -> đại diện nhóm phát biểu
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh suy nghĩ trả lời
-Học sinh đọc ghi nhớ trang 51
-Học sinh suy nghĩ thực hành
-Học sinh ghi vào vở và thực hiện trước ở nhà
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích
Tác giả : Nguyễn Dữ
(SGK trang 48)
Tác phẩm:
+ Thể loại : truyện truyền kì
+ Xuất xứ : trích “Truyền kì mạn lục” , tác phẩm văn xuôi chữ Hán
+ Đại ý : câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc , đức hạnh dưới chế dộ phong kiến
+ Bố cục : 3 đoạn
II.Đọc – Tìm hiểu văn bản
Giới thiệu nhân vật :
Vũ Nương Trương Sinh
-Nhà nghèo -Nhà giàu
-Thùy mị , nết na -Đa nghi
-Tư dung tốt đẹp -Thất học
-> đẹp hoàn hảo ->nhiều
 khuyết điểm
Tính cách nhân vật :
Vũ Nương Trương Sinh
a)Ở trần gian
+Trong cuộc sống
vợ chồng
-Giữ gìn khuôn 
phép
-Không để thất
hòa
+Khi tiễn chồng
-“Chẳng mong 
phong hầu ,  áo
gấm  chỉ xin 
bình yên”
+Khi xa chồng
. Mẹ chồng :
thuốc thang , lễ bái
khuyên lơn , ma
chay tử tế
. Chồng : nhớ 
thương
. Con : hết lòng 
nuôi dạy
+Khi chồng nghi +Khi Trương
oan Sinh trở về
-Khóc , phân trần -La um , giấu
->đau đớn , tuyệt không kể lời
vọng->tự vận con nói,mắng
 nhiếc , đánh
 đuổi
(chi tiết chọn lọc , câu văn biền ngẫu , hình ảnh ước lệ , nhiều lời thoại và lời tự bạch , tình huống bất ngờ , nhiều kịch tính , thắt nút, mở nút)
=>đảm đang , thủy =>hồ đồ ,độc
chung , hiền thục , đoán ,bức tử
hết lòng vì gia đình Vũ Nương
->vẻ đẹp truyền ->hiện thân
thống của người của chế độ
phụ nữ Việt Nam gia trưởng
 phong kiến
b)Dưới thủy cung
-Muốn về thăm mộ
tiên nhân
-Đòi lập đàn giải oan
-Ngồi trên kiệu hoa 
lúc ẩn , lúc hiện 
-“bóng  loang loáng
 biến mất
(ảo , thực đan xen , 
có hậu )
=>trọng danh dự , yêu
quê hương , làng xóm
III.Tổng kết
1)Nghệ thuật : dựng truyện , miêu tả nhân vật hấp dẫn , sinh động , hợp lí ; kết hợp tự sự với trữ tình
2)Nội dung : 
-Niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
-Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Ghi nhớ trang 51
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 4 : CÁCH DẪN TRỰC TIẾP 
 Tiết 18 : VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên : SGK , SGV , bảng phụ hoặc đèn chiếu
Học sinh : SGK , bài soạn trong vở
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ
Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” và nêu giá trị nghệ thuật , nội dung của truyện
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1: giới thiệu bài
Trong đời sống cũng như trong văn chương , nhiều khi người ta phải dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật . Vậy cách dẫn như thế nào cho đúng , bài học hôm nay sẽ giúp em biết điều đó .
-Giáo viên ghi tựa đề và tiêu đề I
Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ a , b phần I trang 53
-Trong các bộ phận in đậm ở hai ví dụ trên , bộ phận in đậm nào là lời nói , bộ phận in đậm nào là ý nghĩ của nhân vật ? Dựa vào đâu mà em nói như vậy ?
-Các bộ phận in đậm trên được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
->Gọi đó là cách dẫn trực tiếp
-Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
-Theo em bộ phận in đâm ở đây theo đúng nguyên văn lời nói , suy nghĩ của nhân vật hay đã được thêm bớt , sửa chữa ?
-Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì ?
-Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng thực hành sự thay đổi vị trí của các bộ phận in đậm trong hai ví dụ trên
-Giáo viên ghi bảng và gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
-Trong hai đoạn trích a, và b phần II bộ phận in đậm nào là lời nói , bộ phận in đậm nào là ý nghĩ của nhân vật ? Căn cứ vào đâu mà em nói như vậy?
-Em hãy dùng cách dẫn trực tiếp để viết lại những lời thoại (tức phần in đậm) trong hai đoạn trích này ?
-So sánh cách dẫn trực tiếp lời nói , ý nghĩ mà em vừa thực hành với cách dẫn trong bảng phụ rồi cho biết điểm giống và khác nhau của hai cách dẫn này ?
-Từ “rằng” ở ví dụ b có thể thay thế bằng từ gì ? Từ “rằng” và “là” có thể thêm vào trước bộ phận in đậm của ví dụ a được không ?
-Gọi đây là cách dẫn gián tiếp , vậy theo em thế nào là cách dẫn gián tiếp?
-Từ phần I và II em rút ta có mấy cách dẫn dẫn lời nói hay ý nghĩ ? Kể ra 
Hoạt động 3: Củng cố
-Phân biệt sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ?
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động 5 : Dặn dò 
-Học ghi nhớ
-Chuẩn bị mang theo Tự điển 
-Soan câu 1 , 2 trang 55 , 56
-Ôn lại biện pháp tu từ ẩn dụ , hoán dụ đã học ở chương trình lớp 6 
-Nghe
-Ghi tựa và tiêu đề I vào vở
- Đọc ví dụ a , b phần I trang 53
-Học sinh suy nghĩ , trả lời
-Học sinh suy nghĩ , trả lời
-Hai học sinh lên bảng thực hành
-Học sinh đọc phần dẫn trực tiếp ở ghi nhớ trang 54
-Đọc ví dụ a , b phần II trên bảng phụ hoặc đèn chiếu
-Học sinh lên bảng thực hành
-Học sinh thảo luận theo nhóm
-Học sinh suy nghĩ , trả lời
-Học sinh suy nghĩ , trả lời
-Học sinh lên bảng thực hành
-Học sinh ghi vào vở
I.Cách dẫn trực tiếp
Ví dụ a, b trang 53(phần I)
=>* Phần in đậm trong 
ví dụ (a) là lời nói nguyên
 *Phần in đậm trong văn
ví dụ (b) là ý nghĩ
 *Ngăn cách bằng dấu hai chấm , dấu ngoặc kép
Ghi nhớ trang 54
II.Cách dẫn gián tiếp
Ví dụ a , b trang 53(phầnII)
=>* Phần in đậm trong 
ví dụ (a) là lời nói có điều
 *Phần in đậm trong chỉnh
ví dụ (b) là ý nghĩ
 *Không đặt trong dấu ngoặc kép 
Ghi nhớ trang 54
 Cách dẫn lời nói hay ý nghĩ
Dẫn trực tiếp Dẫn gián tiếp
III.Luyện tập:
Làm bài 1 , 2 , 3 trang 54 , 55
@?@?@?@?&@?@?@?@?
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết 20: 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên : SGK , giáo án , sách tham khảo , bảng phụ hoặc đèn chiếu
Học sinh : SGK , bài soạn trong vở
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ ? Đó là những phương thức nào ?
Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phương thức ẩn dụ , hoán dụ từ vựng với biện pháp tu từ ẩn dụ , hoán dụ . Cho ví dụ để minh họa .
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bằng cách kiểm tra kiến thức lớp 8 
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Cách tóm tắt văn bản tự sự ?
-Giáo viên ghi tựa bài và tiêu đề I
-Giáo viên treo bảng phụ hoặc đèn chiếu ba tình huống trong SGK phần I trang 58 , gọi 1 học sinh đọc
-Tại sao trong 3 tình huống trên người ta đều phải tóm tắt văn bản ? (Để giúp người đọc người nghe dễ nắm được nội dung chính của câu chuyện )
-Vì sao qua việc tóm tắt văn bản tự sự người đọc , người nghe dễ nắm được nội dung câu chuyện ? ( Do tước bỏ đi những chi tiết , nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt làm nổi bật các sự việc chính và nhân vật chính , cũng vì thế nó ngắn gọn dễ nhớ hơn )
-Cho học sinh đọc ghi nhớ 
-Cho thêm các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự .
-Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ phần 1 trang 58 , 59 
-Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa ? Có thiếu sự việc nào quan trọng không ? Nếu có thì đó là sự việc gì ? Tại sao đó lại là sự việc chính , quan trọng cần phải nêu ?
-Có thể thay đổi trình tự các sự việc trên không ? Vì sao ?
-Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc , nhân vật , hãy viết một văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” trong khoảng 20 dòng 
-Em nào có thể tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản , hãy thực hiện . 
=>Vậy muốn tóm tắt một văn bản đạt chất lượng , ta phải đáp ứng những yêu cầu gì ?
-Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ trang 59 
Hoạt động 2 : Luyện tập :
Làm bài 1 , 2 trang 59
Hoạt động 3 : Dặn dò
-Học ghi nhớ 
-Tập tóm tắt một câu chuyện mà em thích
-Soạn câu 1 , 2 bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
-Ôn lại thể loại tùy bút
- Học sinh nhớ lại kiến thức lớp 8 và trả lời
-Học sinh đọc 3 tình huống , suy nghĩ , trả lời
-Học sinh đọc ghi nhớ
-Học sinh suy nghĩ , phát biểu
-Học sinh đọc ví dụ
-Học sinh thảo luận theo nhóm
-Học sinh lên bảng thực hành
-Học sinh lên bảng thực hành
-Học sinh viết bài 1 lên bảng và nói miệng bài 2
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
Ví dụ : 3 tình huống (a , b, c ) trang 58
=>Cần phải tóm tắt để dễ nắm được nội dung chính của văn bản
Ghi nhớ trang 59
II.Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
Ví dụ trang 58 , 59
*Thiếu sự việc chính : Trương Sinh và con trai ngồi bên đèn -> bé Đản chỉ bóng gọi cha -> Trương Sinh hiểu vợ mình bị oan 
*Không thể thay đổi trình tự sắp xếp các sự việc
->Ghi nhớ trang 59
III.Luyện tập:
Bài tập 1 , 2 trang 59
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN4.doc