TIẾT 21 Sự phát triển của từ vựng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
- Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn địng lớp
2. Bài cũ: Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp:
a. Nhân vật ông giáo trong truyện : "Lão Hạc" thầm hứa sẽ nói với con trai ông lão rằng: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh, đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.
b. Chiều hôm qua, Hoàng tâm sự với tôi: “ Hôm nay mình cố chạy cho đủ tiền mà gửi cho con”.
c. Nam hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai, tôi sẽ gặp các bạn ở Bến Nhà Rồng”.
3. Bài mới
tuần 5 Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / / 2010 Tiết 21 Sự phát triển của từ vựng a. mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Nắm được từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. b. tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn địng lớp 2. Bài cũ: Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp: a. Nhân vật ông giáo trong truyện : "Lão Hạc" thầm hứa sẽ nói với con trai ông lão rằng: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh, đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”. b. Chiều hôm qua, Hoàng tâm sự với tôi: “ Hôm nay mình cố chạy cho đủ tiền mà gửi cho con”. c. Nam hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai, tôi sẽ gặp các bạn ở Bến Nhà Rồng”. 3. Bài mới Hoạt động của gv và hs GV nêu yêu cầu của bài tập. HS thảo luận trả lời. HS: Rút ra nhận xét. GV yêu cầu HS đọc, quan sát các câu thơ, chú ý các từ in đậm. Xác định nghĩa của các từ. Từ đó, em hãy rút ra nhận xét về sự phát triển nghĩa của các trường hợp trên? ? Tại sao từ vựng lại có sự phát triển như vậy? ? Sự phát triển từ vựng diễn ra theo những con đường nào? Từ vựng phát triển dựa vào những phương thức nào? nội dung cần đạt 1.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ Bài tập 1 SGK - Từ “ Kinh tế” trong "Vào ngục Quảng Đông cảm tác" có nghĩa là “kinh bang tế thế”, là trị nước cứu đời. - Ngày nay ta không dùng từ kinh tế theo nghĩa như vậy mà theo nghĩa: Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sự dụng của cải, vật chất làm ra. * Kết luận: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi thao thời gian. Có những từ nghĩa cũ bị biến mất nhưng nghĩa mới lại hình thành. Bài 2. - Xuân (1): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường coi là mở đầu cho một năm (nghĩa gốc) - Xuân (2): Thuộc về tuổi tác (nghĩa chuyển) - Tay (1): Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm (nghĩa gốc) - Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển). *) Kết luận: Một từ ngữ có thể phát triển nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. - Do trong quá trình phát triển của XH, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy, ngôn ngữ cũng cần có từ ngữ mới để biểu thị sự vật, hiện tượng đó. - Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai con đường: + Thứ nhất: tạo thêm nghĩa cho từ có sẵn để biểu thị sự vật, hiện tượng mới. + Thứ hai: Phát triển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn => Từ ngữ phát dựa vào hai phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ và hoán dụ Luyện tập Bài 1: a. Từ "chân" được dùng với nghĩa gốc. b. Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ c Từ "chân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ d. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ Bài 2: - Từ "trà" được dùng với nghĩa chuyển, sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống Bài 3. Đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng. Từ đồng hồ được dùng theo phương thức nghĩa chuyển (chuyển ẩn dụ), chỉ những khí cụ dùng để đo có bè ngoài giống đồng hồ. Bài 4-5: HS làm ở nhà * Rút kinh nghiệm giờ dạy: ... .. .. &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / / 2010 Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh A. muc tiêu cần đạt Giúp HS: - Hiểu được cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại dưới thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút thời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực. b. tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Chỉ rõ yếu tố dân gian và yếu tố lịch sự trong văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” Gợi ý trả lời - Yếu tố dân gian: Kiểu nhân vật chính, các chi tiết lạ, hoang đường và các nhân vật thần kì, triết lí dân gian ở cách kết thúc câu chuyện. - Yêu tố lịch sự: Chiến tranh xẩy ra, chàng đi lính, chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về. 3 Bài mới hoạt động của gv và hs Hãy nêu vài nét sơ lược về Phạm Đình Hổ? Hãy nêu sự hiểu biết của em về đoạn trích? nội dung cần đạt I. vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) , tục còn gọi là Chiêu Hổ, người làng Đoan Loan, huyện Đường An.Ông sống vào buổi đất nước rối ren nên muốn ẩn cư, nhưng đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, ông được mời ra làm quan. Tuy vậy, ông cũng nhiều lần từ quan. Ông đã để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu viết bằng chữ Hán có giá trị đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sự, địa lí... 2. Tác phẩm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút, bàn về thứ lễ nghi, phong tục tập quán,...ghi chép những việc xảy ra trong XH bây giờ; viết về một số nhân vật, di tích lịch sự, khảo cứu về địa dư...Tác phẩm được thể hiện một cách giản dị, sinh động và hấp dẫn. Vì thế nó không những có giá trị văn chương mà còn cung cấp nhiều tư liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học... II. đọc, giải từ khó , tìm cấu trúc văn bản ? Em hiểu như thế nào về “Vũ trung tuỳ bút”? ? Em hãy xác định thể loại của đoạn trích? ? Đoạn trích có bố cục như thế nào? 1. Đọc 2. Giải từ khó 3 . Tìm hiểu cấu trúc văn bản - Vũ trung tuỳ bút có nghĩa là tuỳ bút viết trong những ngày mưa. - Thể loại : Tuỳ bút, vì nó ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. *) Bố cục: 2 đoạn + Đoạn 1: từ đầu....đến triệu bất tường: Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại + Đoan 2: còn lại : Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa. IIi. tìm hiểu nội dung văn bản ? Theo dõi đoạn 1, em hãy cho biết, những chuyện cũ xảy ra trong quá khứ được tác giả ghi lại như thế nào? ? Thói ăn chơi như vậy của vua chúa đã toát lên điều gì? ? Họ đã thoã mãn thú chơi của mình bằng cách nào? ? Em nghĩ gì về cách hưởng thụ đó ? Chúa thì như thế, còn bọn quạn lại hầu cận thì như thế nào? HS: Tìm những từ ngữ nói lên điều đó. Điều bất công vô lí nhất ở đây là gì? ? Thái độ của chúng đã đẩy nhân dân rơi vào một cuộc sống như thế nào? ? Kết thúc văn bản, tác giả đã kể chuyện gì? Kể chuyện đó nhằm mục đích gì? 1. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại. - Gồm 2 cảnh: + Cảnh 1: Chúa Trịnh thích ăn chơi, ngắm cảnh đẹp... + Cảnh 2: Vườn trong phủ chúa với bao nhiêu thứ: trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, điểm xuyết bày vẽ ra núi non bộ... - Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ, tốn kém, xô bồ, thiếu văn hoá của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. - Dùng quyền lực cưỡng đoạt Lợi dụng công sức của người khác => Đó là cách hưởng thụ chiếm đoạt. Lo chơi, không lo việc nước, ăn chơi bằng quyền lực, thiếu văn hoá. 2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại - Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa rất được sùng aí, do chúng đắc lực giúp chúa bày các trò ăn chơi , hưởng lạc. - Chúng ỷ thế nhà chúa để hoành hành, tác oai, tác quái với dân lành. Chúng dùng nhiều thủ đoạn, lợi dụng quyền lực của chúa để vừa ăn cướp , vừa la làng, vu oan giá hoạ để cướp của tới hai lần - Tên hoạn quan vừa vơ đầy túi lại vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa. - Nhân dân sống bất an, khi thì phải bỏ của ra kêu oan, khi thì tự mình đập núi non bộ, chặt cây cảnh để tránh tai vạ - Tác giả kể câu chuyện từng xảy ra ở gia đình mình. Đó là bà mẹ nhà văn sai chặt cây lê, cây lựu để tránh tai vạ * MĐ: Làm cho cách viết thêm sinh động. Sức tố cáo vì thế cũng thêm mạnh và kín đáo. 3. Ghi nhớ: Sử dụng thể loại tuỳ bút với cách viết nhẹ nhàng nhưng không kém phần sắc sảo, ghi chép sự việc cụ thể, sinh động, tác giả đã phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. Iv. luyện tập Hãy so sánh những nét khác biệt về mặt thể loại của hai văn bản” Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và "chuyện Người con gái Nam Xương”? - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ thuộc loại truyện. Vì thế, hiện thực cuộc sống thông qua số phận con người cụ thể , cho nên có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được triển khi, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống nghệ thuật phong phú, đa dạng , bao gồm: chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình nhân vật, chi tiết tính cách,... thậm chí cả những chi tiết tượng tượng, hoang đường. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại tuỳ bút, một thể loại ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả có thể bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm, đánh giá của mình về con người và cuộc sống một cách trực tiếp. Việc ghi chép ở thể loại này tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo hệ thống kết cấu nào, nhưng vẫn đi theo một tư tưởng, hay một cảm xúc chủ đạo. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. . .... . &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / / 2010 tiết 23, 24 . Hoàng Lê nhất thống chí mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng củ người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến côngđại phá quân Thanh, sự thảm hoạ của bọn xâm lược và số phận của bè lũ quan quân phản hại nước. - Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật kết hợp miêu tả sinh động. b. tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một thể loại tuỳ bút, em hãy nêu những đặc điểm của thể loại tuỳ bút qua văn bản đó? Gợi ý trả lời Viết theo dòng cảm xúc của mình, không gò bó, không cần cốt truyện mà chủ yếu là ghi chép đầy đủ, chân thực sau đó bày tỏ thái độ phê phán của tác giả đối với bọn quạn lại. 3.Bài mơí: hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt i. Vài nét về tác giả, tác phẩm 1 . Tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm của Ngô Gia Văn Phái, một tác phẩm thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. Ngô Thì Chí ( 1753 – 1788) là em ruột của Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống. Ông là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Khi Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh(1787), Ngô Thì Chí chạy theo Lê Chiêu Thống, dâng “ trung hưng sách” bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong, lập nghĩa binh chống Tây Sơn, nhưng trên đường đi, ông bị bệnh và mất tại huyện Gia Bình , Bắc Ninh. 2.Tác phẩm: - Gồm 17 hồi, viết bằng chữ Hán, tác phẩm đã tái hiện chân thực một giai đoạn lịch sử đầy biến động của XH phong kiến VN khoảng 30 năm cuối thế kỉ 18. Đó là giai đoạn mà các tập đoàn Phong kiến rơi vào sự thối nát cực độ, sự tranh giành quyền lực của các phe phái diễn ra quyết liệt, dữ dội, dẫn đến cuộc nổi dậy ... huật khắc hoạ nhân vật, cách miêu tả, tự sự,tác phẩm vẫn đậm chất tiểu thuyết, nên phần lớn ý kiến vẫn xem đây là tiểu thuyết lịch sử. Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quan tướng nhà Thanh và số phận của lũ vua quan bán nước, hại dân. tìm hiểu chung HS: Đọc và giải thích từ khó. ? Đoạn trích thuộc thể văn nào? Vì sao em xác định được như vậy? ? Em hãy xác định bố cục của đoạn trích? HS: Xác định bố cụa và nêu nội dung các đoạn. 1.Đọc 2.Giả từ khó 3.Tìm hiểu cấu trúc văn bản - Đoạn trích thuộc thể Chí vì nó là thể văn vừa có tính VH vừa có tính lịch sử. Bố cục: Gồm 3 phần + Phần 1 : Từ đầu đến 25 tháng chạp Mậu Thân: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc. + Phần 2 Tiếp .. đến vua Quang Trung tiến binh vào Thăng Long rồi kéo vào thành: Cuộc chiến công thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. + Phần 3: Còn Lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. tìm hiểu nội dung văn bản ? Hình tượng Quang Trung Nguyễn Hụê được thể hiện ở những phương diện nào? ? Hành động quyết đoán của vua Quang Trung được thể hiện ở những sự kiện lịch sự nào? ? Trí tuệ sáng suốt, nhảy bén của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào ? ý chí quyết tâm của Quang Trung được thể hiện ra sao? ? Em hãy cho biết tài dụng binh như thần của vua Quang Trung? ? Qua những chi tiết đó, em hình dung được hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh là một vị tướng như thế nào? ? Đội quân của Quang Trung khi xung trận được thể hiện như thế nào? ? Hình ảnh tên tướng giặc Tôn Sĩ Nghị được tác giả miêu tả ra sao? *) Số phận của bon vua tôi Lê Chiêu Thống rút cuộc như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hai cuộc tháo chạy trong hai đoạn văn cuối của đoạn trích? - Cho HS đọc phần ghi nhớ: Với quan điểm lịch sử đúng đắn, và nièm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc dại phá Quân Thanh: sự thảm hại của quan tướng nhà Thanh và vua tôi :Lê Chiêu Thống. 1. Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ và cuộc tấn công thần tốc đại phá quân thanh *)- Hành động mạnh mẽ và quyết đoán - Trí tụê sáng suốt, sâu xa, nhảy bén. - ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. - Tài dụng binh như thần *) Hành động : Nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết -Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, mất cả vùng đất rộng lớn nhưng vẫn không hề nao núng, lại” định thân chinh cầm quân đi ngay” - Trong một thời gian rất ngắn, hơn một tháng( từ 24/ 11 đến 30 / 12) , Nguyễn Hụê đã làm nhiều việc như sau: + Tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng Đế + Đốc suất đại binh ra Bắc + Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn + Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An + Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng *) Trí tuệ: - Phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta + Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc phương Bắc + Nêu bật dã tâm của giặc( giết hại nhân dân, vơ vét của cải.) + Kêu gọi quan, lính đồng tâm hiệp lực và ra kỉ luật nghiêm. -Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện rất rõ qua cách xử trí của các tướng sĩ tại Tam Điệp. *) ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trong rộng của vua Quang Trung: - Vua nói như đinh đóng cột là “ phương lược tiến đánh đã có sẵn” lại còn tính đến cả kế sách ngoại giao sau khi chiến thắng để dẹp bỏ binh đao vĩnh viễn mà nuôi lực lượng. - Ông cho khao quân ăn tết sớm, và hẹn sẽ chiếm lại Thăng Long vào ngày mồng 7 năm mới. Và trong thực tế, chiến thắng đã đến sớm hơn cả ngày hẹn. *) Tài dụng bing của vua Quang Trung: - Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân ( Huế) thì ngày 29 đã tới Nghệ An. - Tại Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn nhưng chỉ trong một ngày. - Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, họp quân, ra kế hoạch chiến đấu. - Đêm 30 tháng chạp lên đường tiến quân ra Thăng Long, vừă hành quân, vừa đánh giặc chỉ trong 5 ngày( vượt kế hoạch 2 ngày ) - Hành quân xa liên tục với quy mô rất lớn mà cơ nào, đội nấy vẫn chỉnh tề, chiến đấu nhịp nhàng, hiệu quả, trong khi đó có tới một vạn quân mới tuyển trước đó và ngày. *) Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận: - Thân chinh cầm quân với tư cách tổng chỉ huy chiến dịch thưc sự: hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưa tính kế. - Lãnh đạo tài tình: + Bắt sống quân do thám ở Phú Xuyên để giữ bí mật tạo bất ngờ. + Vây kín làng Hà Nội + Công phá đồn Ngọc Hồi lấy ván ghép... Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét tính cách mạnh mẽ, quả cảm, có trí tuệ sáng suốt nhảy bén, có tài dụng binh như thần; là linh hồn của chiến công vĩ đại. *) Đội quân của Quang Trung khi xung trận: - Giữ vững kỉ luật, tuân theo chiến lược của vua Quang Trung: bắt sống hết quân do thám giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ - Đội quân có khí thế tiến công hừng hực và áp đảo khiến kẻ thù khiếp vía 2. Số phận của kẻ xâm lược và kẻ bán nước - Là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết được tình hình thực hư ra sao, lại còn kiêu căng, tự mãn chủ quan khinh địch. Cho quân lính mặc vui chơi. - Không đề phòng, chỉ lo yến tiệc vui chơi Khi quân Tây Sơn đến thì chỉ biết tháo chạy. Quân lính khi lâm trận thì ai nấy đều rụ rời chân tay, xin hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết - Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông đã vì mưu lợi riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. - Bọn họ phải chịu nỗi nhục của kẻ đi càu cạnh , van xin, không còn tư cách bậc quân vương - Kết cục đã phải chịu chung só phận bi htảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa thái hậu ra , chạy bán sống, bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông. Khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “ nhìn nhau than thở oán giận chảy nước mắt”. - Sau này chạy sang Tàu, vua tôi Lê Chiêu Thống còn phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như ngườ Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tà nơi đất khách quê người. *)Miêu tả tướng nhà Thanh với nhịp điệu nhanh , mạnh, hối hả. Ngòi bút miêu tả khách quan, nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hề, sung sướng của người thắng trận trước sự đại bại của kẻ bán nước. - Miêu tả Lê Chiêu Thống chậm hơn,tý mỉ hơn: những giọt nước mắt thương cmr của người thổ hào, nước mắt thương cảm của vua tôi Lê Chiêu Thống. 3. tổng kết Ghi nhớ: (SGK) * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .... .... &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: / / 2010 tiêt 25 : Sự phát triển của từ vựng (tiếp) a. mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Nắm được sự phát triển nghĩa của từ ngữ, từ vựng của một ngôn ngữ và có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng các từ ngữ nhờ: + Cấu tạo thêm từ mới + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài - Rèn ruyện kĩ năng sự dụng từ. tổ chức các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Bài cũ: Từ vựng có sự biến đổi và phát triển như thế nào? Cho VD. 3.Bài mới Hoạt động của Gv và HS GV nêu yêu cầu bài tập HS thực hiện theo nhóm ( mỗi nhóm 1 từ ), trình bày trên bảng Em hãy cho biết đây là cách tạo từ mới nào? ? Từ những bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là tạo từ mới? ý nghĩa của viẹc tạo từ mới? Nội dung cần đạt I . tạo từ mới 1.Bài tập SGK, tr 72 a) Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sự dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. + Điện thoại nóng: điện thoại dành riêng để tiếp nhận và giải quyết vấn đề khẩn cấp vào bất kỳ lúc nào. + Kinh tế tri thức: nến kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. + Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách có ưu đãi. + Sở hữu trí tuệ: quyến sở hữu đối vơi sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được tác giả bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế. b). + Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng. + Tin tặc: Kẻ dùng kỹ thuạt xâm nhập trái phép vào dữ liệu máy tính của người khác đẻ khai thác hoặc phá hoại. Phương thức tạo từ mới ghép các tiếng lại với nhau => ghép chính phụ VD : Cơm ghép với bụi thành cơm bụi Xe ghép với máythành xe máy *) Tạo từ mới là mọt cách phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách kết hợp với từ tố có sẵn trong ngôn ngữ để tạo nên một từ mới. Làm cho vốn từ của chúng ta phong phú hơn. II. mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài HS tìm từ Hán Việt, lên bảng làm bài Gv bổ sung HS làm miệng, nhân xét GV bổ sung ? Tại sao chúng ta phải mượn từ nước ngoài? ? Vậy thế nào là mượn từ nước ngoài? ? Em hãy lấy một số VD về sự vay mượn đó? ? Em hãy cho biết, trong quá trình mượn từ nước ngoài, chúng ta cần có những tuân thủ nào? 1.Bài tập 1. SGK, tr 37 a) Thanh minh, tiết, lễ, tạo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân, b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc,.. 2. Bài tập 2: a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong( AIDS). b) Ma – két – tinh: =>Những từ này có nguồn góc từ châu Âu (nước Anh) - Mượn từ nước ngoài để làm phong phú cho vốn từ. Mượn từ nước ngoài là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách vay mượn, Việt hoá các từ ngữ của tiếng nước ngoài mà tiếng Việt chưa có để sử dụng.Tiếng Việt có một hệ thống vay mượn tiếng nước ngoài rất phong phú như: tiếng Hán, Pháp, Anh, Nga, trong đó phổ bién nhất là mượn từ Hán -VD: + Vay mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê phán, phê bình,.. + Vay mượn tiếng Pháp: Ca nô, ô tô, ra -đi- ô, cà phê, công tắc, + Vay mượn tiếng Anh: phim, chát in – tơ- nét, 3. Những nguyên tắc của việc mượn từ: - Không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện, từ mượn đôi khi phải được Việt hoá và phải dùng thích hợp với hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. - Dùng từ mượn phải đúng lúc, đúng chỗ. III. luyện tập Bài tập 1 SGK, tr 74 X + hoá: ô xi hoá, lão hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, X + trường: chiến trường, nông trường, thương trường, thao trường, Bài tập 2 SGK, tr 74 + Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thồng Camera giữa các địa điểm cách xa nhau. + Thương hiệu: nhẫn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh). . Bài tập 3: - Mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ - Mượn ngôn ngữ châu Âu: xa phòng, ô tô, ra- đi- ô, ô xi, cà phe, ca nô. Bài tập 3: HS: Tự là hoặc làm ở nhà. * GV: Củng cố nội dung bài học. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .. ... &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Tài liệu đính kèm: