Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Tiết 11, 12

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Tiết 11, 12

BÀI 11 – TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG.

VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 - CM được sự tiến hoá của người đối với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.

 - Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.

2. Kỹ năng:

 - Phân tích tổng hợp, tư duy lôgíc.

 - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

3. Thái độ:

 - GD ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ vận động để thân hình cân đối.

II. Tích hợp: Kĩ năng sống.

* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.

 - Kĩ năng so sánh phân biệt, khái quát tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.

 - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động ở người so với thú.

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề khi xác định cách luyện tập thể thao, lao động vừa sức, kĩ năng ra quyết định khi xác định thói quen rèn luyện thể thao thường xuyên, lao động vừa sức, làm việc đúng tư thế.

 - KN tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Lớp: 8, tiết 1, ngày 18/9/2012, sĩ số ....., vắng.... 
TIẾT 11
BÀI 11 – TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG.
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
	- CM được sự tiến hoá của người đối với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
	- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
2. Kỹ năng: 
	- Phân tích tổng hợp, tư duy lôgíc.
	- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ: 
	- GD ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ vận động để thân hình cân đối.
II. Tích hợp: Kĩ năng sống.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Kĩ năng so sánh phân biệt, khái quát tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.
	- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động ở người so với thú.
	- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi xác định cách luyện tập thể thao, lao động vừa sức, kĩ năng ra quyết định khi xác định thói quen rèn luyện thể thao thường xuyên, lao động vừa sức, làm việc đúng tư thế.
	- KN tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
	- Giáo án, SGK, SGV.
	- Tranh vẽ các hình trong SGK.
	* Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
	- Thảo luận nhóm
	- Động não
	- Vấn đáp tìm tòi
2.Học sinh: 
	- Học bài và chuẩn bị bài mới.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HNêu nguyên nhân sự mỏi cơ? Biện pháp chống mỏi cơ?
	- Đáp án: Phần 1,2 mục II bài 10.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1 
TÌM HIỂU SỰ TIẾN HOÁ CỦA XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI XƯƠNG THÚ
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS làm bài tập ở bảng 11 – Trả lời câu hỏi.
+ Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghin với tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân và lao động ? 
- GV gọi đại diện đọc kết quả. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Làm bài tập.
- Trẩ lơi câu hỏi.
- Đại diện trả lời nhận xét.
I. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú:
- Nội dung : Bảng 11.
- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.
 Bảng 11: Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú.
Các phần so sánh.
ở người.
ở thú.
- Tỷ lệ sọ/ mặt.
- Lồi cằm xương mặt.
- Lớn.
- Phát triển.
- Nhỏ.
- Không có.
- Cột sống.
- Lồng ngực.
- Cong ở 4 chỗ.
- Nở sang 2 bên.
- Cong hình cung.
- Phát triển theo hướng lưng bụng.
- Xương chậu.
- Xương đùi.
- Xương bàn chân.
- Xương gót.
- Mở rộng.
- Phát triển, khoẻ.
- Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm.
- Lớn, phát triển về sau.
- Hẹp.
- Bình thường.
- xương ngón dài, bàn chân phẳng.
- Nhỏ.
HOẠT ĐỘNG 2
 TÌM HIỂU SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ CƠ NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ THÚ.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện như thế nào? 
- Mở rộng: Trong quá trình tiến do ăn thức ăn chín, sử dụng các công cụ ngày càng tinh sảo do phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ ở người đã tiến hoá đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nói và tư duy, con người đã khác xa vơí động vật.
- Suy nghĩ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
II. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú:
- C ơ nét mặt -> biểu thị trạng thái khác nhau.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ tay phân hoá thành 5 nhóm nhỏ như gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón, đặc biệt là cơ co ngón cái.
- Cơ chân lớn, khoẻ.
- Cơ gập ngửa thân.
HOẠT ĐỘNG 3
 TÌM HIỂU CÁCH VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS chia nhóm thảo luận làm bài tập mục SGK.
- Bản thân các em có bị vẹo cột sống không? Tại sao? Làm thế nào để tránh bị vẹo cột sống?
- Thảo luận làm bài tập.
- Trả lời câu hỏi.
III. Vệ sinh hệ động:
- Để xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
+ Rèn luyện thân thể, lao đông vừa sức.
- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý:
+ Mang vác đều cả 2 vai.
+ Tư thế ngồi, làm việc ngay ngắn không nghiêng vẹo.
3. Củng cố: 
	- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2 SGK/39.
	- Đọc ghi nhớ và nêu các kiến thức cơ bản. 
4. Dặn dò: 
	- YC HS về học bài và chuẩn bị bài mới
	- Chuận bị những dụng cụ để tiết sau thực hành.
	Lớp: 8, tiết 1, ngày 21/9/2012, sĩ số ....., vắng.... 
TIẾT 12
BÀI 12 – THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
	- Biết các thao tác sơ cứu khi gặp người gãy xương.
	- Biết cố định xương cẳng tay khi bị gãy.
2. Kỹ năng:
	- Rèn đôi tay khgéo léo cho học sinh.
3. Thái độ: 
	- Rèn ý thức thực hành nghiêm túc.
II. Tích hợp: Kĩ năng sống.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Kĩ năng hợp ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu, băng bó khi bị gãy xương.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
	- Giáo án, SGK, SGV.
	- Chuẩn bị nẹp, băng y tế, dây, vải.
* Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
	- Dạy luận nhóm
	- Trực quan
2.Học sinh: 
	- Học bài và chuẩn bị bài mới.
	- Chuẩn bị các dụng cụ theo yêu cầu của GV.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú ?
	- Đáp án: Mục II – Bài 11.
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1
 TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC HS chia nhóm trả lời:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương?
+ Khi gặp người bị gãy xương chúng ta phải làm gì?
- Chia nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Nêu các nguyên nhân.
+ Phải sơ cứu.
I. Nguyên nhân gãy xương:
- Nguyên nhân: Gãy xương do nhiều nguyên nhân( tai nạn, ngã )
- Khi gặp người bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ.
- Không được nắn bóp bừa bãi.
 HOẠT ĐỘNG 2
 THỰC HÀNH SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung.
- YC các nhóm nghiên cứu SGK / 40, 41.
- Tự thực hiện các thao tác theo từng nhóm.
- GV quan sát uốn nắn các nhóm thực hành cho đúng, giúp đỡ những nhóm yếu.
- Gọi từng nhóm lên thực hành.
- Các nhóm đánh giá nhận xét.
- Gv chốt kiến thức.
- Chia nhóm nghiên cứu thông tin.
- Thực hành.
- Các nhóm thực hành.
- Nhận xét đánh giá.
- Chú ý lắng nghe.
II. Tập sơ cứu và băng bó:
* Sơ cứu: đặt 2 nẹp gỗ tre vào 2 bên chỗ gãy xương.
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ gãy xương.
* Băng bó cố định:
- Với xương ở cổ tay: Dùng băng y tế cuốn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
- Với xương ở cổ chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
3. Củng cố:
	 - GV nhận xét đánh giá giờ thực hành.
4. Dặn dò: 
	- YC HS về làm bài thu hoạch.
	- Nghiên cứu trước bài 13.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(2).doc