Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 81: Hà Thị Huyền

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 81: Hà Thị Huyền

TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. Mục tiêu cần đạt :

- Củng cố lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã được học

- Chủ động phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung cũng như khả năng diễn đạt

- Rèn kĩ năng diễn đạt, ý thức tự giác, tích cực ôn bài

B. Chuẩn bị của gv & hs:

- GV: Soạn giáo án, bảng phụ

- HS: Ôn tập phần thơ và truyện hiện đại.

C. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P , KP .

2. Bài cũ : Kiểm tra việc ôn bài của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Gv thông qua đáp án? (Xem giáo án tiết 76)

- Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS .

* Ưu điểm : Phần trắc nghiệm đa số các em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận- câu 1 phần đông các em hoàn thành, nắm được tình huống truyện.

* Nhược điểm : Phần tự luận câu 1, một số em không đọc kĩ yêu cầu đề nên giải quyết chưa triệt để. Câu 2, phần đông các em mắc lỗi khi phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai, chưa đọc kĩ đề, không nắm được yêu cầu đề nên phân tích hết tâm trạng của ông Hai trong toàn truyện và khi phân tích thì tách nội dung ra khỏi nghệ thuật. Khi các em phân tích tâm trạng nhân vật còn nói suông, chung chung không nhớ chi tiết truyện hay những lời đối thoại độc thoại để đưa vào đoạn văn của mình.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 81: Hà Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17	 Ngày soạn 15/12/2012
TIẾT 81 	 Ngày dạy 18/12/2012
TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. Mục tiêu cần đạt :
- Củng cố lại kiến thức về thơ và truyện hiện đại đã được học
- Chủ động phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung cũng như khả năng diễn đạt
- Rèn kĩ năng diễn đạt, ý thức tự giác, tích cực ôn bài
B. Chuẩn bị của gv & hs:
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ
- HS: Ôn tập phần thơ và truyện hiện đại. 
C. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Kiểm tra việc ôn bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Gv thông qua đáp án? (Xem giáo án tiết 76)
- Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS .
* Ưu điểm : Phần trắc nghiệm đa số các em hoàn thành với kết quả tốt. Phần tự luận- câu 1 phần đông các em hoàn thành, nắm được tình huống truyện.
* Nhược điểm : Phần tự luận câu 1, một số em không đọc kĩ yêu cầu đề nên giải quyết chưa triệt để. Câu 2, phần đông các em mắc lỗi khi phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai, chưa đọc kĩ đề, không nắm được yêu cầu đề nên phân tích hết tâm trạng của ông Hai trong toàn truyện và khi phân tích thì tách nội dung ra khỏi nghệ thuật. Khi các em phân tích tâm trạng nhân vật còn nói suông, chung chung không nhớ chi tiết truyện hay những lời đối thoại độc thoại để đưa vào đoạn văn của mình.
*Hướng dẫn sửa lỗi sai : 
 - Gv trả bài cho HS để các em :- Gv yêu cầu HS đổi bài cho nhau, phát hiện lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Sau đó Gv gọi 3 HS nêu ví dụ về lỗi sai trong bài của bạn và đề xuất hướng khắc phục ( theo mẫu).
- Gv sửa lại cho HS.
* Kết quả cụ thể: 
Lớp
Điểm
>= 8
>=5
< 5
<=3
9A3
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Đọc, nhớ những đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong văn bản 
- Ôn tập tiết sau Ôn tập TLV.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 17	 Ngày soạn :16/12/2012
Tiết 82	 Ngày dạy :18 /12/2012 
HDĐT : NHỮNG ĐỨA TRẺ
	- M. Go-rơ-ki - 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông .
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và gá trị nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ. 
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Những đóng góp của M. Go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích .
2. Kĩ năng : 
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
-Vận dụng các kiến thức về thể loại kết hợp vơi các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện .
3. Thái độ:
- Biết cảm thông, chia sẻ với những con người bất hạnh.
 C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
C Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản Cố hương .
C Qua sự đổi thay của cảnh và người ở mà tác giả gới thiệu trong văn bản, em cảm nhận được gì về xã hội Trung Quốc đương thời? Ở Việt Nam ta có giai đoạn nào như vậy không?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài : Là một nhà văn lớn Nga có tuổi thơ cay đắng, với bút danh là Go-rơ-ki- > cay đắng.M.Go-rơ-ki viết nhiều về con người Nga và đặc biệt thể hiện lòng thương cảm với những người gặp hoàn cảnh bất hạnh. Trong đoạn trích Những đứa trẻ tác giả kể câu chuyện cảm động về những đứa trẻ ở kế bên nhà mình, đồng thời thể hiện niềm thương cảm với chúng.
* Tiến trình bài học:
 Hoạt động của Gv & HS
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- Gọi hs đoc phần chú thích dấu sao 
CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm ? ( sgk)
C Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản:
- Giáo viên hướng dẫn cho hs đọc kể đoạn trích : Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp; phát âm chính xác. Yêu cầu HS tự đọc ở nhà .
- Giải thích từ khó : Cho hs đọc phần chú thích sgk
C Xác định bố cục và nội dung từng phần của truyện Những đứa trẻ ? 
Phần 1 : từ đầu đến ấn em nó cúi xuống – Những đứa trẻ gặp nhau
Phần 2 : Tiếp theo cho đến không được đến nhà tao – Những đứa trẻ bị cấm đoán
Phần 3 : còn lại –Những đứa trẻ lại gặp nhau. 
CKể tóm tắt nội dung văn bản ?
C Nhân vật chính của văn bản này là ai? Vì sao em xác định như vậy ? 
->Nhân vật kể chuyện xưng tôi, nhân vật tôi xuất hiện trong mọi sự việc được kể. 
 Gọi hs đọc đoạn 1
C Những đứa trẻ hàng xóm của Go-rơ-ki có hoàn cảnh ra sao ? Theo em, hoàn cảnh của những đứa trẻ trong câu chuyện có ở cuộc đời thực không ?
C Em nhận xét gì cách kể chuyện của tác giả khi kể về hoàn cảnh của những đứ trẻ? Qua đó, em thấy chúng là những đứa trẻ ntn ?
C Cuộc gặp gỡ, trò truyện lúc đầu giữa nhân vật “ tôi” với ba bạn nhỏ diễn ra ở đâu? Chúng nói với nhau những chuyện gì ? 
-> Cuộc gặp gỡ, trò chuyện lúc đầu giữa “tôi” và mấy đứa nhỏ con ông đại tá diễn ra trên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho .Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau : các cậu có bị ăn đòn không ? Nói chuyện về sở thích nuôi chim 
CTại sao A-li-ô-sa lại khó tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như mình, và cảm thấy tức thay cho chúng? 
->Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố, chúng lại hiền lành và yếu ớt
C Vì sao những bon trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của ông bố ? 
-> Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoat nạn 
CHình ảnh bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em cảm nghĩ gì? 
- Những đứa trẻ mồ côi mẹ thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần được người lớn chở che, đùm bọc .Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ . Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích
C Vì sao, kho đó A-li-ô-sa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại? 
->Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng.
C Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn trích này có gì đặc biệt? 
->Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp kể tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực, xúc động và đầy cảm xúc. Kết hợp chuyện đời thường và chuyện cổ tích .
C Tâm hồn trẻ thơ được thể hiện như thế nào qua buổi trò chuyện ấy? 
->Trẻ thơ rất dễ đồng cảm với nhau, nhất là khi các em có cùng cảnh ngộ . Tuổi nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, thường sống với thế giới cổ tích. 
CÔng đại tá đã có những lời nói và hành động nào để cấm bọn trẻ không được chơi với nhau? 
- Lời nói : “ Đứa nào đây?” , “ Đứa nào gọi nó sang?”, “ Cấm không được đến nhà tao?”
- Hành động : Nhanh chóng đẩy ra khỏ cổng một đứa trẻ là bạn đã từng cứu sống con mình? 
CVì sao ông đại tá lại cấm bọn trẻ chơi với nhau ? 
- Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường , một bên là quan chức giàu sang.
CEm có nhận xét gì về con người này qua hành động và lời nói? 
->Một người thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn 
C Khi người cha xuất hiện thì bọn trẻ có hành động gì ? Em hiểu được gì qua hành động đó của bon trẻ? 
-> Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn. Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu , đáng thương 
- Yêu cầu HS theo dõi phần 3.
C Mặc dù bị ông bố cấm đoán, mấy đứa trẻ vẫn tìm cách gặp gỡ nhau để trò chuyện. Chúng chơi với nhau ở đâu và nói với nhau những chuyện gì ? 
- Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “ tôi” và hàng rào nhà Ôp–xi-an-ni-cốp. 
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, 
CEm có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ từ những chi tiết này ? 
-> Cuộc sống âm thầm, cô độc thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt
C Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này,A-li-ô-sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào? 
->Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. 
CTừ đó, em hiểu như thế nào về cuộc sống của bọn trẻ? 
->Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ  Đó là cuộc sống bất hạnh.
C Qua tìm hiểu em cảm nhận được gì về tài năng của tác giả cũng như giá trị của văn bản?
CMấy đứa trẻ vừa nhắc đến gì ghẻ-mẹ khác, A-li-ô-sa liên tưởng đến mụ ghì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích. 
-> Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết “mẹ thật” đã mất – liên tưởng đến chi tiết chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh bà nhân hậu . Mỗi lầm nhắc đến bà ngoại là để nói đến chuyện cổ tích. 
CNhững vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn? 
->Gắn bó, thủy chung, chân thành
* Hướng dẫn tổng kết.
- Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ, gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
CNêu ý nghĩa của văn bản?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
-GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ : SGk
- Thể loại : Truyện hiện đại 
II. Đọc- tìm hiểu văn bản 
1. Đọc và giải nghĩa những từ khó .
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1. Bố cục : 3 phần 
2.2. Phân tích 
a. Những đứa trẻ gặp nhau:
* Hoàn cảnh của những đứa trẻ :
- Mẹ mất, bà cũng không còn 
-Sống với một người cha thô lỗ, thiếu tình thương 
-> Kể chuyện chân thực
-> Những đứa trẻ bất hạnh
* Cuộc gặp gỡ :
-Trước hết bọn trẻ hỏi thăm nhau : các cậu có bị ăn đòn không ? 
- Nói chuyện về sở thích nuôi chim 
-Kể cho nhau nghe chuyện cổ tích 
-> Chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp kể tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực, xúc động và đầy cảm xúc. Kết hợp chuyện đởit hường và chuyện cổ tích 
->Tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm.
b. Những đứa trẻ bị cấm đoán
- Lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn . 
-> Bọn trẻ bị bố áp chế, cam chịu , đáng thương 
c, Những đứa trẻ lại gặp nhau. 
- Chúng bí mật hẹn hò nhau chốn gặp gỡ. Đó là ngách hẹp giữa bức tường nhà “ tôi” và hàng rào nhà Ốp -xi-an-ni-cốp. 
- Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, 
-> Cuộc sống đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ  Đó là cuộc sống bất hạnh
3.Tổng kết:
a) NT:-Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau.
- Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm.
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sang, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
III. Hướng dẫn tự học :
-Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “ tôi” về tình bạn tuổi thơ.
- Soạn bài : Tập làm thơ tám chữ ; Ôn tập chuẩn bị thi học kì .
D.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 tuan 17 T81 82.doc