Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9, 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9, 10

Tiết 40 ( Trích “ Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)

 I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và Lục Vân Tiên và KNN.

- Thấy được Lục Vân Tiên không những là người anh hùng nghĩa hiệp mà còn là một người hào hiệp , biết thông cảm chia sẻ với người bị hại vừa là người lịch sự , có cách cư xử khéo léo , có văn hóa

- Thấy được Kiều Nguyệt Nga là một người phụ nữ hiếu thảo , có văn hóa , trọng ơn nghĩa

2.Kỹ năng:

- Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.

- Nhận diện và hiểu được các từ địa phương Nam bộ được dùng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng theo quan niệm đạo đức mà NĐC đã khắc họa trong đoạn trích.

3.Thái độ:

- Tin yêu tầng lớp nhân dân lao động.

- Tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án., tranh Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên

- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu câu hỏi SGK

III .Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:

 2 .Kiểm tra bài cũ;

 Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, phân tích giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo của đoạn trích?

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( TT)
Tiết 40 ( Trích “ Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)
 I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và Lục Vân Tiên và KNN.
- Thấy được Lục Vân Tiên không những là người anh hùng nghĩa hiệp mà còn là một người hào hiệp , biết thông cảm chia sẻ với người bị hại vừa là người lịch sự , có cách cư xử khéo léo , có văn hóa 
- Thấy được Kiều Nguyệt Nga là một người phụ nữ hiếu thảo , có văn hóa , trọng ơn nghĩa 
2.Kỹ năng:
- Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được các từ địa phương Nam bộ được dùng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng theo quan niệm đạo đức mà NĐC đã khắc họa trong đoạn trích.
3.Thái độ:
- Tin yêu tầng lớp nhân dân lao động.
- Tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án., tranh Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên 
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu câu hỏi SGK
III .Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2 .Kiểm tra bài cũ; 
 Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, phân tích giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo của đoạn trích?
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài ( dựa vào nội dung phần trước để dẫn vào nội dung tiết học ) 
b. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: ( tt)
? Sau khi đánh tan lũ cướp, Lục Vân Tiên đã ứng xử như thế nào với hai cô gái?
? Cách ứng xử đó mang nét tính cách gì ở chàng?
H: Qua nhân vật Lục Vân Tiên , Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm điều gì ? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Kiều Nguyệt Nga 
? Kiều Nguyệt Nga đã nói gì với Lục Vân Tiên?
? Qua những lời giải bày của nàng, em thấy Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua 2 nhân vật này?
Hoạt động 4:Hướng dẫn học sinh tổng kết 
? Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả theo phương thức nào?
? Ngôn ngữ của tác giả ra sao?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh đọc thêm nội dung SGK
Học sinh trả lời 
- Đến bên xe để hỏi han hai cô gái , an ủi họ , quan tâm chân thành vô tư .
-Chàng không nhận ơn của Kiều Nguyệt Nga , từ chối lời mời về thăm nhà
=> Điều đó không những thể hiện sự khiêm nhường, giản dị mà còn xuất phát từ quan niệm về lẽ sống của người anh hùng .
“ Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” 
“ Làm ơn há dễ cho người trả ơn” 
 - HS trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung .
- Tác giả gởi gắm niềm tin và khát vọng của mình về một trang anh hùng vì dân dẹp loạn 
HS trả lời .
- Nghe LVT hỏi :
Kiều Nguyệt Nga đã trả lời cặn kẻ , chân tình , giải bày nguyên do
- Ngôn ngữ giao tiếp lịch sự , tế nhị , khiêm nhường , “ chút tôi ,quân tử, tiện thiếp” 
- Mong muốn được trả ơn, mời Vân Tiên về nhà mình để được đền ơn chu đáo 
- Tự nguyện gắn bó đời mình với LVT bởi lẽ:
“ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy 
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi” 
=> Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các , nết na ,e lệ , có học thức , được giáo dục cẩn thận , Thể hiện chân thành niềm cảm kích cái ơn của LVT đã cứu mạng , cứu cả cuộc đời trong trắng của mình . Nguyệt Nga là một cô gái đáng thương , đáng quý , đáng trọng , một người yêu , người vợ tương lai lí tưởng , rất xứng đáng với người anh hùng .
II. Phân tích ( tt) 
1. Nhân Vật Lục Vân Tiên 
a. Lục Vân Tiên đánh cướp 
b. Lục Vân Tiên sau khi đánh tan bọn cướp đường .
- Gặp Kiều Nguyệt Nga 
- Đến hỏi han,động lòng an ủi họ rất đàng hoàng.(dẫn chứng).
- Khước từ mọi đề nghị trả ơn của Kiều Nguyệt Nga Ž Làm việc nghĩa là việc làm tự nhiên, là bổn phận của kẻ làm trai (dẫn chứng).
ð Cách ứng xử mang tinh thần nghĩa hiệp đó bộc lộ tư cách của người chính trực, trọng nghĩa khinh tài (coi trọng tình nghĩa, khinh rẻ tiền tài).
ð Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, là lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Giới thiệu về mình những lời dịu dàng mực thước
Ž Cử chỉ, lời nói của Kiều Nguyệt Nga chứng tỏ nàng là con gái của gia đình khuê các, có giáo dục,nàng thuỳ mị , nết na,có học thức nên đằm thắm ân tình.
- Tự nguyện gắn bó đời mình với Lục Vân Tiên
ð Nét đẹp của Kiều Nguyệt Nga là nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.Qua nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga Ž giáo dục đạo lí làm người.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ sgk) 1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói
- Mang nhiều tính chất dân gian.
- Nhân vật đặt trong mối quan hệ xã hội
- Ngôn ngữ mộc mạc , giản dị, mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ.
2. Nội dung 
- Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng , hào hiệp trượng nghĩa .
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam 
- Ước mơ về người anh hùng dẹp loạn .
IV. Luyện tập ( đọc thêm nội dung SGK)
4. Củng cố : 
- Qua việc làm , cử chỉ , lời nói của nhân vật LVT và Kiều Nguyệt Nga , em thấy hai nhân vật này có những phẩm chất đáng quý nào ? Theo em NĐC xây dựng hai nhân vật này nhằm thể hiện điều gì ? 
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng đoạn trích , nắm chắc nội dung phần phân tích trên lớp .Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo “ Lucjh vân Tiên gặp nạn” 
Tiết 41, 41* LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN 
 ( Trích “LVT” của Nguyến Đình Chiểu )
I. Mục tiêu cần đạt::
 1.Kiến thức:
 - Sự đối lập giữa cái thiện-cái ác, thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu.
 - NT sắp xếp tình tiết và NT sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.
2.Kỹ năng:
 - Đọc –hiểu một đoạn trích truyện thwo trong VH trung đại.
 - Nắm được sự việc trong đoạn trích.
 - Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện-ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
3.Thái độ:
 - Lên án, tố cáo cái ác, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện.
II.Nâng cao. Mở rộng:
 - Quan điểm nhân dân của NĐC
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, Tranh Truyện LVT
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 C. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ;
Đọc thuộc lòng đoạn trích và phân tích hình ảnh Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
+Trả lời: Đọc chính xác thơ (3đ); Phân tích được hành động nghĩa hiệp diễn cảm (4đ); Nêu cảm nhận (3đ)
3-Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Lòng ghanh ghét đố kị của Trịnh Hâm đã biến hắn thành kẻ độc ác, nhẫn tâm ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe dọa đến bước đường công danh của hắn. Nói như nhà nghiên cứu Hoài Thanh: “ Mối oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một kẻ tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ” Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
b. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Hướng dẫn tìm hiểu chung.
-Gọi học sinh đọc chú thích.
-GV mở rông bổ sung.
-Đọc đoạn trích.
-Giáo viên đọc mẫu một đoạn: Chú ý nghắt nhịp nhanh gọn ở những hành động của Trịnh Hâm và hành động của Ngư ông.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần ? 
HOẠT ĐỘNG 2:
H: Đoạn trích kể sự việc Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào?
H: Em hãy giải thích rõ tình cảnh của thầy trò Lục Vân Tiên?
H: Vì sao Trình Hâm quyết tình hảm hại Lục Vân Tiên?
-GV bình.
H: Hắn đã lên kế hoạch và hành động như thế nào?
H: Hắn đã có những hành động và việc làm làm gì ? 
H:Qua đó ta thấy Trịnh Hâm là con người như thế nào ? 
Nếu là em trong trường hợp này em sẽ xử sự ra sao? 
( GV giáo dục học sinh)
H: Em có nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này?
HOẠT ĐỘNG 3:-Hướng dẫn phân tích Việc làm , hành động ông Ngư.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn ông Ngư cứu LVTiên.
H: Cảnh gia đình ông Ngư chữa chạy cho LVTiên được tác giả miêu tả như thế nào? Nhịp thơ ra sao?
H:Phân tích hai câu thơ: “Hối con....mặt mày”.
H: Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư ông đã nói với chàng như thế nào?
-Cho HS phát hiện những câu nói thể hiện tình cảm của ông Ngư.
*GV bình.
H: Ông Ngư giải bày quan điểm sống của mình như thế nào?
( Cho học sinh thảo luận nhóm)
H:Em hiểu được gì về Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật này?
*GV bình: Ông đã gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện , vào người lao dộng bình thường -> quan điểm nhân dân rất tiến bộ vì xấu ác thường lẫn sau mũ cao áo dài, còn tốt đẹp ở bền vững ở những người nghèo nhân hậu vị tha.
HOẠT ĐỘNG 4:-Hướng dẫn tổng kết:
H:Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HOẠT ĐỘNG 5: 
-Luyện tập:
Đọc diễn cảm đoạn trích.
Làm bài tập SGK tr121
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-2 HS đọc đoạn trích.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
Bố cục: 2 phần.
-Hành động giết người của Trình Hâm
-Gia đình ông Ngư.
-1HS trả lời 
 HS khác nhận xét 
+Bi đát bơ vơ, Trịnh Hâm trói Tiểu đồng rồi tìm cơ hội ra tay.
- HS trả lời , HS khác nhận xét .
+Đố kị ghen ghét tài năng, lo cho đường tiến thân của mình.
+Kế hoạch: Phân tán thầy trò Vân Tiên lúc Vân Tiên bị mù.
*Các nhóm thảo luận.
+Xô chàng xuống nước
+ Thời gian “ Đêm khuya”lúc mọi người đang ngủ say 
+ Không gian “ Lặng ngắt , mịt mờ sương bay”
+ Lựa chỗ sâu nhất để xô Vân Tiên “ Xuống vời”
+ Hành động xong -> giả vờ kêu cứu , để lấy lời “ Phui pha” -> vô cùng độc ác.
+Hành động có toan tính có âm mưu kế hoạch sắp đặt kĩ lưỡng => vô cùng độc ác cố ý giết người.
-1 HS khá trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+8 dòng thơ ngắn nhưng sắp đặt tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
-1 HS đọc 
*Các nhóm thảo luận.
+Ông Ngư vớt Vân Tiên và cả gia đình chữa chạy cho chàng.
+Hành động khẩn trương và ân cần chu đáo củ từng người, mỗi người một việc
=>Hết lòng cứu người bị nạn
HS trả lời 
 HS khác nhận xét .
+Mời Vân Tiên ở lại “hôm mai.. vui”
+Tấm lòng hào hiệp sẳn lòng cưu mang-> độ lượng bao dung nhân ái không tính toán.
“Dốc lòng trả ơn”
*Các nhóm thảo luận:
- Làm nghề chài lưới , sống trên sông nước “ Rày doi mai vịnh”
Làm bạn với “ Gió , trăng”
- Thích sống tự do , tự tại , không bị phụ thuộc =>Sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui.
+Gửi gắm niềm tin vào người lao động.
-HS trả lời 
- HS khác nhận xét 
+Nội dung: Ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác.
+Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, bình dị
- HS đọc diễn cảm.
- HS thực hành bài tập 
I. Tìm hiểu chung:
1 .Vị trí: 
Trích trong phần 2 của tác phẩm.
2. Kết cấu:
Kết cấu phổ biến của truyện cổ dân gian (người tốt gặp nạnŽthần linh và con người cứu giúp)
Ž “Ở hiền gặp lành”
2- Đọc và tìm hiểu chú thích
a- Đọc diễn cảm:
b-Chú thích: (SGK)
3- Bố cục: 2 phần.
-Hành động giết người của Trình Hâm
-Việc làm của gia đình ông Ngư.
II- Phân tích:
1- Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm:
a. Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên 
-Hình ảnh Vân Tiên bơ vơ tội nghiệp
b. Hành động của Trịnh Hâm 
-Động cơ của Trình Hâm: 
Đố kị ghen ghét tài năng, lo cho đường tiến thân của mình.
-Kế hoạch: Phân tán thầy trò Vân Tiên lúc Vân Tiên bị mù.
 ... nội dung liên quan 
+ Những nội dung cơ bản , những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng tác phẩm ? 
+ Ý nghĩa rút ra từ những tác phẩm đã học .
5. Dặn dò : 
- Xem kĩ lại nội dung các bài đã học, kiến thức đã ôn , chuẩn bị kiểm tra 1 tiết .
- Chuẩn bị giấy kiểm tra.
Tuần 10
Tiết 46 KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức: Đánh giá những tác phẩm văn học thời kỳ Trung đại để củng cố kiến thức cho học sinh.
2-Kĩ năng: Hệ thống hóa, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề qua câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
3-Thái độ: Yêu văn thơ Trung đại, biết phân biệt tốt xấu.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đề kiểm tra – đáp án – biểu điểm (trắc nghiệm: 3 điểm; tự luận: 7 điểm )
-Học Sinh: Ôn tập tốt để kiểm tra. 
III- TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA: 
1-Ổn định:
2-Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3-Kiểm tra:
Hoạt động 1: Giáo viên phát đề cho học sinh , dặn dò cách làm bài 
Hoạt động 2 : Thu bài , kiểm tra số bài , cách ghi trong đề kiểm tra 
4. Củng cố , dặn dò : Củng cố , khắc sâu những kiến thức có trong bài kiểm tra , nhắc nhở ý thức làm bài của các em 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 14)
1
0,5
1
0,5
Truyện Kiều
Chuyện người con gái Nam Xương
1
0,5
2
1,0
1
6,0
3
1,5
Lục Vân Tiên
2
1,0
1
1,0
2
1,0
1
1,0
Tổng số câu
2
1,0
4
2,0
1
1,0
1
6,0
6
3,0
2
7,0
ĐỀ BÀI 
I. Trắc nghiệm ( 3,0 điểm )
1.: Nhận xét : “ Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” nói về tác giả:
A. Phạm đình Hổ B. Nguyễn Dữ
C. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu
2. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên trong hồi thứ 14 của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” là:
A. Người mạnh mẽ quyết đoán. 	 C.Là người nhìn xa trông rộng.
B. Người có tài dùng binh và phán đoán như thần	 D.Cả 3 ý kiến trên.
3. Nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là :
a. Nghệ thuật so sánh. 	b. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh ước lệ. 
c. Nghệ thuật nhân hoá. 	d. Dùng điển tích.
4. Không gian trước lầu Ngưng Bích gơi cho em cảm nhận về:
A.Sự mênh mông,hoang vắng.	B.Sự bình dị,trong lành.
C.Sự nhẹ nhàng,sâu thẳm.	 D.Sự nhẹ nhàng,bình dị.
5..Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga”Tác giả miêu tả nhân vật chủ yếu qua:
A.Ngoại hình.	B.Hành động	C.Nội tâm
6. Nghệ thuật chủ yếu trong đoạn trích “Mã Giám Sinh “ mua Kiều:
 A- Kể chuyện kết hợp với miêu tả chân dung.
 B- Tả cảnh ngụ tình
 C- Kể chuyện bằng ngôn ngữ đối thoại.
 D- Tả cảnh thiên nhiên
II- Tự luận : (7 điểm)
Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ :
 “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Truyện Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương”
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
B
A
B
A
Biểu điểm 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
II- Tự luận:
1. Cách hiểu :
- Nguyễn Đình Chiểu muốn nói : Thấy việc nghĩa mà không có hành động ( Không làm ) Thì không phải là người anh hùng . Người anh hùng là phải làm việc nghĩa có ích cho nước có lợi cho dân( 1,0 điểm )
2.Giới thiệu hai tác phẩm viết về người phụ nữ với vẻ đẹp nhan sắc, tâm hồn, tài năng (1điểm)
 -Vẻ đẹp Thúy Kiều: Tài sắc vẹn toàn của bậc giai nhân tuyệt thế (lấy dẫn chứng, phân tích cụ thể) (2.0 điểm)
 -Vẻ đẹp Vũ Nương: Đức hạnh nết na, thủy chung toàn vẹn (lấy dẫn chứng phân tích cụ thể) (2.0 điểm)
 -Khẳng định hai nhân vật phụ nữ đều mang những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tác giả trân trọng ngợi ca. (1 điểm)
Tuần 10
Tiết 47 ĐỒNG CHÍ 
 ( Chính Hữu)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh:
+Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng nchí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ.
+Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu HSượng.
 2.Kĩ năng: Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
 3.Thái độ: Yêu mến kính trong anh bộ đội cụ Hồ.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu hình ảnh người lính thời kì chống Pháp thể hiện trong văn chương., giáo án SGK, SGV.
-Đồ dùng : Hình ảnh người lính đứng gác.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+Câu hỏi: Đọc thuộc 6 câu cuối “Luc Vân Tiên gặp nạn”. Phân tích cuộc sống của ông Ngư ?
+Trả lời: Đọc thuộc (4 điểm)
 Phân tích (6 điểm)
Trong sạch ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên, đấy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình.
3-Bài mới: 
a.Giới thiệu 
Hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp là một biểu tượng hết sức đẹp đẻ là trung tâm của thi ca giai đoạn 1945-1954. Trong số các nhà thơ viết về người lính nỗi bật nhất là nhà thơ Chính Hữu với bài thơ “Đồng chí”.
b. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn tìm hiểu chung.
-Yêu cầu HS đọc chú thích SGK.
H: Nêu khái quát nột số nét chính về tác giả?
H: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Khái quát một số nét cơ bản về đất nước ta năm 1948?
-Gọi 1HS đọc .Chú ý đọc giong tha thiết thể hiện tình cảm giữa những người đồng chí .
H: Em có nhận xét gì về thể thơ cũng như cấu tạo hình thức của bài thơ này ? Phương thức biểu đạt chính? 
HOẠT ĐỘNG 2:
-Hướng dẫn phân tích.
-Gọi HS đọc 7 dòng thơ đầu
H: Bảy dòng thơ đầu tác giả thể hiện điều gì?
H : Nhà thơ lí giải cơ sơ của tình đồng chí như thế nào?
GV cho HS thảo luận nhóm 
H: Cách sắp xếp từ “anh” “tôi” có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?
H:Em có nhận xét gì về câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gồm hai tiếng “Đồng chí”?
*GV bình: Câu thơ tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu trước là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí thì mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn tiếp theo( 10 câu)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H:Tình cảm đồng chí, đồng đội của những người lính thể hiện rất cụ thể giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh?
H: Phân tích hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”?
H: Nêu cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí thể hiện qua 3 câu cuối?
H:Hình ảnh súng và trăng gợi cho em suy nghĩ gì?
*GV bình: (súng – trăng, gần – xa, hiện thưc – trữ tình, chiến sĩ – thi sĩ)
- Hình ảnh đặc sắc Žbức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính Žbiểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.
- Ba hình ảnh gắn kết nhau: người lính – súng – trăng Žsức mạnh của tình đồng đội Žvượt lên tất cả.
HOẠT ĐỘNG 4:
Hướng dẫn tổng kết.
H:Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.?
GV chốt lại ý 
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Thông tin SGK
+Nhà thơ – Người chiến sĩ.
- HS trả lời , HS khác nhận xét 
+Năm 1948
+Tập “Đầu súng trăng treo”
-1 HS khá trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống TD pháp hết sức gian khổ 
-1 HS đọc 
 HS khác nhận xét . Trả lời câu hỏi 
- Thể thơ tự do, có 20 dòng chia làm 2 đoạn.
- Dòng 7, 1 7, 20.
- Tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm.
- Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một sự khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính
- Mạch cảm xúc dồn tụ Žtiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết cụ thể
- Ba dòng cuối Žbiểu tượng giàu chất thơ.
- 1HS đọc diễn cảm.
- HS trả lời –HS khác nhận xét 
+Cơ sở xuất phát của tình đồng chí.
*Thảo luận nhóm – cử đại diện trả lời – HS khác nhận xét 
-Cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khổ:
+Quê anh: nước chua
+Làng tôi: Đất  đá
-Quen nhau lúc ra trận
-Cùng nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
“Súng  đầu”
-Cùng chia sẻ gian khổ.
- HS trả lời –HS khác nhận xét 
+Biểu hiện cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm.
*HS thảo luận .
Đồng chí: những người cùng chí hướng..
* Thảo luận nhóm nhỏ – cử đại diện trả lời – nhóm khác nhận xét 
+Những tâm tư tình cảm
+Cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương.
+Cùng chia sẻ những thiếu thốn gian khổ.
- HS khá trả lời 1 HS khác nhận xét 
+Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+Sự động viên, sưởi ấm tình đồng chí.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Truyền cho nhau hơi ấm chiến trường.
+Đầu súng trăng treo
+Vừa hiện thực vừa lãng mạn.
- 1HS khái quát – 1 HS khác nhận xét 
-HS trình bày khái quát nội dung đã học , các em khác nhận xét bổ sung
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
-Nhà thơ – người chiến sĩ.- thơ của ông Ž viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến Ž tình cảm cao đẹp của người lính.
2. Tác phẩm:
Sáng tác đầu năm 1948 Ž tại nơi ông nằm điều trị bệnh Ž tình cảm sâu sắc, tha thiết của tác giả.
-Trích “Đầu súng trăng treo”.
3- Đọc, tìm hiểu chú thích:
4.Thể thơ: tự do, có 20 dòng chia làm 2 đoạn.
- Cấu trúc gây ấn tượng sâu đậm (- Dòng 7, 1 7, 20)
- Tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm.
II- Phân tích:
1- Cơ sơ hình thành tình đồng chí:
-Cùng hoàn cảnh xuất thân nghèo khổ:
+Quê anh: nước chua
+Làng tôi: Đất  đá
-Quen nhau lúc ra trận
-Cùng nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
“Súng  đầu”
-Cùng chia sẻ gian khổ ngọt bùi “ Đêm rét chung chăn”.
=> Đồng chí: những người cùng chí hướng.
2- Những biểu hiện của tình đồng chí:
-Những tâm tư tình cảm:
+“Ruông nương  cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Giếng. Ra lính”
=>Hiểu biét về cuộc đời tư, cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương.
-Cùng chia sẻ những thiếu thốn gian khổ.
+ “Áo anh  chân không giày”
-Thươngg nhau tay nắm lấy bàn tay
=>Sự động viên, sưởi ấm tình đồng chí.
Truyền cho nhau hơi ấm chiến trường.
3. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” 
- “Đầu súng trăng treo” Žý nghĩa biểu tượng Žliên tưởng phong phú.
Súng, trăng Žgần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu, trữ tình, chiến sĩ - thi sĩ.
ðChất hiện thực và cảm hứng lãng mạn 
+Đầu súng trăng treo
+Vừa hiện thực vừa lãng mạn.
=>Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội, vẻ đẹp tinh thần hòa quyện hiện thực lãng mạn.
III- Tổng kết:
1- Nội dung: Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến => vẻ đẹp tinh thần.
2- Nghệ thuật: Hình ảnh gần gũi, giản dị
IV- Luyện tập:
-Đọc diễn cảm.
4.Củng cố : 
- Qua bài thơ em hiểu được gì về tình đồng chí ? 
- Tình cảm nào trong em được bồi đắp khi đọc bài thơ này? 
5.Dặn dò : 
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Sưu tầm một số bài thơ khác thể hiện hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp.
-Viết bài văn kể lại sự việc miêu tả trong bài thơ.
-Đọc kĩ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trả lời các câu hỏi SGK.
Khánh Bình Tây Bắc , ngày tháng năm 2010
	Kí duyệt của tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 910 sua chat luong cao dung chuan.doc