Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 năm học 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 năm học 2011

 TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa,

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng).

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh củn cố và biết vận dụng những kiến thức từ vựng học ở lớp 7-8: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.

 2. Kỹ năng:

KNBD:Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng hệ thống từ vựng trên một cách chính xác trong khi nói và viết.

*KNS: KN giao tiếp; KN ra quyết định sử dụng từ ngữ thích hợp .

 3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B. Chuẩn bị:

 Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.

 Trò: Ôn lại kiến thức từ vựng đã học.

C. Phương pháp:

vấn đáp, tổng hợp , thực hành luyện tập.

D.Tiến trình lên lớp:

1. ổn định Tổ chức

II.Kiểm tra

III.Bài mới

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy: / /2011 Tuần 9- Tiết 41
 Tổng kết từ vựng
(Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa,
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng).
A. Mục tiêu cần đạt:	
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củn cố và biết vận dụng những kiến thức từ vựng học ở lớp 7-8: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
 2. Kỹ năng: 
KNBD:Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng hệ thống từ vựng trên một cách chính xác trong khi nói và viết.
*KNS: KN giao tiếp; KN ra quyết định sử dụng từ ngữ thích hợp . 
 3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.
	Trò: Ôn lại kiến thức từ vựng đã học.
C. Phương pháp:
vấn đáp, tổng hợp , thực hành luyện tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định Tổ chức 
II.Kiểm tra 
III.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: ppvấn đáp,qui nạp, thực hành.KT động não.
? Thế nào là từ đồng nghĩa 
VD: máy bay- tàu bay- phi cơ.
Bài tập 1:
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
- Chọn cách (d).
GV: Không thể chọn cách a vì không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
- Không thể chọn cách b vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn 3 từ.
- Không thể chọn c vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Bài tập 2: Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
- Xuân chỉ một mùa xuân trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi (chuyển nghĩa theo phương thức hoá dụ lấy bộ phận chỉ toàn bộ).Từ xuân thay thế cho ‘tuổi” để tránh lặp với từ tuổi 
* Hoạt động2: PP vấn đáp, qui nạp. KT động não. 
? Thế nào là từ đồng âm?
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa.
VD: Đường (để ăn)- đường (đi).
Bài tập 1:	
H? Trong trường hợp (a), (b) từ nào là có hiện tượng nhiều nghĩa, từ nào có hiện tượng đồng âm? Vì sao?
Từ “lá” trong “lá phổi” là hiện tượng chuyển nghĩa từ “lá” trong “lá xanh”.
Từ đường là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
* Hoạt động3: pp vấn đáp. qui nạp, thực hành.KT động não.
- Một số từ nhiều nghĩa có thể thuộc cặp từ trái nghĩa.
? Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn chương?
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thế đối, tạo các hiện tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Bài tập:1- Xác định các cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ sau: xấu-đẹp, xa-gần, rộng- hẹp.
* Hoạt động IV: pp vấn đáp, qui nạp, thực hành.
? Hiểu thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
? Em hãy chỉ ra các cấp độ khái quát nghĩa của từ?
- Một số từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
* Hoạt đông V: PP vấn đáp, qui nạp, thực hành.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng “tay”
- Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, móng tay, ngón tay, đốt tay.
Bài tập: 2- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng tử ở đoạn trích?
- Trường từ vựng trong đoạn văn là: Tắm và bể.
- Việc sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói. Làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
V. Từ đồng nghĩa 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một số từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: máy bay- tàu bay- phi cơ.
VI. Từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa.
VD: Đường (để ăn)- đường (đi).
Từ “lá” trong “lá phổi” là hiện tượng chuyển nghĩa từ “lá” trong “lá xanh”.
Từ đường là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
VII. Từ trái nghĩa.
VD: Rách- lành, áo rách- áo lành, tính lành- tính ác.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
IX. Trường từ vựng	
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng “tay”
- Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, móng tay, ngón tay, đốt tay.
IV. Củng cố: Nắm chắc hệ thống từ vựng từ lớp 6-9
 V. Hướng dẫn: -Làm hoàn chỉnh các bài tập.
 -Chuẩn bị : Trả bìa viết TLV số 2; Văn bản : Đồng chí.
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011 Tiết 42 
	 Trả bài viết số 2	
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
-Tìm hiểu đề, lập dàn ý, các kĩ năng dùng từ, diễn đạt trình bày, sửa chữa lỗi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập chăm chỉ, yêu thích làm văn.
B. Chuẩn bị
	Thầy: Chấm bài, trả bài cho học sinh.
	Trò: Xem lại pp làm văn tự sự kết hợp m/tả, b/cảm.
C.Phương pháp: 	
Vấn đáp, phân tích, qui nạp. Nhận xét, đánh giá, sửa chữa lỗi. 
D. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra: 
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Gọi học sinh đọc lại đề?
? Cho biết thể loại và y/cầu nội dung đề.
- Thể loại: Tự sự kết hợp với viết thư.
- Nội dung: Kể về một lần về thăm trường sau 20 năm.
? Về hình thức bài làm phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Câu chuyện viết dưới hình thức một bức thư có đan xen miêu tả.
? Theo em đối tượng về thăm trường cũ sau hai mươi năm phải là người như thế nào?
? Em hãy nhắc lại dàn ý của đề theo bố cục 3 phần.
* GV nhận xét chung: 
Đề bài: 
 Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
I. Dàn ý: 
A. Mở bài :
- Lời chào, lời thăm hỏi. lí do viết thư cho bạn.
- Giới thiệu một buổi thăm trường đầy xúc động của bản thân sau hai mươi năm về thăm trường cũ.
B. Thân bài: 
+ Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghĩa là khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
-Lí do gì em về thăm trường cũ?
-Khi về đến trường :
+ Cảnh sắc khụng gian trường vừa thõn quen, vừa mới lạ..., sự đổi thay...
+ Gặp gỡ những ai và không gặp được ai? Vì sao? 
( Bác bảo vệ; học sinh của trường đang ôn học sinh giỏi...Thày hiệu trưởng, cụ giỏo trẻ trong trường..., cụ chủ nhiệm : thay đổi vể vúc dỏng, tuổi tỏc,...giọng núi, nột cười, ỏnh mắt, ụn lại kỉ niệm...).
+Bạn bố cú nhiều mới lạ( sự thay đổi; sự trưởng thành vúc dỏng, tớnh cỏch, cụng việc, gia đỡnh riờng...)
+ Cảm xúc đến khi về? (chia tay ngôi trường, thày cô, bạn bè...)
C. kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
-Lời chúc, lời chào người bạn.
II. Nhận xét:
* Ưu điểm :
+ Nhiều em đã nắm được kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả. Hình thức viết thư.
+ Nhiều em diễn đạt tương đối lưu loát.
+ xây dựng tình huống chuyện tốt.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Nhược điểm:
+ Chi tiết, sự việc nghèo nàn.
+ Thiếu sự kết hợp với yếu tố miêu tả làm bài văn trở nên khô khan.
+ Còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và lỗi chính tả.
 III.Chữa lỗi cụ thể:
Tên HS
Lỗi sai
Ng/ nhân
chữa
9D1
-Thắng
Nhàn 
9D2
-Quí Sơn
-NamSơn
-Hoa
-Vũ Hiền
...............
9D1
-Dương
- Oanh
-Tùng 
-HuệAnh
9D2
-H.Hải
-Hoa
 Chính tả:
- (nắng) trói trang
-dưng dưng (nước mắt)
- (lá) xèo 
-(trường) lày
- chường chuyên
-chánh được
- làm dì
- trọc trời 
........................................
Diễn đạt câu văn:
- Văn phòng của giáo viên cũng đã cải cách đi nhiều . 
- ...phòng học lớp 9D1 xưa nơi có 24 con quỉ nhỏ từng vui đùa học tập. 
-...mình còn nhớ chúng mình bước lên mục vinh quang để nhận giải.
-May quá, hôm nay cô Thuỷ- cô giáo chủ nhiệm lớp tôi hồi cấp 2
-Nhưng sao một tia sét đánh trúng người tớ, ngôi trường này đây ư.
-Tớ là trưởng phòng ngân hàng á châu và ông xã tớ là trưởng phòng ở đó.
- phát âm ngọng
-phát âm ngọng
.................. 
-dùng từ sai ý nghĩa
- thiếu dấu câu .
-Dùng từ sai ý nghĩa
-câu sai ngữ pháp 9 thiếu VN)
-dùng từ diễn đạt sai ý nghĩa câu
- không rõ ý trùng lặp.
- chói chang
- rưng rưng
- xoè
- này
- trường
- tránh
- làm gì
- chọc trời
........................................
- thay từ "cải cách" -> "thay đổi"
-Dùng dấu (" ") cho biệt ngữ: "24 con quỉ"
- thay từ" mục vinh quang" bằng: " bục vinh quang".
-thêm VN : "cũng có mặt ở đây".
- Bỏ từ "Nhưng sao"thêm từ so sánh"như" để tạo câu cảm, bất ngờ.
- thay từ" ở đó" bằng từ: " ở một chi nhánh ngân hàng đó".
IV.Đọc bài viết tốt: 
9D1: Phan Hồng Long.
9D2: Nguyễn Thị Hà
V.Trả bài, gọi điểm - Kết quả:
lớp
sĩ số
0 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
> TB
9D1
24
0
0
0
19 
5 
24 = 100%
9D2
44
0
0
8
33
3
44 =100%
IV. Củng cố: PP làm văn thuyết minh về loài vật.
V. HDVN: - Chuẩn bị: Văn bản "Đồng chí"
E. RKNBD:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------- 
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011 Tiết 43- 44
 đồng chí
 ( Chính Hữu) 
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: 
-Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc k/c chống Pháp của dt ta.
-Lí tưởng cao đẹp và t/cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 2. Kỹ năng: 
-Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
-Bao quát toàn bộ t/phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
-Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị của chúng trong bài thơ.
 3. Thái độ: Học sinh có lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, biết ơn thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc.
B.Chuẩn bị.	
 - Thầy : Đọc tư liệu về Chính Hữu , Chân dung nhà thơ , giáo án. 
 -Trò : Soạn bài.
C.Phương pháp:	
Đọc, hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp.
 ... ãng mạn đẹp nhất trong thơ ca VN thời k/c chống Pháp. Hình ảnh vừa thực vừa ảo gợi liên tưởng sâu xa, ý nghĩa biểu tượng đa tầng: chiến sĩ- thi sĩ; hiện thực- tương lai; chiến tranh- hoà bình; người lính- cuộc sống. Đó là niềm tin, niềm lạc quan...
? Tại sao t/g lấy nhan đề bài thơ: Đồng chí.
? Qua b/ thơ em hiểu gì về người lính trong cuộc k/c chống Pháp.
? Hãy khái quát nội dung ý nghĩa bài thơ.
? Nhận xét cảm xúc của nhà thơ.
? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.
-HS đọc ghi nhớ(131)
* Hoạt động III: pp vấn đáp, tổng hợp. KT động não.
? Viết một đoạn văn tr/ bày cảm nhận của em về đoạn thơ cuối bài: " Đêm nay...trăng treo"
-HS viết bài cá nhân- đọc, nhận xét tại lớp.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: 
-Chính Hữu, tên thật: Trần Đình Đắc( 1926- 2007).
-Quê: Can Lộc, Hà Tĩnh.
-Là nhà thơ chiến sĩ.
-Được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật( 2000).
2.Tác phẩm:
-Bài thơ"Đồng chí" (1948), in trong tập thơ: Đầu súng trăng treo.
II. Đọc, hiểu bài thơ:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc:	
-Chú thích từ : (sgk-129)
2.Kết cấu, bố cục:
- Thể thơ: Tự do 
-PTBđạt: tự sự- miêu tả-biểu cảm.
- Bố cục:3 phần
3. Phân tích bài thơ: 
a/ Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Cùng chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
b/ Những biểu hiện của tình đồng chí:
-Cùng chung nỗi niềm nhớ quê hương. Cùng chia sẻ vượt qua những khó khăn gian khổ, truyền cho nhau sức mạnh ý chí và tinh thần.
c/ Biểu tượng về tình đồng chí:
Dũng cảm, kề vai sát cánh cùng chung một chiến hào đánh giặc.
4. Tổng kết 
a/ Nội dung:
- Ca ngợi tình đồng chí trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng c/đấu- vẻ đẹp sức mạnh và tinh thần của người lính cách mạng. 
b/Nghệ thuật:
Ngôn ngữ bình dị, hồn nhiên, trong sáng, gợi tả, gợi cảm, gợi liên tưởng sâu sắc.
c/ Ghi nhớ: (sgk-131)
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: ND- NT bài thơ.
V. HDVN: Học thuộc lòng bài thơ; phân tích, cảm thụ về tình đồng chí.
-Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
E. RKNBD:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -
 ----------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: 9D1: / /2011
 9D2: / /2011 Tiết: 45
bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
-Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
-Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
-Hiện thực cuộc k/c chống Mĩ cứu nước được p/ánh trong t/phẩm: Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
-Đọc, hiểu một b/thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người c/sĩ lái xe Trường Sơn.
-Cảm nhận được ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có tinh thần yêu nước, yêu độc lập, tự do. Có ý thức bảo vệ độc lập của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
	- Thầy: soạn giáo án; đọc tư liệu về Phạm Tiến Duật.
	- Trò :Soạn bài.Tìm hiểu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
C.Phương pháp: Đọc, hiểu, giải quyết vấn đề, phân tích bình giảng, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp
1 - ổn định tổ chức.
II - Kiểm tra bài cũ
	? Đọc thuộc lòng bài thơ "Đồng chí".Cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ.
 ? Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí.
III - Bài mới.
Vào bài: Thế hệ thanh niên tiếp bướccha anh b/vệ Tổ quốc trong cuộc k/c chống Mĩ với những cống hiến hi sinh...vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng- ở họ, " Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: pp vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả . 
+ Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. 
+ Thơ ông có giọng điệu rất riêng dân dã, trẻ trung, tinh ngịch mà sâu lắng.
? Thời gian, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ
 Hoạt động 2: pp đọc,hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
*GVh/dẫn đọc giọng điệu khoẻ khoắn,rõ ràng, dứt khoát. 
? Giải thích từ : Bếp Hoàng Cầm, chông chênh, tiểu đội.
? Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt và, hình ảnh trong bài thơ.
? Nhận xét của em về nhan đề bài thơ.
 -Nhan đề bài thơ: thể hiện chất thơ vút lên từ trong c/sống, c/đấu đầy gian khổ, hi sinh.
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu những chiếc xe không kính của tác giả?
- Cách giới thiệu bằng câu thơ dài, như văn xuôi .
-Cách nói thản nhiên, như một lời trò chuyện, lí giải ngắn gọn vì sao xe không có kính.
* Học sinh đọc khổ thơ cuối.
? Thực trạng của những chiếc xe cho ta suy nghĩ gì về cuộc kháng chiến chống Mỹ? 
- Cuộc chiến ngày càng ác liệt, thử thách ngày càng lớn - toát lên không khí cả một thời kì chống Mỹ cứu nước góp phần phản ánh hiện thực một cách sâu sắc.
? Vì sao có thể nói: những chiếc xe không kính là h/ảnh độc đáo.
 -Xe: lúc đầu có đủ bộ phận- chiến tranh, bom đạn đã làm biến dạng- không kính-> mất đèn, mất mui, thùng xước, vẫn chạy -Vì M.Nam-> h/ảnh độc đáo chỉ có ở VN. 
 ? Hai câu thơ đàu có giọng điệu ntn hãy nhận xét tính cách của người lính lái xe.
-"...không có...không phải vì...không có kính...đi rồi": câu thơ vừa phủ định lại vừa khẳng định, lí giải nguyên nhân; giọng điệu ngang tàng, tính cách vui nhộn, đầy nghị lực của người lính trước sự khốc liệt của c/tranh.
? Hình ảnh người lái xe được nhà thơ khắc hoạ trong tư thế nào?	
- Ung dung...
- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Nhìn thấy.... 
-Thấy .....Như sa, như ùa vào buồng lái
? Trong tưởng tượng của em nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng là cách nhìn như thế nào?
- Tầm nhìn mở rộng bao quát được không gian
- Cảm giác nhìn tập trung chú ý, quan sát được mọi trở ngại trên đường.
? Trong khổ thơ thứ 2 từ nào được nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều như thế có tác dụng gì?
- Từ "nhìn" được nhắc lại nhiều lần.
- Nhấn mạnh sự cần thiết trong công việc của người lái xe, cần có sự quan sát tập trung cao độ khi làm việc.
- Nhấn mạnh cảm giác thực khi ngồi trong buồng được nhìn ra xung quanh được tiếp xúc với thiên nhiên, cảm nhận được gió, được con đường đã qua.
- Cảm giác được bay lên bầu trời, sảng khoái khi được hoà hợp với vũ trụ.
? Theo em, người lính ở trong chiếc xe không kính có điều gì thú vị, khác thường?
- Được giao cảm với thế giới bên ngoài và vẻ đẹp kì lạ của thiên nhiên nhiên " như sa như ùa vào..".
? Người lính lái xe còn phải đối mặt với những khó khăn gì ? 
- Bụi phun tóc trắng như người già.
- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
đ Bụi làm cho tóc họ chuyên màu.
-> Phải đối trọi với những cơn mưa rừng.
? Những người lính lái xe chấp nhận hiện thực đó như thế nào? Hãy nhận xét tính cách của họ.
-Cách nói: "ừ thì"-> ngang tàng, biến báo. 
-Hành động: " chưa cần ..."-> bình tĩnh, tự tin.
- Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha -> vui nhộn. 
- Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi đ Không bận tâm.
? Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật, ngôn ngữ của t/giả, t/dụng nghệ thuật đó.
-Ngôn ngữ đời thường; giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, tính chất hiện thực làm sáng ngời p/chất lạc quan, yêu đời, tư thế ung dung, dũng cảm của người lính.
* HS đọc: Những chiếc xe ...trời xanh thêm.
? Qua đó, em có cảm nhận gì về quan hệ của họ?
- Quan hệ đồng đội. 
- Cùng làm nhiệm vụ chiến đấu.Cùng chịu gian nguy. Đoàn kết gắn bó
? Những cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi nói với ta điều gì về lính?
- Tâm hồn cởi mở, tình bạn bè đồng chí thân thiện.
? Bên cạnh đó, những từ ngữ hình ảnh nào thể hiện quan hệ gần gũi giữa những người lính đó với nhau? 
- Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy! đ Quan hệ gia đình, gần gũi, thân mật gắn bó.
? Qua đó em hiểu gì về cách sống của người lính lái xe trên tuyến lửa?
- Sẵn sàng, thân ái, chia sẻ, kết đoàn, ấm tình đồng đội. Sinh hoạt khẩn trương, nhanh, gọn, không tạm bợ.
? Từ đó, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe không kính .
- Tình đồng đội cởi mở, chân thành, ấm áp, vượt lên gian lao của cuộc chiến ác liệt. (Giáo viên liên hệ với bài thơ đồng chí)
* Học sinh đọc lại khổ thơ cuối của bài thơ.
? Cái hay trong câu thơ cuối bài là gì.? 	
 - ý chí, nghị lực. Có nhiệt huyết với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Có lí tưởng chiến đấu giải phóng Miền Nam.
*GVbình hình ảnh trái tim- cơ thể sống của người lính còn nhịp đập, còn chiến đấu vì mục đích cao đẹp...
? Qua phân tích, em hãy khái quát lại hình ảnh người lính lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn.
? Bài thơ cho em hiểu biết gì về cuộc k/c chống Mĩ của dân tộc.
? Bài thơ đã khắc hoạ thành công những hình ảnh nào. Điều đó có ý nghĩa gì?
(hs tự bộc lộ, khái quát bài học)
? Giá trị nghệ thuật được nhà thơ thể hiện qua bài thơ. (hs khái quát-theo sgk-133)
HĐ3:pp vấn đáp.KT động não.
? Phân tích ấn tượng của người lính lái xe không kính ở khổ thơ thứ 2.
(HS bộc lộ nói trước lớp- nhận xét.)
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941-2007).
-Quê: Thanh Ba, Phú Thọ.
-Tốt nghiệp ĐH sư phạm Hà Nội(1964).
- Là bộ đội Trường Sơn, nhà thơ quân đội. Thường viết về đề tài người lính- chiến tranh.
2. Tác phẩm:
-Bài thơ được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (1969), in trong tập thơ: Vầng trăng quầng lửa của tác giả.
II. Đọc hiểu bài thơ:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc:
-Chú thích: (sgk-132)
2.Kết cấu,bố cục:
- Thể thơ: Tự do
-Phương thức: tự sự miêu tả- biểu cảm.
3. Phân tích bài thơ:
a/ Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Hình ảnh những chiếc xe không kính trở thành biểu trưng cho sự khốc liệt của cuộc chiến và lòng dũng cảm, bất khuất hiểm nguy của tuổi trẻ thời chống Mỹ.
-Hình ảnh độc đáo được tả thực, xuất hiện trong c/tranh và chỉ một lần trong lịch sử.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe không kính:
Hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm vì mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
4.Tổng kết: 
a/ Nội dung: 
b/ Nghệ thuật:
c/ Ghi nhớ: (sgk-133)
III. Luyện tập
IV. Củng cố: H/ả người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
V. HDVN: Học thuộc lòng bài thơ, phân tích và cảm thụ.
- Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra phần văn học Trung Đại.
E.RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(41).doc