Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 14

 Văn bản:

 LẶNG LẼ SA PA

 (Nguyễn Thành Long)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được người thanh niên làm việc ở trạm khí tượng là một trong những con người say mê công việc biết khắc phục những gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, sống hồ hởi, chân thành luôn quan tâm đến mọi người.

2. Kĩ năng:

- Cảm thụ văn xuôi, phân tích nhân vật trong truyện ngắn.

3. Thái độ:

- Giáo dục tinh thần vượt khó khăn gian khổ khi làm nhiệm vụ, luôn tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu SGK, SGV

2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK

C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, gợi tìm, phân tích, .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

H: Tình yêu làng và yêu nước của ông Hai thể hiện như thế nào qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân ?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 
Tiết 66+67 Ngày dạy:
 Văn bản: 
 LẶNG LẼ SA PA
 (Nguyễn Thành Long) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Hiểu được người thanh niên làm việc ở trạm khí tượng là một trong những con người say mê công việc biết khắc phục những gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, sống hồ hởi, chân thành luôn quan tâm đến mọi người.
2. Kĩ năng: 
- Cảm thụ văn xuôi, phân tích nhân vật trong truyện ngắn. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục tinh thần vượt khó khăn gian khổ khi làm nhiệm vụ, luôn tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu SGK, SGV
2. Học sinh: - Đọc, trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề, gợi tìm, phân tích, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Tình yêu làng và yêu nước của ông Hai thể hiện như thế nào qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân ?
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
- Viết văn thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai gốc mà thường pha chất kí mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo.
H: Truyện ngắn này ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chung
- GV cho HS phân vai đọc: người dẫn chuyện, anh thanh niên, bác lái xe, hoạ sĩ, cô gái.
H: Truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào?
H: Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật chính? (anh thanh niên)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết 
H: Truyện đưa ra những nhân vật nào?
(Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kỉ sư, anh thanh niên)
H: Ai là nhân vật chính của truyện?
 (anh thanh niên)
H: Vị trí giới thiệu anh thanh niên ở trong truyện như thế nào?
- GV dẫn dắt
H: Như vậy nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ đánh giá của nhân vật nào?
Tiết 67
H: Anh thanh niên được giới thiệu như thế nào về:
- Hoàn cảnh sống
- Công việc
H: Theo em sự thử thách của anh thanh niên trong công việc như thế nào?
H: Vậy điều gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh đó?
- GV: Có một lần anh phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của quân ta bắn rơi máy bay Mỹ, anh thấy thật hạnh phúc.
H: Em hiểu gì qua lời nói của anh: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi ...? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia ...”?
H: Ngoài công việc anh còn một niềm vui khác đó là niềm vui gì? Qua đó giúp ta hiểu thêm điều gì về anh?
H: Tại sao ông hoạ sĩ già lại ngạc nhiên bất ngờ khi bước lên bậc thang bằng đất?
H: Qua những lời đối thoại giữa anh với mọi người cho ta thấy được đức tính gì của anh?
H: Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã giới thiệu với ông hoạ sĩ về những người khác như: (ông kỉ sư vườn rau, anh bạn làm khí tượng trên đỉnh Phan-Xi-Păng) điều đó chứng tỏ đức tính gì ở anh?
H: Việc làm của anh: Gửi củ Tam thất biếu vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, làm sẵn đồ ăn cho hoạ sĩ, lái xe, cô gái thể hiện đức tính gì?
H: Bằng một số chi tiết đã phát hoạ chân dung nhân vật chính hiện lên với vẻ đẹp gì?
(Phương diện nào)
H: Vậy em học tập được điều gì ở anh thanh niên? 
trong truyện?
- Học sinh liên hệ - Gv giáo dục, uốn nắn học sinh
- GV: Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. 
H: Suy nghĩ đó của ông cho ta hiểu rõ điều gì ?
“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh, và về những điều mà anh suy nghĩ”
H: Qua cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã giúp cho cô gái (kĩ sư) hiểu rõ hơn về công việc của mình như thế nào?
H: Bác lái xe được tác giả giới thiệu trong bài có tác dụng gì?
H: Em có nhận xét gì về tên các nhân vật trong truyện?
H: Tác giả gọi họ như vậy là có tác dụng gì?
H: Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó ?
Hoạt động 4 : HDHS tổng kết
H: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ?
I. Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)
- Quê: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí.
2. Tác phẩm
- Viết trong chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970.
II. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
- Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩa của nhân vật: hoạ sĩ.
-> Mang tính khách quan khi giới thiệu nhân vật chính.
III. Tìm hiểu chi tiết 
1. Nhân vật anh thanh niên
a. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả
- Vị trí: Không xuất hiện từ đầu mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh.
- Cách miêu tả: Anh thanh niên hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật: Hoạ sĩ, bác lái xe, cô gái
-> Hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
b. Những vẻ đẹp về nhân vật anh thanh niên
- Anh là người cô độc nhất thế gian.
- 27 tuổi làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
- Anh đã tự vượt qua hoàn cảnh đó vì:
+ Anh ý thức trách nhiệm cao trong công việc, có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho mọi người.
+ Anh suy nghĩ thật là đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. Anh không thấy mình đơn độc, lẽ loi.
+ Đọc sách -> Tinh thần ham học hỏi của tuổi trẻ.
+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình rất ngăn nắp: Trồng hoa, nuôi gà, tự học ...
- Anh rất cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được trò chuyện với mọi người (chỉ cần 5 phút)
- Anh rất khiêm tốn nhận thấy những đóng góp của mình còn bé nhỏ.
- Thái độ: Chăm sóc ân cần chu đáo tới mọi người.
=> Đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, ý nghĩa công việc.
2. Ông hoạ sĩ và các nhân vật khác
a. Nhân vật ông hoạ sĩ
- Ông đã tìm được đối tượng nghệ thuật đó là anh thanh niên -> xúc động, bối rối
- Ông ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ. Vì hình ảnh anh thanh niên quá hoàn hảo nên ông luôn trăn trở về nghệ thuật.
b. Các nhân vật khác:
- Cô kỷ sư: Khám phá ra cuộc sống tuyệt đẹp đầy lý tưởng ở những người xung quanh cô 
-> Cô hiểu được con đường cô đã lựa chọn để đi tới.
- Bác lái xe: làm nổi bật nhân vật chính.
- Trong truyện các nhân vật đều không tên: Lái xe, kỷ sư, hoạ sĩ, thanh niên
-> Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả, muốn nói về những con người lặng lẽ say mê cống hiến, họ đủ các ngành nghề, lứa tuổi khác nhau.
3. Chất trữ tình của truyện:
- Chất trữ tình được toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa.
- Tình cảm, cảm xúc nảy nở trong mỗi nhân vật: ông hoạ sĩ, cô thư ký đối với anh thanh niên.
IV. Tổng kết
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
H: Nhà văn Nguyễn Thành Long đã phát hoạ nhân vật anh thanh niên với những nét tính cách đáng quí gì?
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc lại tác phẩm, học bài theo hướng phân tích và nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị cho bài: Viết tập làm văn số 3
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------eïf------------------
Tuần 14 Ngày soạn: 
Tiết 70 Ngày dạy:
 Tập làm văn: 
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kẻ với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS có ý thức lựa chọn ngôi kể phù hợp trong văn bản. 
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
2. Học sinh: - Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi SGK
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích theo mẫu, thảo luận, đàm thoai, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	H: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Người kể trong văn bản tự sự
- GV gọi HS đọc đoạn văn
H: Em hãy cho biết chuyện kể về ai và về sự việc gì?
H: Ai là người kể câu chuyện trên (có phải là 1 trong các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư hay anh thanh niên). 
H: Vì sao? (Thảo luận)
H: Nếu là một trong ba người trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?
- Hoặc là xưng “tôi” hoặc là xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó để kể lại câu chuyện
H: Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẽ”, “những người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào, về ai?
- Nhận xét thứ 2. Người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta -> nó còn là tiếng lòng của rất nhiều người. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
H: Căn cứ vào đâu có thể nhận xét người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật?
H: Như vậy trong văn bản tự sự người kể có tác dụng như thế nào?
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Gv gọi HS đọc bài tập 1
H: So với đoạn trích ở phần 1, cách kể ở đoạn trích này có gì khác: Người kể ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
- Gv hướng dẫn HS về nhà làm bài 2
I. Người kể trong văn bản tự sự 
1. Xét ví dụ
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái với anh thanh niên.
- Người kể phút chia tay đó không xuất hiện cũng không phải là một trong ba nhân vật nói tới.
- Vì các nhân vật trên đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ.
-> Như vậy người kể chuyện ở đây không xuất hiện (ngôi thứ ba)
-> Những câu đó chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta về cô kỉ sư.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn có thể nhận xét người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết hết mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất)
- Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”
- Hạn chế: khó có thể miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động.
Bài tập 2
Chọn 1 trong 3 nhân vật là người kể chuyển đoạn văn trích ở mục 1 thành một đoạn khác.
4. Củng cố: 
- GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học kỹ vở ghi và ghi nhớ
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu bài: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------eïf-------------------
Tuần 104 Ngày soạn: 
Tiết 68+69 Ngày dạy:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng trình bày.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đề kiểm tra + đáp án + biểu điểm
2. Học sinh: - Giấy + bút
C. PHƯƠNG PHÁP: - Tự luận, kiểm tra, đánh giá
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, bút của học sinh
	3. Bài mới:	
 ĐỀ BÀI:
 Nhân dịp 20 - 11, kể lại cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. 
 ĐÁP ÁN: 
	I. Thể loại: Kể chuyện (tự sự kết hợp bộc lộ nội tâm)
II. Nội dung: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11
III. Hình thức: Bài viết trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc.
	IV. Yêu cầu: Học sinh cơ bản đảm bảo được dàn ý sau:
A. Mở bài: 
- Giới thiệu về người thầy hoặc người cô
- Nêu ấn tượng của em về người thầy (cô) giáo đó qua ngày 20 - 11
B. Thân bài:
- Đó là kỷ niệm gì? 
- Xảy ra ở đâu?
- Nêu rõ kỷ niệm đó - đáng nhớ nhất ở chỗ nào.
- Nêu tâm trạng của em về kỷ niệm đó
C. Kết bài:
- Lòng biết ơn đối với thầy (cô)
- Qua đó thể hiện được sự cố gắng của em: Học tốt, lễ phép để không phụ lòng thầy cô
HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM
- Điểm 9 - 10: Đúng yêu cầu của đề, nội dung bài viết phong phú, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả cũng như cách dùng từ đặt câu.
- Điểm 7 - 8: Đúng yêu cầu của đề bài, nội dung bài viết có cảm xúc, diễn đạt rõ. Tuy nhiên cách lập luận chưa được chặt chẽ lắm, có thể sai 3-4 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Bỗ cục rõ ràng, nội dung tương đối cụ thể. Diễn đạt tương đối rõ ràng, sai 7-8 lỗi chính tả 
- Điểm 3 - 4: Nội dung bài viết quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2: Bài viết chỉ có một đoạn sơ sài.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề
********************************
4. Củng cố: 
- GV thu bài, nhận xét tinh thần làm bài của HS
5. Dặn dò: 
- Về nhà tiếp tục xem lại cách làm bài của mình
- Chuẩn bị trước bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................
 -------------------eïf-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc.doc