Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm học 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm học 2011

Tiết 136+137

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức:

- Gíup học sinh nắm chắc kiến thức về thể loại nghị luận văn học trong chương trình ngữ văn THCS

2. Kĩ năng:

- Học sinh nắm chắc nội dung của các văn bản đã học, nêu tên nhân vật chính, sự việc chính, sắp xếp theo một trình tự nhất định khi làm bài.

- Nêu tính nghị luận trong bài, xen lẫn thực tế và liên hệ bản thân trong mọi trường hợp.

- Nắm chắc các bước làm bài nghị luận văn học để làm bài.

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác trong khi làm bài, làm bài cẩn thận.

II. Chuẩn bị

- GV: Đề + Đáp án bài kiểm tra

- HS: Giấy, bút

III. Hoạt động lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 29 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
( Từ tiết 136 đến tiết 140)
- Viết bài tập làm văn số 7
- Hướng dẫn đọc thêm: Bến Quê
- Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
NS: 16/3/2012
ND: 19/3/2012
Tiết 136+137 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
- Gíup học sinh nắm chắc kiến thức về thể loại nghị luận văn học trong chương trình ngữ văn THCS
2. Kĩ năng:
- Học sinh nắm chắc nội dung của các văn bản đã học, nêu tên nhân vật chính, sự việc chính, sắp xếp theo một trình tự nhất định khi làm bài.
- Nêu tính nghị luận trong bài, xen lẫn thực tế và liên hệ bản thân trong mọi trường hợp.
- Nắm chắc các bước làm bài nghị luận văn học để làm bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác trong khi làm bài, làm bài cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- GV: Đề + Đáp án bài kiểm tra
- HS: Giấy, bút
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh
3. Ghi đề
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA VĂN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nội dung 1
- Sang thu
- Phân tích vẻ đẹp của bài thơ
Số câu: 1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu: 1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
2. Nội dung 2
- Tiểu đội xe không kính
- Hình tượng người lái xe
Số câu: 1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Số câu: 1
Số điểm:5
Tỉ lệ:50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
10
2
10
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
10 điểm
10 điểm
* Đề bài
- Câu 1( 5đ): Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Sang thu- Hữu Thỉnh
- Câu 2( 5đ): Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
* Đáp án hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung 
Điểm
1
- Mở bài: Giới thiệu cảm nhận tinh tế của tác giả từ cuối hạ sang thu.......
0,5đ
- Thân bài: 
+ Mùa thu đến tác giả cảm nhận được qua hương vị và cảnh vật, kết hợp giọng điệu của đoạn thơ khiến vần thơ nhịp nhàng, bâng khuâng lưu luyến.
1đ
+ Không gian nghệ thuật đuwọc mở rộng bởi chiều cao của cánh chim, của bầu trời, mây trôi và ở chiều dài của dòng sông
1đ
+ Nhà thơ cảm nhận và suy ngẫm khi nhìn cảnh vật trong những ngày thu.
1đ
+ Bài thơ kết hợp hài hòa những phương thức tự sự, miểu tả, biểu cảm, nghị luận gợi cảm xúc nhẹ nhàng và cũng rất trí tuệ
1đ
- Kết bài: 
 Khái quát cả bài thơ viết về khoảng khắc buổi giao mùa bằng một vài nét chấm phá nhưng đầy đủ dư vị của mùa thu trên miền Bắc nước ta
0,5đ
2
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ý nghĩa của bài thơ trong thời kì chống Mỹ....
0,5đ
- Thân bài: Nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe với những điểm sau:
+ Tư thế ung dung, tự tin.
0,5đ
1đ
+ Vui nhộn, lạc quan, yêu đời pha chút ngang tàng.
1đ
+ Bất chấp khó khăn gian khổ.
0,5đ
+ Thương yêu đùm bọc nhau.
0,5đ
+ Có lòng yêu nước nhiệt huyết và luôn hướng về miền Nam ruột thịt.
0,5đ
- Kết bài: Khái quát lại toàn bài thơ. Thông qau hình tượng các chiến sĩ lái xe Phạm Tiến Duật muốn ca ngợi thế hệ trẻ Việt nam trong thời kháng chiến chống Mỹ. Liên hệ thực tế xã hội ngày nay và trách nhiệm của bản thân
0,5đ
*****************************************************************
NS: 17/3/2012
ND: 20/3/2012
Tiết 138+ 139 
Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ
 (Nguyễn Minh Châu)
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gởi gắm trong truyện.
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản tự sự có tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo hình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện.
3. Thái độ:
- Bản thân tự ý thức luôn quan tâm đến mình và mọi người nhất là những lúc đau ốm, đồng thời động viên mọi người cũng như mình vượt qua mọi khó khăn, bệnh tật.
II. Chuẩn bị
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
- Thế nào là văn bản nhật dụng? Nêu các phương pháp để học tốt văn bản nhật dụng?
- Điền vào chỗ trống những thông tin thích hợp trong các câu sau:
a/ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là khẩu hiệu được đưa ra trong văn bản .......................
b/ Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê sử dụng những phương thức biểu đạt: .....................................
c/ Chủ đề chính trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là ...........................................................
d/ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường là vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản .............................................................
3. Bài mới: Nói đến Nguyễn Minh Châu là nói đến người đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Hàng loạt truyện ngắn của ông gây xôn xao trong giới văn học và công chúng bởi những khám phá mới lạ trong chiều sâu suy nghĩ của con người như tác phẩm Bức tranh, có những bài viết thể hiện trải nghiệm của mình về cuộc sống như Bến quê,...
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm 
? Hãy nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu.
HS: Nêu một số nét chính
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
- Nhận xét và khái quát vài nét chính.
GV: Yêu cầu học sinh qua sát một số tranh bìa tác phẩm của NMC
? Nêu xuất xứ của truyện ngắn Bến quê.
- Nhận xét và giới thiệu một số tác phẩm khác như: Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính, Cửa sông...
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt truyện.
- Cách đọc: diễn cảm, giọng trầm tư, suy ngẫm cùng với giọng xúc động, đượm buồn có cả sự ân hận, xót xa.
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của truyện.
- GV nhận xét và tóm tắt lại.
? Truyện được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật nào (nhân vật Nhĩ).
? Nhân vật Nhĩ ở trong hoàn cảnh như thế nào. Xây dựng tình huống ấy nhằm thể hiện điều gì.
- Phát hiện hoàn cảnh của Nhĩ: là người từng đi khắp nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt trên chiếc giường vì căn bệnh hiểm nghèo. 
- Đây là nghệ thuật tạo tình huống thường gặp trong những truyện ngắn. Và trong truyện này, tác giả đã tạo một tình huống nghịch lý để chiêm nghiệm một triết lý về đời người. Chiêm nghiệm (xem xét và đoán biết nhờ sự từng trải).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản 
? Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì.
- Gợi ý HS tìm trong VB kết hợp với quanh sát bức tranh trong SGK.
? Em có nhận xét gì về khát khao trên của Nhĩ. Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS phải biết trân trọng những giá trị bình thường nhưng có ý nghĩa trong cuộc sống.
? Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
- Yêu cầu HS đọc lại phần đầu truyện và hình dung về cảnh thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ.
- Gợi ý HS đọc đoạn từ “Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên ... thằng con anh càng có nhiều nét giống anh”, chú ý những chi tiết nói về suy ngẫm của anh về chị Liên, về Tuấn, về anh...
TIẾT 2
? Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.
- Chú ý chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ ở cuối truyện với vẻ rất khác thường: “Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát – y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”
? Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.
- Gợi ý HS thảo luận một số chi tiết :
+ hình ảnh bãi bồi bên kia sông, 
+ bờ sông bên này bị sụt lở,
+ anh con trai sa vào đám chơi cờ phá thế...
- Nhận xét và chốt lại ý kiến của HS.
? Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Hãy tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.
- Gợi ý đoạn văn “Trong cuộc đời, con người thường khó tránh khỏi bên kia sông đâu?”
- HS thảo luận cặp và cử đại diện trình bày.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết 
? Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Đoạn trích có những nghệ thuật nào đặc sắc.
? Cho biết ý nghĩa của truyện ngắn Bến quê.
- Nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
 Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Bến quê được in trong tập truyện cùng tên, là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975
II. Đọc và tóm tắt truyện
1. Đọc
2. Tóm tắt
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Cảm nhận và khát khao của Nhĩ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời:
- Khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà mình. Anh khao khát được đặt chân lên nhưng không thể đến được.
-> Khát khao thật bình dị và gần gũi, là sự thức tỉnh mọi người về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống.
2. Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và đậm chất nhân văn, thể hiện:
- Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật Nhĩ vào một hoàn cảnh ngặt nghèo, để nhân vật tự suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc.
- Những suy ngẫm của Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về con người như vợ anh, đứa con và về chính cuộc đời mình.
3. Chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ ở cuối truyện :
- Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để ... – y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
-> Anh đang nôn nóng, thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày => Ý muốn thức tỉnh mọi người hãy hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi mà bền vững.
4 Những hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng:
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên: thể hiện vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa sắc đậm hơn, tiếng những tảng đất lở : gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai sa vào đám chơi cờ phá thế: gợi suy nghĩ về sự vòng vèo, chùng chình trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
IV Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/108.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, làm bài tập phần Luyện tập.
- Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Soạn bài Ôn tập tiếng Việt:
+ Nắm lại các khái niệm khởi ngữ và các thành phần biệt lập,
+ Khái niệm liên kết và các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.
**************************************************************
NS: 18/3/2012
ND:21/3/2012
Tiết 140 
LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng: 
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong việc luyện nói một đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị dàn ý .
? Hãy nhắc lại yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- HS nhắc lại yêu cầu về nội dung và hình thức.
+ Về nội dung: phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
? Bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của của đoạn thơ, bài thơ.
- Gọi HS đọc đề bài SGK/112.
? Vấn đề nghị luận trong đề bài trên là gì.
-> Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
? Đề trên yêu cầu người viết điều gì.
-> Trình bày cảm nhận hoặc phân tích.
? Để giải quyết được vấn đề đặt ra, người viết cần phải có những kiến thức gì.
? Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào thời gian nào? Em có nhận xét gì về khoảng thời gian đó của nước ta.
? Trong bài thơ, hình ảnh nào được nói nhiều nhất? Vì sao.
-> Hình ảnh bếp lửa vì nó gắn liền với bà.. Mỗi khi bà nhóm lửa là nhóm lên ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin => Bếp lửa gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa khái quát :
 “Rồi sớm rồi chiều . niềm tin dai dẳng”
? Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo ra sao và được thể hiện qua những chi tiết nào.
 “Lên bốn tuổi  Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
 “Năm giặc đốt làng Cứ bảo nhà vẫn được..”
-> Hình ảnh người bà : tần tảo, yêu thương cháu, dạy dỗ,, lo lắng cho cháu
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
? Hình ảnh ấy gợi lên cho nhà thơ những tình cảm gì (tuổi thơ vất vả nhưng thấm đượm tình bà).
? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ.
? Thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì.
-> Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. Giọng điều và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
- Yêu cầu HS khái quát thành dàn ý.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện nói trên lớp.
- GV nêu yêu cầu của phần Luyện nói.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Nhận xét, chỉ ra những ưu, khuyết điểm và uốn nắn cách trình bày của các em.
GV đọc mẫu một đoạn văn phần mở bài để HS tham khảo.
I. Chuẩn bị:
1. Yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
2. Đề bài: 
 Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
* Lập dàn bài:
a/ Mở bài : Giới thiệu khái quát bài thơ Bếp lửa. Nêu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b/ Thân bài : cần làm nổi bật các ý sau:
+ Hình ảnh bếp lửa và ý nghĩa tượng trưng của bếp lửa.
+ Hình ảnh người bà được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa và trong tâm tưởng của người cháu.
+ Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
+ Y nghĩa triết lí của bài thơ.
+ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
c/ Kết bài:
+ Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ và tình cảm chân thành của tác giả.
 + Khẳng định sức sống của bài thơ trong lòng người đọc.
II. Hướng dẫn HS luyện nói trên lớp
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn chỉnh dàn bài vào vở.
- Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân.
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi:
+ Đọc kỹ văn bản và các chú thích SGK.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(1).doc