Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 31 năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 31 năm học 2012

Tuần 31. Tiết 141,142

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 Lê Minh Khuê

 I. MỤC TIÊU .

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện; thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng : Đọc-hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước; Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất; Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3. Giáo dục : Biết trân trọng và cảm phụcđối với sự hi sinh của thanh niên xung phong vì độc lập tự do.Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy : Tham khảo SGK,SGV;

2. Trò : Soạn kỹ bài theocâu hỏi trong phần Đọc-hiểu văn bản.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 31 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 / 3/ 2012
Ngày giảng: 9a1: /3
 9a2: /3
Tuần 31. Tiết 141,142
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê
 I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện; thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng : Đọc-hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước; Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất; Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Giáo dục : Biết trân trọng và cảm phụcđối với sự hi sinh của thanh niên xung phong vì độc lập tự do.Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Thầy : Tham khảo SGK,SGV; 
2. Trò : Soạn kỹ bài theocâu hỏi trong phần Đọc-hiểu văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 9a1:
 9a2:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tình huống của truyện ngắn Bến quê? Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm thể hiện điều gì?
3 . Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
? Dựa vào chú thích dấu* em hãy nêu nét chính về tác giả và tác phẩm?
GV hướng dẫn học sinh đọc- HS đọc , Gv theo dõi và nhận xét.
? Truyện đề cập đến vấn đề gì?
(Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ.
→Đây là một trong những đề tài của nhiều tác phẩm thơ truyện – ca khúc thời kháng chiến chống Mĩ.
 Tuy có cùng đề tài với các tác phẩm khác nhưng Những ngôi sao xa xôi vẫn có những nét đặc sắc riêng. Đặc biệt là sự am hiểu cặn kẽ cuộc sống cùng tâm lí tình cảm và suy nghĩ của những con người tuổi trẻ (Cô gái Thanh niên xung phong) trên tuyến đường Trường Sơn.
Đây cũng là biệt tài của Lê Minh Khuê.)
? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa nghệ thuật gì? ( Đem đến hiệu quả: Tạo ra tính khách quan của câu chuyện vì nhân vật là người trong cuộc; Việc miêu tả tâm lí thuận lợi vì nhân vật có thể giãi bày mọi trạng thái tình cảm của mình một cách tự nhiên.)
? Em hãy kể tóm tắt truyện?
? Em hiểu gì về nhan đề của truyện? ( mang ý nghĩa ẩn dụ).
? Theo nghĩa ẩn dụ thì nhân vật nào trong truyện là những ngôi sao xa xôi?
 ?Ba nhân vật nữ TNXP trong tổ trinh sát mặt đường có những nét gì chung đã gắn bó họ thành một khối thống nhất?
? Công việc của họ ra sao? Nhận xét về công việc của họ.( Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom; Đếm, phá bom chưa nổ)
? Em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mĩ?(Nơi diễn ra cuộc tàn phá ác liệt của giặc Mĩ; Nơi quân dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng miền Nam)
GV liên hệ môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.
Tiết 2. Giảng 9a1:
	9a2:
? Hãy kể tóm tắt văn bản.
? Theo em ba cô gái thanh niên xung phong có những phẩm chất chung nào?
HS thảo luận, phát biểu.
? Ngoài những phẩm chất chung như trên, ở họ còn có nét riêng gì?(- Nho thích thêu thùa, vô tư hồn nhiên; Phương Định thích hát, ngồi bó gối mơ màng, hay soi gương; hay mơ mộng; Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai- có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy).
? Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định có những phẩm chất gì về tâm hồn và tính cách?
( Hay nhớ về kỉ niệm xưa, nhớ về Hà Nội. Những kỉ niệm ấy vừa là niềm khao khát, vừa giúp Phươn Định có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn, thử thách; hay hát, hay cười một mình, thích ngắm mình trong gương, tự đánh giá và kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thức của mình...)
? Diễn biến tâm lí của nhân vật Phương Định trong lần phá bom nổ chậm được miêu tả như thế nào? ( hồi hộp, lo lắng, căng thẳng...Bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng...chẳng lành. Những cảm giác tinh tế trên đây không chỉ là sự nhạy cảm vốn có mà còn là sự tích lũy kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom ở tuyến lửa)
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? 
( Miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng không phức tạp.
 →Cách miêu tả thiên về cái tốt đẹp, cái trong sáng cao cả.Đây cũng là phương thức chủ đạo thống nhất trong văn học Việt Nam hiện đại)
? Tính cách của Phương Định khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến được miêu tả ntn?( tâm hồn trẻ trung lãng mạn)
? *Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?
? Trình bày ý nghĩa của truyện
? *Em cảm nhận những vẻ đẹp nào của các nhận vật nữ thanh niên xung phong? Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước?
(Vẻ đẹp của các nhân vật tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc.)
I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
+ Tác giả:
Lê Minh Khuê sinh năm 1949
- Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
- Là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc đặc biệt là khi viết về phụ nữ.
+ Xuất xứ: Viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt
II. Đọc-Tìm hiểu văn bản:
1.Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong:
a.Hoàn cảnh:- bom đạn – nguy hiểm – ác liệt – gian khổ - khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều bom đạn nguy hiểm,ác liệt.
 Công việc:→mạo hiểm với cái chết, khó khăn gian khổ.Luôn căng thẳng thần kinh. Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
b. Phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong:
- Xa nhà, sống có lí tưởng, tham gia kháng chiến chống Mĩ ở nơi gian khổ nguy hiểm.
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Dũng cảm, không sợ hi sinh.
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường.
2. Nhân vật Phương định:
- Là cô gái Hà Nội, rất nhạy cảm, tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, hồn nhiên- Yêu những con người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ;
- Luôn quan tâm yêu quí đồng đội và thấy tự hào, tự tin khi được đồng đội quan tâm khích lệ;
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
 Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện; Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật; Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.
2. Ý nghĩa: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn
của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
4.Củng cố:? Em biết những bài hát nào ca ngợi những người đi mở đường cứu nước? 
( Cô gái mở đường) GV cho học sinh hát một đoạn bài hát đó
5.Hướng dẫn học ở nhà: *Viết đoạn văn phân tích nhân vật Phương Định.
Chuẩn bị kĩ bài : Chương trình địa phương:Viết bài nghị luận về sự việc, hiện tượng ở địa phương( chuẩn bị từ tiết 101: Nhóm 1,2:Vấn đề môi trường;Nhóm 3: Vấn đề quyền trẻ em; Nhóm 4: Vấn đề xã hội; Viết bài hoàn chỉnh với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ. Đọc kĩ bài:Tổng kết về văn học viết Yên Bái.
Ngày soạn: /3/ 2012
Ngày giảng: 9a1: /3
 9a2: /3
Tuần 31. Tiết 143
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần tập làm văn) →Tiếp theo
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về nghị luận sự việc, hiện tượng ở địa phương cần quan tâm; Tổng kết về văn học viết Yên Bái.
2. Kĩ năng : Biết tìm tòi, phát hiện các sự việc, hiện tượng xảy ra tại địa phương; Biết tạo lập văn bản nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xảy ra tại địa phương với suy nghĩ, kiến nghị của bản thân.
3. Giáo dục : Có thái độ học tập tích cực tự giác; quan tâm tham gia vào các hoạt động tại địa phương.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Thầy : Tham khảo tài liệu địa phương; tìm hiểu sự việc, hiện tượng đang xảy ra tại địa phương; Ra đề cho học sinh chuẩn bị từ tiết 101. Yêu cầu học sinh chuẩn bị trình bày trước lớp.
2. Trò : Viết bài nghị luận về sự việc, hiện tượng ở địa phương( chuẩn bị từ tiết 102: Nhóm 1,2:Vấn đề môi trường;Nhóm 3: Vấn đề quyền trẻ em; Nhóm 4: Vấn đề xã hội ) Viết bài hoàn chỉnh với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 9a1:
 9a2:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
3 . Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
GV nhắc lại yêu cầu của tiết học.
Cho học sinh thảo luận trong nhóm, chọn bài viết hay nhất, nhóm cùng rút kinh nghiệm, bổ sung, cử đại diện tập trình bày trước nhóm 
và trước lớp.
GV lần lượt gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày; Các nhóm khác nghe và nhận xét về nội dung và hình thức.
( ND: Nêu được sự việc, hiện tượng nổi bật trong đời sống thực tế ở địa phương với những chứng cứ cụ thể, nhận xét đánh giá thỏa đáng, giải pháp có căn cứ thực hiện; HT: bố cục chặt chẽ, lập luận cụ thể, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc;)
? Văn học viết Yên Bái trải qua các thời kì nào?
? Dựa vào nội dung trong sách , hãy kể tên các tác gải, tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này?
? Nhận xét về sự đóng góp của văn học viết Yên Bái với Yên Bái nói riêng và văn học cả nước nói chung?
GV hướng dẫn học sinh chọn phương án đúng trong SGK trang133.( Đáp án A)
I. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương:
1. Thảo luận nhóm.
2. Trình bày trước lớp
Dàn bài:
a.Mở bài: Nêu sự việc, hiện tượng, thời gian, không gian xảy ra sự việc, hiện tượng;Tác động của sự việc, hiện tượng đó tới đời sống con người. 
b.Thân bài:
- Trình bày lại sự việc, hiện tượng đó.
- Nêu suy nghĩ, thái độ, kiến nghị của bản thân.
c.Kết bài:
- Tổng kết lại vấnđề;- Nêu hành động của bản thân mình và kêu gọi mọi người cùng hành động.
II. Tổng kết về văn học viết Yên Bái:
1.Giai đoạn từ 1945-1975.
- Giai đoạn từ 1945-1954.( Vợ chồng A Phủ)
- Giai đoạn từ 1955-1975. ( Trường ca Tày:Khảm Hải)
2.Giai đoạn từ 1975 đến nay:
- Giai đoạn từ 1976-1991( Giai đoạn tỉnh Hoàng Liên Sơn)
- Giai đoạn từ 1992 đến nay.
3.Những đóng góp của văn học viết Yên Bái:
- Phản ánh các sự kiện, các vấn đề của hiện thực cuộc sống ở Yên Bái giúp cho sự hiểu biết về quê hương, con người Yên Bái thêm sâu sắc.
- Góp phần bồi dưỡng tình cảm con người nói chung, tình yêu quê hương, tinh thần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Nhiều tác giả đã học tập cách nghĩ, cách cảm, lối diễn đạt của đồng bào các dân tộc Yên Bái.Nhiều tác phẩm thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc Yên Bái, phát huy những giá trị truyền thống văn hoá, văn học dân gian Yên Bái.
- Đóng góp vào sự phát triển chung của văn học cả nước
4.Củng cố:? Tìm hiểu  ... âu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo.
4.Đằng sau bức chân dung:
 Cuộc sống gian nan vất vả trên đảo hoang, bằng nghị lực, trí thông minh, khéo léo, đầu óc thực tế, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan yêu đời giúp anh vượt qua trong hoàn cảnh bất hạnh và vẫn tồn tại chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện; Lựa chọn ngôi kể tự nhiên hài hước.
2.Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
4.Củng cố:? Qua nhân vật Rô-bin-xơn em rút ra bài học gì cho bản thân?
5.Hướng dẫn học ở nhà:Tóm tắt tác phẩm;hình dung, tái hiện được búc chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn ; Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn .
Chuẩn bị kĩ bài:Tổng kết về ngữ pháp.
Ngày soạn: /3/ 2012
Ngày giảng: 9a1: /
 9a2: /
Tuần 32. Tiết 147,148
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các từ lợi và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng : Tổng hợp kiến thúc về từ loại và cụm từ ; nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Giáo dục : Có ý thức sử dụng từ loại và cụm từ hợp lí trong quá trình viết văn.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Thầy : Tham khảo sgv; chuẩn kiến thức kĩ năng.
 2. Trò : Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 9a1:
 9a2:
2. Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới :
HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV chia nhóm, cho HS thảo luận 
Gọi 3 HS lên bảng trình bày.
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và sửa
GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3, mỗi học sinh làm một cột; dưới lớp học sinh cùng làm và nhận xét
? Cho biết, danh từ có thể đứng sau những từ nào?Động từ có thể đứng sau những từ nào? Tính từ có thể đứng sau những từ nào?
HS kẻ bảng trong SGK, tự làm theo yêu cầu bài tập. 
HS đọc BT5.
? Các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
GV kẻ bảng theo SGK.
? Điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào cột thích hợp.
GV gọi lần lượt học sinh lên bảng điền từ, dưới lớp học sinh cùng làm và nhận xét.
.Từ loại:
I. Hệ thống từ loại tiếng việt
1. Danh từ, động từ, tính từ
Bài 1: Xếp các từ theo cột.
Danh từ
Động từ
Tính từ
Lần
Cái lăng
Làng
Ông giáo
Đọc
Nghĩ ngợi
Phục dịch
Đập
Hay
Đột ngột
Sung sướng
Phải
Bài 2: Điền từ, xác định từ loại.
- rất hay – những cái lăng – rất đột ngột
- đã đọc – hãy phục dịch – một ông giáo
- một lần – các làng – rất phải
-vừa nghĩ ngợi – đã đập – rất sung sướng
→ Từ nào đứng sau a được sẽ là Danh từ
 Từ nào đứng sau b được sẽ là Động từ
 Từ nào đứng sau c được sẽ là Tính
Bài 3.
Danh từ có thể đứng sau: những, các, một
Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa
Tính từ có thể đứng sau:rất, hơi, quá
Bài 4.
Bài 5:
a.tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ.
b.lí tưởng là danh từ ở đây nó được dùng như tính từ.
c. băn khoăn là tính từ ở đây nó được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác:
Bài 1:
ST
ĐT
LT
CT
PT
QHT
TT
TT từ
TH từ
Ba
Một 
Năm
Tôi, bao nhiêu, bao giờ, 
bấy giờ
Những
ấy,
đâu
Đã, mới đang
ở 
của 
nhưng
như
Ngay chỉ
Cả
Hả
Trời ơi
? Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
? Em hãy tìm các từ tạo câu cầu khiến và câu cảm thán?
HS đọc bài tập 1.
Tiết 2.Giảng 9a1:
 9a2: 
? Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm.Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
HS đọc bài tập 2.
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó
là cụm động từ?
2 HS lên bảng, dưới lớp học sinh cùng làm và nhận xét.
? Tìm phần trung tâm của các cụm từ 
in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
? Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu? Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần?
?Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập?
Bài 2:
- Các từ để tạo câu nghi vấn: à,ư, hả, hử, hở
→Thuộc tình thái từ.
- Tạo câu cầu khiến: đi, nào, với..
- Tạo câu cảm thán: hay, sao, thật
B.Cum từ
Bài 1.
a.ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm.
Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, các, một.
b. ngày (khởi nghĩa); dấu hiệu là những.
c.Tiếng(cười nói); dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.
Bài 2:
a.đến, chạy, ôm; dấu hiệu: đã, sẽ, sẽ.
b.lên ( cải chính); dấu hiệu : vừa.
Bài 3:
a. Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại là phần trung tâm của cá cụm từ in đậm; dấu hiệu: rất.Ở đây các từ Việt Nam, phương Đông được dùng làm tính từ.
b.êm ả; dấu hiệu: có thể thêm rất vào phía trước.
c. phức tạp, phong phú, sâu sắc; dấu hiệu:có thể thêm rất vào phía trước. 
C. Thành phần câu:
I.Thành phần chính và thành phần phụ:
Vị ngữ
Trang ngữ
Khởi ngữ
Chủ ngữ
ĐT,
TT
Phụ Ngữ
Trạng ngữ
Đôi càng tôi
mẫm
bóng
Sau một hồi trống thúc tôi
mấy người học trò cũ
đến
sắp hàng 
rồi đi
vào lớp
dưới hiên
Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc
nó
(là) nói biết độc ác
người bạn nịnh hót
II.Thành phần biệt lập:
Bài 2:
a. có lẽ → Tình thái. d.Bẩm → Gọi đáp
b. Ngẫm → Tình thái có khi → Tình thái
c(.) → Phụ chú e. Ơi → Gọi đáp 
4.Củng cố: GV khái quát lại nội dung cần nắm vững trong bài. 
5.Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập kĩ nội dung tiếng Việt từ trang 146 đến 154.
 Chuẩn bị bài: Luyện tập viết biên bản.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 9a1: 
 9a2: 
Tuần 32. Tiết 149 LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN 
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Học sinh nắm chắc hưon về mục đích, yêu cầu nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống
2. Kĩ năng : Thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh
3. Giáo dục : Có ý thức vận dụng những điều đã học để viết biên bản khi cần thiết.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Thầy : Tham khảo sgv; chuẩn kiến thức kĩ năng.
 2. Trò : Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 9a1:
 9a2:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp khi luyện tập
3 Bài mới :
? Biên bản nhằm mục đích gì?
? Người viết biên bản cần phải có thái độ như thế nào?
? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
? Lời văn và cách trình bày một văn bản có gì đặc biệt?
HS trả lời
GV khái quát lại phần lý thuyết
HS đọc bài tập 1
? Nội dung ghi chép đã đầy đủ chưa?
Cần thêm bớt ý gì?
? Cách sắp xếp các ý như thế nào? Em hãy sắp xếp lại?
-2 HS đọc bài của mình.GV cùng cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 – HS thảo luận theo nhóm thống nhất nội dung biên bản.
Viết hoàn chỉnh biên bản.
- Gọi 2 HS đại diện lên bảng trình bày.
- HS khác trao đổi
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV sửa, cho điểm
- GV tổng kết, rút kinh nghiệm 
I. Ôn lý thuyết
1. Mục đích chính viết văn bản
2. Bố cục của biên bản.
3. Cách trình bày một biên bản
II. Luyện tập
Bài tập 1:
 Viết biên bản cuộc họp dựa vào các tình tiết đã cho
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên biên bản
- Thời gian, đặc điểm, cuộc họp
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả cuộc họp.
+ Khai mạc
+ Lớp trưởng
+ Hai bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm
+ Trao đổi
+ Tổng kết
- Thời gian kết thúc, ký tên.
Bài tập 2
Biên bản cuộc họp lớp tuần qua (thời gian, nội dung)
Bài tập 3:
Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần.
Gợi ý:
- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
- Nội dung bàn giao như thế nào?
+ Kết quả công việc đã làm trong tuần.
+ Nội dung công việc tuần tới
+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao.
4.Củng cố: Biên bản là gì? Nêu cách trình bày một biên bản?
5.Hướng dẫn học ở nhà:Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần này→làm ra giấy thứ Hai tuần tới nộp.
Chuẩn bị bài: Hợp đồng.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 9a1: 
 9a2: 
Tuần 32. Tiết 150 HỢP ĐỒNG
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm, mục đích, yêu cầu của hợp đồng.
2. Kĩ năng : Viết một hợp đồng đơn giản.
3. Giáo dục :Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khảon ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết. .
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Thầy : Tham khảo sgv; chuẩn kiến thức kĩ năng.
 2. Trò : Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức: 9a1:
 9a2:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp khi luyện tập
3 Bài mới :
HS tìm hiểu văn bản mẫu ?
?Tại sao cần phải có hợp đồng?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
? Hợp đồng cần phải đạt được những yêu cầu gì?
? Hãy kể tên các hợp đồng mà em biết?
? Phần mở dầu hợp đồng bao gồm những mục nào?
? Phần nội dung hợp đồng bao gồm những mục nào?
? Phần kết thúc hợp đồng bao gồm những mục nào?
? Lời văn của văn bản hợp đồng phải như thế nào ?
 HS đọc ghi nhớ.SGK.
 Đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
 ? Lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng?
? Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cụ thể hoá bản hợp đồng thuê nhà?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận
I.Đặc điểm văn bản hợp đồng.
- Cần có văn bản hợp đồng vì dó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc với nhau theo pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại các nội dung cụ thể do hai bên kí kết, thoả thuật với nhau.
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng chính xác, chặt chẽ, và có sự ràng buộc của hai bên kí kết trong khuôn khổ của phấp luật.
- Các hợp đồng thường gặp : Hợp đồng kinh tế, lao động, xây dựng, chuyển nhượng....
II. Cách làm hợp đồng.
1. Phần mở đầu.
- Quốc hiệu
- Tên hợp đồng.
- Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng.
- Thời hgian, địa điểm kí hợp đồng.
- Đơn vị cá nhân, chức danh , địa chỉ của hai bên kí hợp đồng.
2. Phần nội dung.
- Các điều khoản cụ thể.
- Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
3. Phần kết thúc : Dại diện của hai bên kí và đóng dấu.
4. Lời văn phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, không chung chung,
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập.
Bài tập 1: Chọn tình huống b,c,e.
Bài tập 2:
Tên Cơ quan Cộng hoà xã hội chủ ..
Số:.... Độc lập - Tự ...
Hợp đồng thuê nhà xưởng kho bãi.
Hôm nay ngày... tháng.. năm...
Bên cho thuê nhà xưởng.
- Chủ sở hữu.
- Ngày tháng năm sinh :...
- CMND số:....
- Thường trú tại: ....
- Điện thoại:....
( Gọi tắt Bên A)
Bên thuê nhà xưởng.
- Tên giao dịch
- Chức vụ: 
- Điện thoại:....
- Tài khoản:...
( Gọi tắt Bên B)
Sau khi bàn bạc thảo luận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng với nội dung như sau:
Điều1: Nội dung hợp đồng...
Điều 2: Thời hạn của hợp đồng...
Đièu 3: Giá cả và phương thức thanh toán...
Điều 4: Trách nhiệm của hai bên...
Điều 5:Cam kết chung...
Hợp đồng nài có hiệu lực ngay sau khi hai bên kí...
Đại diện bên A Đại diện bên B
4.Củng cố: Đặc điểm của hợp đồng? Cách làm hợp đồng?
5.Hướng dẫn học ở nhà : Chuẩn bị cho giờ sau: Luyện tập viết hợp đồng trang 157.
Soạn văn bản: Bố của Xi-mông.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9CKTKNTuan 3132.doc