Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 5

Tuần 5 Ngày soạn:

Tiết 21 Ngày dạy:

 Tiếng Việt:

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 1. Kiến thức:

- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển, sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc.

2. Kĩ năng: - Tìm nghĩa chuyển của từ.

3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được sự phong phú giàu có của vốn ngôn ngữ Việt Nam.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Đọc tài liệu tham khảo, từ điển Tiếng Việt.

2. Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi sgk

C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, gợi mở, phân tích theo mẫu .

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là thuật ngữ? Cho ví dụ ?

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 
Tiết 21 Ngày dạy: 
 Tiếng Việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển, sự phát triển của từ vựng được thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc.
2. Kĩ năng: - Tìm nghĩa chuyển của từ.
3. Thái độ: - Giáo dục HS thấy được sự phong phú giàu có của vốn ngôn ngữ Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc tài liệu tham khảo, từ điển Tiếng Việt.
2. Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi sgk
C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, gợi mở, phân tích theo mẫu ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là thuật ngữ? Cho ví dụ ?
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
- GV gọi Hs đọc bài thơ: "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” có câu:
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
H: Cho biết từ "kinh tế" trong bài thơ trên có nghĩa gì?
H: Ngày nay nhân dân ta còn có dùng từ kinh tế theo nghĩa đó nữa không? (không)
H: Nếu không thì dùng theo nghĩa nào?
Ví dụ: Nhà nó dạo này kinh tế khá lắm.
H: Qua ví dụ trên em thấy từ ngữ có cố định không ?
- GV gọi HS đọc ví dụ a,b SGK
H: Em hãy cho biết nghĩa của từ xuân trong 2 ví dụ đó ?
H: Như vậy từ xuân ở đây được tác giả so sánh với cái gì? 
 Đó là lối so sánh ngầm. Là biện pháp tu từ gì đã học? ẩn dụ)
H: Em hãy xác định nghĩa của từ tay ở VD b?
GV: Gọi Mã Giám Sinh là tay buôn người chỉ sự lọc lừa gian dối. Như vậy cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi Hoán dụ
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- GV gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 1
Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
H: Từ "Mặt trời" trong câu thơ thứ hai được dùng theo biện pháp tu từ, từ vựng nào?
H: Có thể coi đây là hiện tượng 1 từ phát triển nhiều nghĩa của từ được không?
(không) Vì nghĩa của từ Mặt trời chỉ có tính chất lâm thời không thể áp dụng rộng rãi đối với mọi người được.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Ví dụ 
*Ví dụ 1
- Kinh tế
(1) Kinh bang tế thế - trị nước cứu đời (ngày xưa).
(2) Của cải vật chất con người làm ra (ngày nay).
 Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
* Ví dụ 2
- Xuân 1: Mùa xuân (nghĩa gốc)
- Xuân 2: Chỉ sự trẻ trung (nghĩa chuyển)
 Như vậy, ẩn dụ là một trong những phương thức để phát triển nghĩa của từ.
- Tay 1: Bộ phận ở phía trên của cơ thể dùng để cầm, nắm. (nghĩa gốc)
- Tay 2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó. (nghĩa chuyển)
 Hoán dụ là một trong những phương thức để phát triển nghĩa của từ
2. Ghi nhớ: SGK 
II. Luyện tập 
Bài 1:
a. Nghĩa gốc b. Hoán dụ
c. Ẩn dụ d. Ẩn dụ
Bài 2, 3, 4.(về nhà)
Bài 5:
- Mặt trời ẩn dụ
4. Củng cố: 
H: Có mấy phương thức chủ yếu trong sự phát triển nghĩa của từ ngữ?
	5. Dặn dò:
- Về nhà học kỹ bài, chuẩn bị trước bài: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 
Tiết 22 Ngày dạy: 
 Văn bản: 
 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Thấy được cuộc sống xa hoa, vô độ của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút thời xưa.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân tích văn xuôi cổ. 
3. Thái độ: - Tinh thần phê phán cuộc sống xa hoa, tách biệt đầy uy lực của vua chúa phong kiến.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Tư liệu tham khảo sách văn 9 (cũ)
2. Học sinh: - Tóm tắt tác phẩm, trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, bình giảng, liệt kê ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
H: Hãy phân tích những nét đẹp phẩm chất nhân của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương"?
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- GV gọi Hs đọc phần chú thích SGK
H: Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả ?
H: Tác phẩm này viết về điều gì ?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu chú thích
- GV đọc đoạn đầu - HS đọc đoạn TT (uốn nắn cách đọc cho HS)
H: Em hãy giả thích một số từ ngữ sau:
Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, cơ binh...
Hoạt động 3: HDHS phân tích
H: Tìm những chi tiết, sự việc thể hiện rõ thói ăn chơi xa sĩ vô độ của bọn vua chúa?
H: Việc dạo chơi của Chúa ở Tây Hồ được tác giả miêu tả như thế nào?
- Về mặt thời gian.
- Người phục vụ.
- Trò giải trí.
H: Chi tiết:: “Một cây đa chở về phủ chúa phải mất gần 200 người khiêng, lại có quân đi kèm lính khiêng.” nói lên sức chi phí của công cho việc chơi cây cảnh của nhà chúa như thế nào?
- GV gọi Hs đọc đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh ... triêụ bất tường"
H: Tác giả đã dự đoán được điều gì qua câu nói đó?
H: Tại sao tác giả lại có điều dự đoán đó ?
(Vì nhà chúa chỉ lo ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của dân lành)
H: Bọn quan lại đã dựa vào nhà chúa đã bày ra thủ đoạn nào để vơ vét tiền của nhân dân?
H: Kết thúc đoạn văn tác giả ghi lại sự việc có thực xảy ra tại nhà mình là nhằm mục đích gì ?
(Tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên)
H: Đoạn trích ghi chép về ai, sự việc gì. Theo em sự việc đó có thực trong lịch sử hay không ? .
H: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả 
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)
- Là nho sĩ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc.
2. Tác phẩm 
- Viết về lễ nghi, phong tục tập quán.
- Viết về một số nhân vật lịch sử.
II. Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Thói ăn chơi xa xỉ vô độ của Chúa Trịnh và quan hầu cận Chúa Trịnh.
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài để thoả ý thích "đi chơi, ngắm cảnh đẹp" hao tiền tốn của của nhân dân.
- Những việc dạo chơi của Chúa ở Tây Hồ:
+ Tháng 3, 4 lần diễn ra thường xuyên
+ Huy động rất đông người hầu: binh lính dân hầu vòng quanh 4 mặt hồ - mà Hồ Tây thì sôi động.
+ Bày nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém: nội thần ăn mặt giả đàn bà bán hàng...dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ.
+ Việc tìm thu của quý trong thiên hạ: Chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, hòn đá hình dáng kỳ lạ.
 Tốn kém sức người sức của.
Âm thanh của cảnh vật không gợi sự yên bình mà gợi cảm giác ghê rợn báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại có thói ăn chơi xa xỉ.
2. Thủ đoạn của bọn quan lại
- Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt...thì cướp liền với danh nghĩa dâng cho Chúa.
- Hù doạ người dân giấu vật quý -> buộc người dân bỏ tiền ra để xin.
 Đó là thủ đoạn moi tiền của nhân dân một cách bất hợp pháp. Vừa ních đầy túi lại vừa được tiếng làm việc tốt cho Chúa.
3. Đặc điểm của thể loại văn tuỳ bút
- Ghi chép về con người, sự việc cụ thể có thực Qua đó để tác giả bộc lộ suy nghĩ đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
- Sự ghi chép không gò bó nhưng vẫn luôn theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo, phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nạn nhũng nhiễu dân lành của bọn quan lại, hầu cận.
IV. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
H: Viết một đoạn văn ngắn 4 - 5 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
	5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới: "Hoàng Lê nhất thống chí"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 
Tiết 23+24 Ngày dạy: 
 Văn bản:
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Hồi thứ mười bốn) 
 - Ngô Gia văn Phái -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh. Sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện năng trần thuật kết hợp với miêu tả, phân tích tác phẩm  
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng tự hào về người anh hùng dân tộc và lòng căm thù bọn bán nước hại dân.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Đọc tài liệu, tham khảo SGK, SGV
2. Học sinh: - Tóm tắt nội dung đoạn trích.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc sáng tạo, đàm thoại, phân tích ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: H: Thể loại văn tuỳ bút có đặc điểm gì ?
	 3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
- GV gọi Hs đọc chú thích SGK
H: Ai là tác giả của "Hoàng Lê nhất thống chí"?
Hoạt động 2: HDHS đọc – tìm hiểu bố cục
H: Xác định vị trí của đoạn trích?
H: Đoạn trích này viết về sự kiện gì?
- Gv đọc đoạn 1: Từ đầu năm Mậu Thân 1788 - Gọi HS nêu nội dung chính của đoạn.
- Gv gọi HS đọc đoạn 2: TT Kéo vào thành. Nêu nội dung chính của đoạn này?
- GV gọi HS đọc đoạn còn lại và nêu lên ý chính của đoạn.
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu chi tiết
H: Khi nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, Nguyễn Huệ có thái độ như thế nào ?
H: Từ 24/11 30 tháng chạp, em hãy liệt kê những việc mà Nguyễn Huệ đã làm được.
H: Qua những việc mà Quang Trung đã làm chứng tỏ ông là con người có hành động như thế nào? 
(a) Hành động mạnh mẽ quyết đoán
(b) Hành động chậm trễ, ỷ lại
Tiết 24
 - Gv đọc đoạn trích "Vua Quang Trung không nói được".
H: Khi Quang trung nói "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều có phân biệt rõ ràng" là Quang Trung muốn khẳng định điều gì với binh sĩ ?
H: Qua câu nói: "Người phương Bắc muốn đuổi chúng đi" Quang Trung muốn nói điều g?
H: Phần còn lại của đoạn trích trên Quang Trung đã nói với quân sĩ về truyền thống gì của nhân dân ta, nói như thế để nhằm mục đích gì?
H: Theo em tác dụng của lời nói đó đối với quân sĩ lúc này như thế nào?
H: Khi đến núi Tam Điệp tại sao Quang trung không giết tướng Sở và Lân? (Vì ông cho rằng họ là hạnh võ chỉ biết đánh giặc chứ không biết dùng mưu thấy được điểm mạnh yếu của các tướng sĩ)
H: Qua việc đó chứng tỏ Quang Trung là người có tài gì?
H: Hình ảnh Quang ... ùng Nguyễn Huệ
* Con người có hành động mạnh mẽ quyết đoán:
- Nghe tin giặc đến tận Thăng Long 
-> Nguyễn Huệ không hề run sợ, thân chinh cầm quân đánh giặc.
- Trong vòng hơn 1 tháng Nguyễn Huệ đã làm được nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế.
+ Đốc xuất đại binh ra Bắc.
+ Gặp gỡ Nguyễn Thiếp 
+ Tuyển mộ quân lính
* Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, lời nói đầy thuyết phục:
- Trong lời nói với quân sĩ ở Nghệ An:
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, hành động xâm lăng phi nghĩa.
+ Nêu bật giã tâm của giặc.
+ Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
 Kích thích lòng yêu nước.
* Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.
+ Hiểu được điểm mạnh, yếu của tướng sĩ.
+ Chọn Ngô Thì Nhậm làm người tham mưu.
* Hình ảnh lẫm liệt hiên ngang đầy khí phách của Quang Trung:
+ Thân chinh ra cầm quân (chỉ đạo trực tiếp quân lính)
- Một mình thống lĩnh một mũi tiến công
- Cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha, bày mưu tính kế .
 Kết luận: Tính cách quả cảm mạnh mẽ có trí tuệ sáng suốt nhạy bén, có tài năng điều binh khiển tướng là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống và quân tướng nhà Thanh
a. Sự thất bại của quân Thanh:
- Tướng sợ: "mất mật, ngựa không kịp đóng yên ...chuồn trước qua cầu phao"
- Quân: rụng rời sợ hãi xin ra hàng: "Bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết"
b. Số phận thảm bại của bọn vua tôi phản nước hại dân:
- Vua chạy bán sống, bán chết cướp cả thuyền dân để qua sông.
- Mấy ngày không ăn, không nghỉ.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: 
H: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc của Quang Trung khi đại phá quân Thanh.
	5. Dặn dò:
- Về nhà học kỹ bài, chuẩn bị trước bài mới: "Sự phát triển của từ vựng"
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 5 Ngày soạn:
Tiết 25 Ngày dạy:
 Tiếng Việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng: - Tạo từ, phát triển thêm từ mượn. 
3. Thái độ: - Tự hào về vốn Tiếng Việt và sử dụng từ ngữ mượn một cách có chọn lọc.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu SGK, SGV.
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, gợi mở, thực hành, qui nạp, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập 4, 5 trong bài “Sự phát triển từ vựng”
	 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cấu tạo từ ngữ mới
H: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ?
- Hs trao đổi trả lời
- Gv nhận xét
H: Trong Tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (không tặc, hải tặc ). Hãy tìm những từ ngữ có mô hình cấu tạo như thế 
H: Như vậy muốn tăng thêm số lượng từ vựng ta phải sử dụng biện pháp gì ?
Hoạt động 2: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
- GV gọi HS đọc đoạn trích ví dụ a, ví dụ b.
H: Viết ra những từ ngữ Hán Việt trong 2 đoạn trích SGK?
H: Từ ngữ nào dùng để chỉ căn bệnh không còn khả năng miễn dịch gây tử vong?
H: Từ ngữ nào dùng để diễn đạt công việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng?
H: Em hãy cho biết từ AIDS và từ Ma-két-ting mượn của tiếng nước nào?
H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về việc mượn từ ngữ nước ngoài? 
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
H: Cho các mô hình sau à cấu tạo thêm từ mới : x + trường (ví dụ: nông trường ), x + hoá (ô xi hoá)
H: Giải nghĩa của một số từ mới sau đây: bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, đường cao tốc?
I. Cấu tạo từ ngữ mới
1. Ví dụ 1:
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Điện thoại nóng: dành riêng để tiếp nhận và giải quyết khẩn cấp thông tin.
- Kinh tế tri thức: sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
- Trí tuệ nhân tạo: Quyền sở hữu của máy tính.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ: quyền tác giả, quyền phát minh, giải pháp hữu ích
2. Ví dụ 2:
- Lâm tặc: Lũ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
* Ghi nhớ: SGK 
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1. Mượn từ Hán Việt
VD a: Thanh minh, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
VD b: Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc
2. Từ nước ngoài
- Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: ADIS
- Công việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng: Ma-két-ting
=> Mượn tiếng nước ngoài: Tiếng Anh
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Công trường, chiến trường, ngư trường, thương trường.
- Lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá.
Bài tập 2:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đôi thoại trực tiếp với nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ.
- Đường cao tốc: đường dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
4. Củng cố: 
H: Có những cách nào để phát triển từ vựng Tiếng Việt?
	5. Dặn dò: 
- Hoàn thành bài tập 3, 4
 	- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................
Tuần 5 Ngày soạn: 
Tiết 5 Ngày dạy:
 Tiếng Việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng: - Tạo từ, phát triển thêm từ mượn. 
3. Thái độ: - Tự hào về vốn tiếng Việt và sử dụng từ ngữ mượn một cách có chọn lọc.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu SGK, SGV.
2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Giao tiếp, gợi mở, thực hành, qui nạp, ...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập 4, 5 trong bài “Sự phát triển từ vựng”
	 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cấu tạo từ ngữ mới
H: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ?
- Hs trao đổi trả lời
- Gv nhận xét
H: Trong Tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (không tặc, hải tặc ). Hãy tìm những từ ngữ có mô hình cấu tạo như thế 
H: Như vậy muốn tăng thêm số lượng từ vựng ta phải sử dụng biện pháp gì ?
Hoạt động 2: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
- GV gọi HS đọc đoạn trích ví dụ a, ví dụ b.
H: Viết ra những từ ngữ Hán Việt trong 2 đoạn trích SGK?
H: Từ ngữ nào dùng để chỉ căn bệnh không còn khả năng miễn dịch gây tử vong?
H: Từ ngữ nào dùng để diễn đạt công việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng?
H: Em hãy cho biết từ AIDS và từ Ma-két-ting mượn của tiếng nước nào?
H: Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về việc mượn từ ngữ nước ngoài? 
- Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
H: Cho các mô hình sau à cấu tạo thêm từ mới : x + trường (ví dụ: nông trường ), x + hoá (ô xi hoá)
H: Giải nghĩa của một số từ mới sau đây: bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, đường cao tốc?
I. Cấu tạo từ ngữ mới
1. Ví dụ 1:
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Điện thoại nóng: dành riêng để tiếp nhận và giải quyết khẩn cấp thông tin.
- Kinh tế tri thức: sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
- Trí tuệ nhân tạo: Quyền sở hữu của máy tính.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ: quyền tác giả, quyền phát minh, giải pháp hữu ích
2. Ví dụ 2:
- Lâm tặc: Lũ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
* Ghi nhớ: SGK 
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1. Mượn từ Hán Việt
VD a: Thanh minh, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
VD b: Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc
2. Từ nước ngoài
- Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: ADIS
- Công việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng: Ma-két-ting
=> Mượn tiếng nước ngoài: Tiếng Anh
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Công trường, chiến trường, ngư trường, thương trường.
- Lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá.
Bài tập 2:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi.
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đôi thoại trực tiếp với nhau.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ.
- Đường cao tốc: đường dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
4. Củng cố: 
H: Có những cách nào để phát triển từ vựng Tiếng Việt?
	5. Dặn dò: 
- Hoàn thành bài tập 3, 4
 	- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK. Chuẩn bị bài: Thuật ngữ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc