Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 7 - Tiết 31 đến tiết 35

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 7 - Tiết 31 đến tiết 35

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên

B.CHUẨN BỊ

GV: Nghiên cứu sgk+tài liệu chuẩn k/thức môn ngữ văn+sgv. Soạn bài chi tiết.

HS: Đọc, soạn trư¬ớc bài ở nhà

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Ổn định tổ chức. Sĩ số : 9A . 9B . 9C

2. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” T.giả sử dụng N.Thuật gì khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều?

- Đáp án: bài thơ SGK, ghi nhớ

- HS trả lời, Gv nhận xét cho điểm

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 7 - Tiết 31 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
9A:
9B:
9C:
TUẦN 7 TIẾT 31
CẢNH NGÀY XUÂN
( Trích: Truyện Kiều)
( Nguyễn Du)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên 
B.CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sgk+tài liệu chuẩn k/thứcmôn ngữ văn+sgv. Soạn bài chi tiết.
HS: Đọc, soạn trước bài ở nhà
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định tổ chức. Sĩ số : 9A.. 9B. 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” T.giả sử dụng N.Thuật gì khi miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều?
- Đáp án: bài thơ SGK, ghi nhớ
- HS trả lời, Gv nhận xét cho điểm
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI 
Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong N.Thuật tả chân dung mà còn trong tả cảnh thiên nhiên. Sau bức chân dung 2 nàng tố nga Mười phân vẹn mười là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng 3 tuyệt vời.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV: HDẫn cách đọc ->đọc mẫu -> gọi 2 HS đọc -> N/xét HS đọc
? Đoạn trích nằm ở phần nào của TK?
? P/thức biểu đạt chính của văn bản là p/thức nào?
? Nêu nội dung chính của đoạn trích?
- Tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh
- Cảnh du xuân của chị em T.Kiều
? Đoạn trích được chia thành mấy phần? Xác định danh giới, nội dung chính của từng phần?
* Kết cấu: 3 phần
P1 : 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
P2: 8 câu tiếp theo: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
P3: 6 câu cuối: Cảnh chị em
? Em có nhận xét gì về kết cấu trên?
GV lệnh hs đọc 4 câu thơ đầu.
? Bốn câu đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. Hãy tìm những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? 
- Con én đưa thoi.
 Thiều quang ...Cỏ non xanh...Cành lê trắng điểm...bông hoa 
? Hình ảnh “ Con én đưa thoi” gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc? 
? Em có cảm nhận ntn về màu sắc đặc trưng của mùa xuân qua h/ảnh “cỏ non xanhcành lê trắng điểm 1 vài bông hoa”?
* GV: 1 chữ “Điểm” làm cho cảnh vật thêm sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp N.Thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
- Sử dụng từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật; bút pháp tả thực
? Khung cảnh ngày xuân qua cái nhìn của nhân vật đó là 1 khung cảnh ntn? 
- Mới mẻ tinh khôi sống động 
GV lệnh hs đọc 8 câu thơ tiếp
? Tác giả miêu tả cảnh lễ gì, Hội gì trong ngày thanh minh ? Em hiểu ntn về lễ tảo mộ; hội đạp thanh ?
- Lễ tảo mộ: viếng mộ, sửa sang lại phần mộ của người thân.
 Hội đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh, du xuân, chơi xuân trên đồng quê 
? Không khí lễ hội và cảnh người đi dự lễ, chơi hội được miêu tả qua các chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về các từ ngữ trên ? Nó gợi lên không khí lễ hội và hoạt động của lễ hội ntn ?  
- Gần xa, nô nức ->từ ghép, từ láy là tính từ khắc họa tâm trạng người đi hội vui.
 - Yến anh; chị em; tài tử; giai nhân -> từ ghép danh từ gợi tả sự đông vui.
 - Sắm sửa; dập dìu ->từ ghép, từ láy là động từ gợi tả sự náo nhiệt.
 - Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh nhộn nhịp 
 Ngựa xe như nước, áo quần như nêm ->so sánh cho thấy sự đông đúc của người đi lễ hội.
=>Ko khí lễ hội rộn ràng, náo nức, vui tươi.
? Trong ko khí lễ hội rộn ràng, vui tươi, náo nức đó họ còn có những h/động, việc làm nào ? Em có nhận xét gì về lễ hội truyền thống đó ?
- Rắc thoi vàng; đốt tiền giấy.
->Truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt – phong tục cổ truyền.
? Ngày nay lễ hội đó còn được duy trì ko ? Địa phương em có lễ hội nào ?
- Có . Lễ thanh minh; lễ hội Xên bản, Xên mường của người Thái, lễ hội Gầu tào của người Mông.
GV lệnh hs đọc 6 câu cuối
? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác so với 4 câu thơ đầu? Vì sao?
- Cảnh vật thanh dịu: tà tà bóng ngả về tây; ngọn tiểu khê, nao nao dòng nước... 
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả? Tác dụng?
- Từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao biểu đạt sắc thái cảnh vật thanh dịu, nhẹ nhàng, nhạt dần và bộc lộ tâm trạng nhân vật bâng khuâng, xao xuyến.
? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của chị em Thúy Kiều ở 6 dòng thơ cuối 
? Qua đoạn trích trên em biết được tình cảm nào của t/giả dành cho nhân vật?
? Qua đoạn trích trên em cảm nhận được những gì?
* Ý nghĩa : đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
? Nêu những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du? Và cho biết nội dung chính của đoạn trích?
- Miêu tả thiện nhiên theo trình tự thời gian ko gian kết hợp tả với gợi, ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
 GV lệnh hs đọc ghi nhớ sgk T87.
? Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ TQ 
“Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa” với cảnh m/xuân trong câu thơ” Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm 1 vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của N/Du?
I. Tìm hiểu chung:
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 1 của TK (Từ câu 39 ->57) sau đoạn tả tài sắc chị em TK.
- Phương thức biểu đạt: T/sự +M/tả
- Kết cấu đoạn trích: 3 phần
-> Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
II. Đọc hiểu văn bản .
1. Khung cảnh ngày xuân:
- Khắc họa qua hình ảnh “ én đưa thoi ”
-> Thời gian trôi nhanh, gợi cảm giác nuối tiếc.
- Qua màu sắc đặc trưng” cỏ non xanh cành lê trắng điểm 1 vài bông hoa” ->vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt, nhẹ nhàng thanh khiết
- Bằng từ iiêuìieu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu cho thấy vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Lễ tảo mộ .
- Hội đạp thanh.
- Hình ảnh
 Gần xa nô nức
 Yến anh,Chị em, tài tử 
 Sắm sửa ; dập dìu.
 Ngựa xe như nc...
- Dùng các danh từ, động từ, tính từ thuộc từ ghép, từ láy cùng biện pháp ẩn dụ, so sánh đã khắc họa quang cảnh lễ hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi và cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất.
3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về
- Thời gian; ko gian: Đã về chiều -> tan hội
- Không khí lễ hội: Nhạt dần, lặng dần.
- Những từ láy vừa biểu đạt sắc thái cảnh vật, vừa bộc lộ tâm trạng chị em Thúy Kiều từ lễ hội đầy lưu luyến, bâng khuâng trở về.
* Tác giả đã đồng cảm với những tâm hồn trẻ tuổi.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK_T87
IV. Luyện tập
Bài 1 :sgk T 87
- N/Du đã tiếp thu câu thơ cổ TQ nhưng có sự sáng tạo trên nền của bức tranh là màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ, điểm xuyết là 1 vài bông lê trắng. Xanh trắng hài hòa gợi cảm giac mênh mông không quạnh vắng; mà trong sáng trẻ trung, nhẹ nhàng, thanh khiết
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đọc diễn cảm, học thuộc lòng đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản
Ngày soạn:
Ngày giảng:
9A:
9B:
9C:
TUẦN 7 TIẾT 32
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng: 
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại
- Nhận ra và thấy được tác dụng ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua mộ đoạn trích trong tác phẩm truyện Kiều
- Cảm nhận được sự ảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: Lên án chế độ phong kiến đã trà đạp lên số phận người phụ nữ.
B.CHUẨN BỊ
GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài
HS: Đọc, soạn trước bài ở nhà.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định tổ chức. Sĩ số : 9A.. 9B. 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”? Qua 4 câu thơ đầu em có nhận xét gì về N.Thuật tả cảnh của N.Du?
- Đáp án: văn bản SGK, ghi nhớ
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI 
Sau khi bị MGS lừa, làm nhục; bị Tú Bà mắng nhiếc Kiều nhất quyết ko chịu tiếp khách làng chơi, ko chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên, dụ Kiều bằng cách đưa Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng nàng và thực hiện âm mưu mới đê tiện tàn bạo hơn. Tiết học này cô trò c/ta cùng đi tìm hiểu tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV h/dẫn cách đọc rõ ràng, diễn cảm giọng chậm, buồn, nhần mạnh điệp từ. 
->Đọc mẫu . HS đọc, nhận xét hs đọc
? Đoạn trích nằm ở phần nào của TK?
? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
? Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh nhân vật nào, ở phương diện nào? 
- Thúy Kiều; tâm trạng của nàng khi ở lầu Ngưng Bích
? Đoạn trích đc chia thành mấy phần ? Xác định danh giới và nội dung từng phần?
- 3 phần.
- P1 :6 câu đầu: H/c’ cô đơn, tội nghiệp của Kiều
- P2 :8 câu tiếp: Nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ
- P3 :8 câu cuối: Tâm trạng buồn đau, âu lo của Kiều.
 GV lệnh hs đọc 6 câu thơ đầu.
? Tác giả đặt Kiều vào cảnh ngộ ntn, ở đâu, chi tiết nào cho biết điều đó?
- Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích : Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
? Em hiểu như thế nào là “ khóa xuân”?
 - Khoá xuân: Giam lỏng TK.
GV lệnh hs quan sát bức tranh sgk T93.
? Khung cảnh ko gian, thời gian trước lầu Ngưng Bích qua cảm nhận của Kiều được khắc họa qua hình ảnh thơ nào? Em có nhận xét gì về đặc điểm của không gian, t/gian trước lầu Ngưng Bích?
Vẻ non xa tấm trăng gần ở bên
 Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
 ...Mây sớm đèn khuya,
? Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy T.Kiều đang hoàn cảnh, tâm trạng ntn? H/ảnh thơ nào cho biết rõ h/cảnh, tâm trạng TK?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở 6 câu thơ đầu?
- Tả cảnh ngụ tình đặc sắc
I. Tìm hiểu chung
- Vị trí đoạn trích: Phần 2 :Gia biến và lưu lạc.( từ câu 1033-> 1054)
- Phương thức b/đạt: B/cảm+m/tả.
- Nhân vật chính: Thúy Kiều
- Kết cấu: 3 phần
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Sáu câu thơ đầu : H/cảnh của Kiều.
- Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
 - Không gian bao la, hoang vắng, rợn ngợp, xa lạ, cách biệt.
- Thời gian tuần hoàn khép kín
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
 - >Sự cô đơn, tuyệt vọng, tủi hổ, tội nghiệp của TK.
4. Củng cố:
- GV khá ... TK.
- Chuẩn bị trước tiết 32: Miêu tả trong VB’ tự sự + làm trước bài tập 1, 2 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
9A:
9B:
9C:
TUẦN 7 TIẾT 34
Miªu t¶ trong v¨n b¶n tù sù
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả khi viết văn.
B.CHUẨN BỊ
GV: Soạn bài, bảng phụ
HS: Đọc, chuẩn bị trước bài ( BTập 2, 3)
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định tổ chức. Sĩ số : 9A.. 9B. 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI 
 Ở lớp 8 cô trò chúng ta đã học: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự thấy được vai trò của chúng giúp cho văn bản tự sự trở lên sinh động, hấp dẫn, sự việc cụ thể . Lên lớp 9 chúng ta tiếp tục tìm hiểu để thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó nhân vật vua Quang Trung xuất hiện ntn, để làm gì?
- Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
Ông truyền ... Cưỡi voi đi đốc thúc...sai...
->Trực tiếp chỉ huy trận đánh.
? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn văn trên và cho biết các chi tiết miêu tả đó nhằm thể hiện những đối tượng nào?
-...Lấy rơm dấp nc phủ kín...khói tỏa mù trời...xông thẳng lên trước...bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau...giết lung tung, thây nằm đầy đồng ,máu chảy thành suối...->Quân Tây Sơn do QT chỉ huy thừa thế xông lên 
 Cảnh quân Thanh dùng ống phun khói lửa...bỏ chạy .
GV lệnh hs quan sát vào các sự việc ở mục 2-c
? Các sự việc chính bạn nêu ở sgk đã đầy đủ chưa?
? Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như ở mục 2-c thì nhân vật vua QT có nổi bật ko, trận đánh có sinh động ko? Tại sao?
- Không nổi bật và ko sinh động vì chỉ đơn giản nêu sự việc chứ chưa cho biết nó diễn ra ntn
? So sánh đoạn trích mục 1 với sự việc ở mục 2-c em có nhận xét gì? Vì sao đoạn trích ở mục 1 sinh động hơn?
- Vì có sử dụng yếu tố miêu tả.
GV chốt: yếu tố m/tả tái hiện lại hình ảnh, trạng thái đặc điểm của sự vật, con người -> làm cho lời kể sinh động cụ thể hấp dẫn
? Em cho biết yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự đóng vai trò và tác dụng gì ?
GV lệnh hs đọc ghi nhớ
Lưu ý hs : m/tả chỉ đóng vai trò phụ.
? Tìm yếu tố tả người, tả cảnh trong 2 đoạn trích “ Chị em TK và Cảnh ngày xuân”. Phân tích giá trị của những yếu tố m/tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích?
HS làm việc theo nhóm.
Nhóm 1 thực yêu cầu đối với đoạn trích : Chị em TK.
Nhóm 2 thực hiện yêu cầu đối với đoạn trích : Cảnh ngày xuân.
Đại diện nhóm 1,2 trả lời ,bổ sung
? Viết đoạn văn kể về việc chị em TK đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, trạng thái, đặc điểm, tính chất ...của sự vật con người và cảnh vật trong tác phẩm.
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở lên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.
 Bài 1 : yếu tố tả người, tả cảnh
* Chị em TK.
- Khuôn trăng đầy đặn ...nở nang
Hoa ....màu da.
Bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng khắc họa vẻ đẹp đoan trang, quý phái, phúc hậu của Thuý Vân
- Làn thu ...xanh 
Bút pháp ước lệ đặc tả vẻ đẹp đôi mắt gợi lên vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn đầy sức sống của 1 tuyệt thế giai nhân.
* Cảnh ngày xuân
- Cỏ non xanh...hoa 
Tà tà ....thanh thanh...nao nao...nho nhỏ
Bằng ngôn ngữ m/tả giàu h/ảnh, nhịp điệu khắc họa vẻ đẹp của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, sống động. Cảnh hội mùa xuân rộn ràng náo nức, vui tươi...
 Bài 2 : Viết đoạn văn.
4. Củng cố:
- Muốn cho VB’ tự sự trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động cần kết hợp yếu tố nào ?
- Gv khái quát
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- HS học thuộc ghi nhớ .
- Vận dụng làm bài tập và vận dụng khi tạo lập VB’ .
- Chuẩn bị trước tiết 33: Trau dồi vốn từ .
- Phân tích 1 đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố m/tả.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
9A:
9B:
9C:
TUẦN 7 TIẾT 35
Trau dåi vèn tõ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ 
2. Kĩ năng: 
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện để làm tăng vốn từ của mình.
B.CHUẨN BỊ
GV: Soạn bài, bảng phụ
HS: Đọc, chuẩn bị trước bài 
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định tổ chức. Sĩ số : 9A.. 9B. 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có những đặc điểm gì? Lấy VD về thuật ngữ
- Đáp án: SGK
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI 
 Mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức để trau dồi vốn từ. Vậy, có thể tích luỹ, trau dồi bằng những cách nào để có thêm vốn từ cho mình-> Cùng tìm hiểu tiết 33.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV lệnh hs đọc ý kiến của Phạm Văn Đồng sgk T99,100
? Qua ý kiến đó em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
- Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng mọi nhu cầu diễn đạt của người Việt
- Ko sợ tiếng ta nghèo mà chỉ sợ chúng ta ko biết dùng tiếng ta ->chúng ta phải ko ngừng trau dồi ngôn ngữ trước hết là trau dồi vốn từ 
? Em hiểu 1 chữ có thể dùng để diễn đạt rất nhiều ý và 1 ý nhưng có bao nhiêu chữ để diễn tả đó là hiện tượng gì? Lấy ví dụ minh họa ?
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa : Ruồi đậu mâm xôi đậu
 Hiện tượng từ đồng nghĩa: chết, hi sinh, qua đời
? Muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta cần phải làm gì?
- Trau dồi vốn từ
 GV lệnh hs đọc mục I-2 sgk T 100
? Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau ? 
a. Thừa từ “Đẹp” vì: “Thắng cảnh” đã bao trùm cả nghĩa là đẹp.
b. Dùng sai từ “Dự đoán”: Thay bằng từ phỏng đoán, ước tính.
c. Dùng sai từ “Đẩy mạnh”: Thay bằng từ “Mở rộng”
? Vì sao có những lỗi đó, do tiếng ta nghèo hay vì người viết ko biết dùng tiếng ta? Muốn biết dùng tiếng ta c/ta cần phải làm gì? 
* Nguyên nhân: Do ngừơi viết ko biết rõ và ko biết chính xác về nghĩa của từ và cách dùng từ.
Lệnh hs đọc ghi nhớ sgk T 100.
GV lệnh hs đọc đoạn trích mục II sgk T100-101
? Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài ntn?
- Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
? So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã nêu ở mục I với hình thức trau dồi vốn từ của N.Du ở mục II và rút ra nhận xét?
- Ở mục I đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và c/xác nghĩa và cách dùng của từ đã biết hoặc chưa biết. Còn ở mục II Tô Hoài đề cập đến việc trau dồi vốn từ theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ chưa biết .
? Qua đó em rút ra thêm kinh nghiệm gì để làm tăng vốn từ?
? Hãy chọn cách giải thích đúng? (Phát vấn)
? Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt?
( Phát vấn mỗi dãy bàn làm 1 ý)
? Sửa lỗi dùng từ ?
- Thành lập: Lập nên, xây dựng nên ( HĐ theo nhóm bàn)
? Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên?
( Phát vấn ).
? Dựa theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy nêu cách thực hiện để làm tăng vốn từ ?
( Phát vấn 2-3 em-> khái quát lại)
? Chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống?
Phát vấn
? Phân biệt nghĩa của các từ và đạt câu với những từ ngữ đó?
HS hđ độc lập
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
* Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ.
* Để trau dồi vốn từ cần:
+ Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể .
 + Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
* Ghi nhớ sgk T100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
+ Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân, bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
* Ghi nhớ 2 _T101
III. Luyện tập
1. Bài tập 1_T101
- Hậu quả: là kết quả xấu
- Đoạt: là chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: là sao trên trời ( Nói 1 cách khái quát)
2. Bài tập 2 _T101
a. Cho biết nghĩa của yếu tố “ Tuyệt” trong mỗi từ và giải thích nghĩa.
- Tuyệt chủng: Bị mất hẳn giống nòi
- Tuyệt giao: Cắt đứt mọi quan hệ
- Tuyệt đỉnh: Điểm cao nhất, mức cao nhất
- Tuyệt mật: Giữ bí mật tuyệt đối
- Tuyệt tác: TP’ N.Thuật hoàn mỹ và bậc nhất
- Tuyệt trần: Đẹp nhất trên đời ko có gì sánh bằng.
- Tuyệt tự: Ko có con trai nối dõi
- Tuyệt Thực: Nhịn ko ăn hoàn toàn
b. Cho biết nghĩa của yếu tố “ Đồng” trong mỗi từ và giải thích nghĩa.
- Đồng âm: Phát âm giống nhau
- Đồng bào: Những người cùng huyết thống, nòi giống, ruột thịt
- Đồng bộ: Phối hợp ( cùng lúc) 1 cách nhịp nhàng
- Đồng chí: Cùng chí hướng, cùng chung lý tưởng
- Đồng dạng: Có cùng 1 dạng như nhau
- Đồng khởi: Cùng nổi dậy_vùng dậy( đấu tranh) trong 1 thời điểm.
- Đồng môn: Cùng học 1 thầy hay cùng 1 môn phái
- Đồng niên: Cùng 1 tuổi.
- Đồng sự: Những người cùng làm việc với nhau.
- Đồng ấu: Trẻ em còn nhỏ ( 6,7 tuổi).
- Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em.
- Đồng thoại: Truyện viết cho trẻ em.
3. Bài tập 3_T102
a. Về khuya đường phố rất im lặng (Yên tĩnh, vắng lặng)
b. Dùng sai từ “ thành lập”-> thay “ thiết lập quan hệ ngoại giao.
c. Dùng sai từ “cảm xúc” -> Thay: xúc động, cảm phục.
4. Bài tập 4_T102
- Tiếng Việt của chúng ta là 1 ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giầu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5. Bài tập 5_T103:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đọc sách báo, nhất là những TP’ Văn học mẫu mực của những nhà văn nói tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được, gặp những từ ngữ khó ko giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác.
- Tập sử dụng các từ ngữ mới trong các h/c’ giao tiếp nhất định
6. Bài tập 6_T103:
- Đồng nghĩa với “ Nhược điểm” là “ Yếu điểm”
- “ Cứu cánh” Nghĩa là “ Mục đích cuối cùng”
- Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là “ Đề đạt”
- Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là “ Láu táu”
- Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là ‘ Hoảng loạn”
7. Bài tập 7_T103:
a. Nhuận bút: Tiền trả cho người viết 1 TP’
- Thù lao: Trả công, để bù đắp vào lao động đã bỏ ra
b. – Tay trắng: Không có chút vốn liếng của cải gì
- Trắng tay: Bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn ko có gì
c. – Kiểm điểm: Xem xét, đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được 1 nhận định chung.
- Kiểm kê: Kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng
d. – Lược khảo:
 - Lược thuật
4. Củng cố:
? Muốn trau dồi vốn từ mỗi HS chúng ta cần phải làm gì?
- GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- HS hoàn thành bài tập .
- Có ý thức rèn luyện để trau dồi vốn từ . Hiểu và biết cách sử dụng I số từ H.Việt thông dụng.
- Chuẩn bị viết bài TLV số 02 . Lập dàn ý cho các đề ở sgk T 105. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 7.doc