Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy số 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy số 8

TUẦN 8 NS :14/10/12

TIẾT 36-37 ND: 16/10/12

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

( Trích Truyện Lục Vân Tiên )

- Nguyễn Đình Chiểu -

A. Mức độ cần đạt :

 Giúp hs

 -Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.

 -Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.

B.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ:

 1.Kiến thức:

 -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 -Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 -Những hiểu biế bước đầu về nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 -Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

 -Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ gữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

 2.Kĩ năng:

 -Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.

 -Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

 -Cảm nhận đuợc vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.

 3.Thái độ:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 NS :14/10/12
TIẾT 36-37 	 ND: 16/10/12
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên )
- Nguyễn Đình Chiểu - 
A. Mức độ cần đạt :
 Giúp hs
 -Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
 -Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
B.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ:
 1.Kiến thức:
 -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Những hiểu biế bước đầu về nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 -Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ gữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2.Kĩ năng:
 -Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.
 -Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 -Cảm nhận đuợc vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
 3.Thái độ:
 -Trân trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
 -Có tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn, ghét cái xấu, cái ác trong xã hội.
C. Phương pháp :
 -Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
D Tiến trình dạy học :
1. Ổn định :	 Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp.
 2. Bài cũ : CĐọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Nhận xét về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích.
 3.Bài mới :
* Giới thiệu bài :Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bên trong nhân dân Nam Bộ. Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời để tìm hiểu kĩ hơn
TIẾT 1 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* HĐ 1 :Hướng dẫn giới thiệu chung
CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? (sống vào giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta(1858). Quê mẹ ở Gia Định,quê bố ở Thừa Thiên Huế)
+ Về cuộc đời?
+ Sự cống hiến cho đời?
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm?
* GV khái quát : Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói về nghị lực sống để cống hiến cho đời,về lòng yêu nước và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.Ông là một thầy thuốc không tiếc sức mình để cứu nhân độ thế, ông là một thầy giáo danh tiếng khắp các tỉnh Nam bộ, ông là một nhà thơ để lại cho đời bao trang thơ bất hủ như:Chạy giặc,Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Lục Vân Tiên.
C Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa ntn? (Kết cấu Truyện Lục Vân Tiên theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa làm theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính)
C Truyện Lục Vân Tiên được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là gì?(truyền dạy đạo lý làm người :
Hỡi ai lặng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình. )
CĐạo lý làm người ở Truyện Lục Vân Tiên được nhắc tới đó là những điểm nào?
* HĐ 2 :Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản:
C Tóm tắt văn bản?
C Nêu vị trí của đoạn trích?(nằm phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên.Trên đường về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô ứng thí,Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành,cướp bóc dân chúng)
- Gv hướng dẫn HS cách đọc.
C Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?
C Văn bản được biểu đạt theo phương thức nào?
*TIẾT 2
* Hướng dẫn phân tích:
CĐọc đoạn trích em cảm nhận LVT là một con người ntn?
* Thảo luận 5 p: GV phát phiếu học tập cho HS với các câu hỏi bên dưới:
.CHãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
.C Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả tập trung trong những câu thơ nào?
.CCách miêu tả như thế gợi cho em hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian? Qua đó ta thấy LVT có những phẩm chất gì?
* GV: Truyện LVT miêu tả nhân vật ít chú ý đến diễn biến nội tâm mà thường đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách.
HS đọc lại đoạn sau trận đánh,những lời nói của LVT với KNN
C Qua lời nói của chàng với KNN ,em thấy chàng có những phẩm chất tốt đẹp nào? 
C Tìm những câu văn nói lên những phẩm chất ấy?
* Thảo luận 3p: Thông qua hình ảnh LVT, NĐC đã gửi gắm điều gì với chúng ta?
C KNN đã nói gì với LVT ? 
C Qua lời giãi bày của nàng với Vân Tiên,em thấy KNN là người ntn?
CTheo em nhân vật KNN trong đoạn trích này được miêu tả theo hình thức nào?
C Ngôn ngữ của tác giả ra sao?
C Thông qua hình ảnh KNN ,NĐC muốn giáo dục đạo lý làm người của chúng ta ntn nữa?
*Hướng dẫn tổng kết
CGV khái quát giá trị nghệ thuật nội dung của đoạn trích ?
*HĐ3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (1822-1888)
+ Cuộc đời gặp nhiều trắc trở gian truân:
- Năm 11 tuổi phải xa cha mẹ, ra Huế ăn học,18 tuổi về lại Gia Định, 21 tuổi thi đỗ tú tài.
- Chưa kịp dự thi thì mẹ mất, ông phải bỏ thi về Gia Định chịu tang mẹ, bị ốm vàa bị mù mắt.Gia đình Võ Công hứa gả con gái thấy thế liền bội hôn.
- Bốc thuốc chữa bệnh, làm nghề dạy học.
- TDP đánh chiếm Nam bộ, ông sáng tác thơ ca khích lệ cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ.
- Khi Nam bộ rơi vào tay TDP ông về sống tại Ba Tri, tiếp tục bốc thuốc chữa bệnh, sáng tác thơ.TDP mua chuộc ông nhưng ông khước từ.
2. Tác phẩm
-Thể thơ: Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ nôm làm theo thể thơ lục biến thể.
- Mục đích: Viết ra nhằm truyền dạy đạo lý làm người.Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện khát vọng của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.
* Tóm tắt 
LVT cứu KNN (trên đường đi thi) khỏi tay bọn cướp
- LVT gặp nạn được thần dân cứu giúp.
- KNN bị nạn vẫn một lòng chung thuỷ với LVT được Phật Bà và nhân dân cứu giúp.
- Hai người gặp lại nhau.
* Giá trị nội dung:
Đề cao đạo lý làm người.
- Coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH : tình cha con, mẹ con, vợ chồng, bạn bè, tình yêu thương những người bị hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn, phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuôc đời.
→ Bài ca về tinh thần nhân nghĩa.
* Đặc điểm thể loại :Truyện thơ lục bát.
- Kết cấu chương hồi 2082 câu 4 phần.
- Truyện thơ mang tính chất truyện kể chú trọng đến hành động nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm tính cách nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ.
3. Đoạn trích :
 - Vị trí đoạn trích
Nằm phần đầu tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc-tìm hiểu nghĩa từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Bố cục: 2 phần.
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
2.3. Đại ý : Tấm lòng hào hiệp trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên và 
2.4. Phân tích
a.Hình ảnh Lục Vân Tiên.
*Lục Vân Tiên đánh cướp.
-Ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy...xông vô...
...tả đột hữu xông....
...khác nào Triệu Tử ...
->Ngôn ngữ bình dị, sử dụng thành ngữ, nghệ thuật so sánh
=>Dũng cảm, trọng nghĩa khí, tài giỏi...
-Lâu la bốn phía vỡ tan...
Phong Lai trở chẳng kịp tay...
->Ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu hả hê.=>Chiến thắng vẻ vang của cái Thiện đối với cái ác.
=>Một chàng trai tài ba, anh hùng, trượng nghĩa...
-Hỏi ai than khóc...
-Nghe nói động lòng...
-Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai
->Sử dụng ngôn ngữ đối thoại,mộc mạc,tự nhiên
=> Ân cần, chu đáo, dung dị, chuẩn mực phong kiến, đáng mến.
-Làm ơn há dễ trông người trả ơn...
Nhớ câu kiến ngãi bất vi...
=>Trọng nghĩa khinh tài.
b.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
-Thưa rằng...
Làm con đâu dám cãi cha...
->Cách nói năng văn vẻ dịu dàng, mực thước=>gia giáo,
hiếu thảo.
-Trước xe quân tử tạm ngồi.
...
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
->Ngôn ngữ trang trọng, nhã nhặn.
=>Trọng tình nghĩa, trọng danh dự, tiết hạnh.
- Một cô gái khuê các, thuỳ mị nết na, có học thức.
=>Thuỳ mị, nết na,có học thức.
3. Tổng kết
3.1.Nghệ thuật 
- Nhân vật nchủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
3.2. Nội dung.
 * Ghi nhớ sgk/11
* Ý nghĩa : Đoạn trích ca ngợi phẩm cao đẹp của hai nah6n vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
III.Hướng dẫn tự học 
- Đọc thuộc lòng văn bản và ghi nhớ.
- Nắm vững nội dung phân tích.
- Chuẩn bị bài tiết sau
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
E.Rút kinh nghiệm:
TUẦN 8 NS :16/10/12
TIẾT 38 	 ND:18/10/12
TRAU DỒI VỐN TỪ
Möùc ñoä caàn ñaït:
 Giúp hs
 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ.
 1.Kiến thức.
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
 - Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói,viết và phát triển tư duy,giao tiếp.
 2. Kỹ năng.
 - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ.
 - Tự giác tích cực trau dồi vốn từ cho bản thân
C.Phương pháp :
- vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, 
D Tiến trình dạy học: 
 1. Ổn định : Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp.
2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
Câu 1:(3 điểm): a.Thế nào là thuật ngữ? 
 b. Điền thuật ngữ thích hợp vào định nghĩa sau:
 .......................là lợi dụng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Câu 2: (7điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ sau.: 
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Cảnh ngày xuân –Nguyễn Du)
Trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
a. Nêu đúng khái niệm thuật ngữ:
-Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và được dùng trong các văn bản khoa học.
b. Chơi chữ là lợi dụng 
1.0 điểm
1.0 điểm
2
Yêu cầu chung:
a.Hình thức: 
+Trình báy đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận khoảng 7 đến 9 câu có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
+ Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
b. Nội dung:
Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung sau.
-Bức tranh mùa xuân hiện lên qua:
- Thời gian: tháng ba-> thấm thoát trôi mau.
- Không gian: bầu trời-> tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn bát ngát.
-Hình ảnh: chim én, cỏ non, cành lê, hoa.
-Màu sắc: xanh, trắng-> hài hòa.
- K ... nghĩa là cảnh đẹp ; câu 
(b)dùng sai từ dự đoán,vì dự đoán có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như: phỏng đoán, ước đoán; trong câu (c) dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ có thể nhanh hay chậm được)
C Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
 ( ghi nhớ 1 sgk/100)
* Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài sgk/100
C Em hiểu ý kiến đó ntn? (nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách trau dồi lời ăn tiếng nói của nhân dân)
C So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên và hính thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? (qua phần trên chúng ta đề cập đến việc trau dồi vốn từ trong quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Còn trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến đều theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết)
GV khái quát nội dung ghi nhớ 2 sgk/101
*HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/101: Chọn cách giải thích đúng
Bài 2/101: Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
(HS thảo luận)
Bài 3/102: Sửa lỗi dùng từ (HS thảo luận)
Bài 4/102: GV hướng dẫn HS về nhà làm
Bài 5/102: Hướng dẫn HS về nhà làm.
*HĐ3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung :
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1.1. Ví dụ: Bảng phụ
a. Thừa từ đẹp (thắng cảnh đã có nghĩa là đẹp)
b. Sai từ dự đoán (đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai -> dùng “phỏng đoán”,” ước đoán”, “ước tính’’
c. Sai từ đẩy mạnh (thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên)
* Nguyên nhân mắc lỗi:
- Không biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Cần phải:
- Nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ.
- Nắm cách dùng từ.
1.2. Ghi nhớ 1 sgk/100
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1. Ví dụ: ý kiến của Tô Hoài
=> Trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách trau dồi lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2. Ghi nhớ 2 sgk/101
II. Luyện tập:
Bài 1/101
- Hậu quả:Kết quả xấu
- Đoạt :chiếm được phần thắng
- Tinh tú:Sao trên trời
Bài 2/101
a. Tuyệt chủng:bị mất hẳn nòi giống
b. Tuyệt giao:cắt đứt mọi quan hệ
c. Tuyệt tự:không có con trai nói dõi
d.Tuyệt thực:nhịn ăn hoàn toàn
e. Tuyệt đỉnh:điểm cao nhất,mức cao nhất
g. Tuyệt mật:giữ bí mật tuyệt đối
Bài 3/102
a. Về khuya đường phố rất yên tĩnh (vắng lặng)
b.  Việt Nam đã thiết lập
c. .. tôi rất cảm động (xúc động,cảm phục) 
III. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài,làm bài tập còn lại
 -Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
E.Rút kinh nghiệm:
.. 
TUẦN 8 NS :16/10/12
TIẾT 39 	 ND:18/10/12 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Ôn tập,củng cố về văn bản thuyết minh
- Đánh giá các ưu điểm,nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:
+ Kiểu bài: có đúng là văn bản thuyết minh không?
+ Nội dung: các tri thức cung cấp có đầy đủ,khách quan không?
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách có hiệu quả và hợp lý không?
B. Chuẩn bị:
- Tập bài kiểm tra đã chấm
C. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định :	 Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp.
2. Bài cũ: 
CThế nào là thuyết minh? (cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu được bản chất và những đặc điểm của đối tượng)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* HĐ1 :Hướng dẫn hs phn tích đề:
- 1hs đọc lại đề, gv ghi lên bảng.
C * HĐ1 :Hướng dẫn hs phân tích đề:
- 1hs đọc lại đề, gv ghi lên bảng.
C Hãy xác định thể loại và nội dung cần trình bày theo yêu cầu của đề ?
* HĐ 2 : Hướng dẫn hs lập dàn ý :
-HS thảo luận lập dàn ý.
- Gv yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận . Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Gv nhận xét, bổ sung , nếu cần, gv treo bảng phụ ghi dàn ý để hs tham khảo và bổ sung vào vở chuẩn bị bài .
* HĐ 3 : Nhận xét ưu và khuyết điểm 
* Ưu điểm: HS đa số hiểu đề, giải quyết khá tốt các yêu cầu của đề viết đúng kiểu bài, cung cấp được tri thức về cây cà phê giúp người đọc hiểu được đối tượng.
- Một số em kết hợp khá linh hoạt phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm ttrong văn bản thuyết minh .
- Một số em sắp xếp ý khá hợp lí , hình thức bài làm khá đẹp, cân đối và đảm bảo bô1 cục .
*Khuyết điểm :
- Một số em viết xấu, diễn đạt yếu, viết sai chính tả, sai ngữ pháp, trình tự thuyết minh lộn xộn theo kiểu nhớ gì viết nấy.
-Lí lẽ nhiều em còn nghèo, lập luận ý còn rời rạc, chưa có sức thuyết phục.
Một số khác chưa có ý thức chọn lọc từ ngữ khi viết.
*HĐ 4 : Hướng dẫn hs chữa lỗi sai cụ thể :
* HĐ 5 : Trả bài 
I.*Đề bài: Cây cà phê trên quê hương em.
II.Xác định đề: Thể loại: Văn thuyết minh.
 Nội dung : Cây cá phê trên quê hương em
III.Dàn ý: Xem giáo án tiết 11, 12.
IV.Nhận xét ưu – khuyết điểm.
V .Hướng dẫn sửa các lỗi sai điển hình:
1. Phần văn bản sai
*Cứ những ngày mưa. Những người nông dân dậy sớm đi nên đồi trồng cà phê. Cà phê trồng rất dễ, người ta chỉ cần ươm vào bịch bóng rồi đem đi bỏ xuống hố đã đào sẵn.
*. cây cà phê giúp người nông dân bớt nghèo và họ còn giàu để hàng tháng có tiền đi uống cà phê .
2.Nguyên nhân sai 
 *Chấm câu tùy tiện, sai chính tả, nhận định thiếu cơ sở do nắm chưa chắc đặc điểm của cây cà phê .
* Diễn đạt yếu 
3.Hướngdẫn sửa lại.
*.Đến mùa mưa,những người nông dân lại bắt đầu trồng cà phê. Nhưng để có cây giống họ phải chuẩn bị chu đáo từ trước đó cả hai tháng. Ban đầu là chọn hạt giống, chuẩn bị đất, bao ni lông rồi bắt tay vào ngâm, ươm hạt.Đó là một công việc tỉ mỉ và đòi hỏi kĩ thuật,
* Cây cà phê mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình nông dân trên mảnh đất Tây Nguyên. Nhờ cây cà phê mà khỏang 10 năm trở lại đây, đời sống của người dân ở quê em ngày mật khả giả,
VI.Phát bài, ghi đỉêm:
5. Kết quả bài làm :
Lớp
Điểm
Điểm 0,1,2
Điểm >5
Điểm <5
Ghi chú
9a1
9a2
6. Hướng dẫn tự học :
 - Ôn phần văn thuyết minh
- Soạn bài : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 8 NS :16/10/12
TIẾT 40	 ND:18/10/12
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
 -Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc-hiểu văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 1.Kiến thức
 -Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 -Hiểu được tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2.Kĩ năng
 -Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết kết hợp miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ.
 Tự giác tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
C. Phương pháp:
 -Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định : Lớp : 9a1 vắng: p, kp .
 Lớp: 9a2 vắng: p, kp.
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của 5 HS
3. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài. Ở lớp 8 các em được học về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự nhưng chủ yếu mới ở dạng miêu tả bên ngoài.Ở người thì chủ yếu miêu tả ngoại hình. Hôm nay các em tiếp tục được rèn luyện về miêu tả nhưng ở dạng nâng cao hơn đó là miêu tả nội tâm. Vậy thế nào là miêu tả nội tâm.Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
* Bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
-Gọi HS dọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
CTìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ở trong đoạn trích đó ?
CDấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh và đoạn sau miêu tả nội tâm?
-GV :Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều:Những về thân phận cô đơn, bơ vơ, đất khách, nghĩ về cha mẹ, chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già..
* Thảo luận 3p: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật
-HS đọc đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao
 C Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
* GV treo 2 đoạn trích miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm của dế choắt và dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký
+ Đ1: Miêu tả bên ngoài:
Cái chàng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi màa cánh chỉ ngắn cun củn,hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi lê
+ Đ2: Miêu tả nội tâm:
Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi.Còn dế choắt than thở thế nào,tôi cũng không để tai.Hồi ấy tôi có tính tự đắc,cứ miệng mình nói,tai mình nghe chú không biết nghe ai,thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình hay không.
CMiêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sư
*HĐ2 :Hướng dẫn HS làm luyện tập
Bài 1/117: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều,chú ý những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều,chẳng hạn:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
..
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Yêu cầu HS chuyển thành văn xuôi đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều. Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3
( HS thực hiện sau đó gọi HS đứng dậy đọc,sau đó gv nhận xét )
Bài 2/117: Đóng vai nàng Kiều viết 1 đoạn văn về việc báo ân báo oán,trong khi viết cố gắng miêu tả tâm trạng nàng Kiều lúc gặp Hoạn Thư
( Người viết đóng vai Thuý Kiều trong phiên toà báo ân báo oán.Người viết xưng tôi,kể lại vụ xử án.Trong khi kể kết hợp dẫn lời,dẫn ý nhân vật khác,tái hiện tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư)
( HS thực hiện sau đó gọi HS đứng dậy đọc,sau đó gv nhận xét )
Bài 3/117: Hướng dẫn HS về nhà là
*HĐ3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
VD: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
a. * Tả cảnh “Trước lầu...
 ... dặm kia”
 “Buồn trông...”
 * Tả nội tâm “Bên trời...
 ... đã vừa người ôm”
 “ Buồn....”
b. Mối quan hệ giữa những câu tả cảnh với việc thể hiện nội tâm nhân vật.
- tả cảnh để bộ lộ tâm trạng nhân vật.
c. Tác dụng của miêu tả nội tâm
- Nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật.
- Tái hiện những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng tình cảm của nhân vật - Khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật.
Bài 2.
- Miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc : Đau khổ, dằn vặt vì bán con Vàng
- Cách miêu tả gián tiếp : thông qua nét mặt, cử chỉ
=>Kết luận:
- Miêu tả bên ngoài : cảnh vật thiên nhiên, ngoại hình con người...
→ Cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan.
-Miêu tả nội tâm : Những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật → tưởng tượng, óc suy luận phong phú và lôgich
2. Ghi nhớ sgk/117
II. Luyện tập:
Bài 1/117:
HS tự thực hiện 
Bài 2/117
HS tự thực hiện
*HĐ3: Hướng dẫn tự học 
- Soạn các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
-Chuẩn bị bài chương trình địa phương
E.Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Ngu Van.doc