Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 1 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 1 - Tiết 1 đến tiết 5

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Tham khảo sách GV, GK, tư liệu về Bác (tranh ảnh, băng hình)

- HS: Đọc kỹ VB, tìm hiểu VB qua những câu hỏi SGK/8

C. Kiểm tra bài cũ: Không có

D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 1 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Bài 1- Tiết 1-2
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Tham khảo sách GV, GK, tư liệu về Bác (tranh ảnh, băng hình)
- HS: Đọc kỹ VB, tìm hiểu VB qua những câu hỏi SGK/8
C. Kiểm tra bài cũ: Không có
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Nội dung hoạt động
Hoạt động HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Khởi động à Giới thiệu bài: Bác Hồ là tấm gương về một nhà văn hoá lỗi lạc à hội nhập thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu VB
Đọc hiểu chú thích:
- GV: Giới thiệu qua về tác giả, xuất xứ tác phẩm.
Hướng dẫn HS cách đọc VB, tìm hiểu những chú thích, xác định bố cục VB à VB được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại VB gì? Vấn đề đặt ra trong VB là vấn đề gì? Có thể chia VB ra làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
Đọc hiểu VB:
 + GV: Gọi HS đọc lại phần 1 và hỏi:
- Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào? (GV bổ sung kiến thức lịch sử à Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911)
- Bác đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- Động lực nào giúp Bác có được những tri thức ấy? à GV chốt lại: Qua những điều trên em có nhận xét gì về phong cách của Bác? Theo em, câu văn nào trong VB thể hiện rõ phong cách HCM?
- GV: Chuyển ý à theo em, phần 1 của VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác?
- GV: Chuyển sang phân tích phần 2 à hỏi: Phần VB sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác?
+ TG tập trung vào những khía cạnh nào để trình bày nét đẹp trong lối sống của Bác?
+ Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? Trang phục của Bác theo cảm nhận của TG? Việc ăn uống của Bác có gì đặc biệt?
+ Em hình dung như thế nào về cuộc sống của những vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- GV chốt lại à vậy em có cảm nhận gì về lối sống của Bác?
- Để nêu bật lối sống giản dị của Bác,TG đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? à GV gợi dẫn để HS chú ý khai thác yếu tố nghệ thuật.
- GV gọi HS đọc từ “Và người sống ở đó” à Hết = = => Hỏi: TG so sánh lối sống của Bác với các bậc hiền triết xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) theo em điểm giống nhau và khác giữa Bác với họ là gì?
- GV chốt lại, đưa thêm dẫn chứng tư liệu về Bác.
* Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- GV liên hệ thực tế: HS nhận thức như thế nào về lối sống có văn hoá (nói năng, ứng xử, ăn mặc,)
- GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc sắc nghệ thuật của VB, qua đó em nhận thấy tác giả đã khẳng định được điều gì về Bác?
* Hoạt động 4: Dặn dò
- Học phần ghi nhớ
- Làm BT trang 8
- Chuẩn bị bài tiếng Việt: Phương châm hội thoại à ôn lại bài hành động nói, vai xã hội trong hội thoại.
HS trình bày những hiểu biết của các em về Bác thông qua những TPVH ở lớp 8
HS dựa vào phần cuối VB phát biểu.
HS chỉ ra phương thức biểu đạt, loại VB.
HS phát biểu ý kiến.
HS đọc phần 1 của VB. Dựa vào VB trả lời.
HS thảo luận nhóm- tìm dẫn chứng trong VB
HS độc lập trình bày.
HD đọc phần VB còn lại, nhắc lại nội dung chính.
HS độc lập suy nghĩ, phát biểu.
HS dựa vào VB trả lời.
HS thảo luận nhóm, trình bày
HS độc lập suy nghĩ phát biểu.
HS chú ý đến những yếu tố: Lời kể, lời bình luận, những chi tiết, hình ảnh đối lập,
HS thảo luận nhóm.
HS độc lập, suy nghĩ, trình bày ý kiến cá nhân.
- HS phát biểu những kiến thức về nghệ thuật vừa học
HS đọc to phần ghi nhớ SGK/8
HS sưu tầm tư liệu về phong cách sống của Bác.
HS hát minh hoạ “HCM đẹp nhất tên Người”
Văn bản: 
PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH
I. Đọc hiểu chú thích:
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
- Chú thích: SGK
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- VB nhật dụng à sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bố cục: 2 phần.
II. Đọc hiểu VB.
1. HCM với sự tiếp thu văn hoá nhân loại.
- Hoàn cảnh à khát vọng tìm đường cứu nước.
- Tiếp thu : bằng giao tiếp ; học ngôn ngữ; cần cù lao động; tiếp thu một cách có chọn lọc.
è Bác thông minh, yêu lao động, có ý thức học hỏi. Tiếp thu văn hoá nhân loại trên nền tảng văn hoá dân tộc.
2. Nét đẹp trong lối sống HCM:
- Nơi ở và làm việc à nhà sàn đơn sơ.
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc
è Lối sống thanh cao, giản dị.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
- Đan xen lời kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- So sánh đối lập.
Nội dung:
- Khẳng định vẻ đẹp phong cách HCM
è Ghi nhớ SGK/8
Rút kinh nghiệm:
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
Tuần 1- Bài 1 - Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: Trọng tâm luyện tập thực hành 2 phương châm: lượng và chất.
- Đồ dùng dạy học: bảng phụ có ngữ liệu.
- HS: Ôn lại các bài: Hành động nói, hội thoại.
C. Kiểm tra bài cũ:
- Hành động nói là gì?
- Em hiểu thế nào là hội thoại? Vai xã hội trong hội thoại?
D. Tiến hành lên lớp:
Nội dung hoạt động
Hoạt động HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Khởi động à HS giới thiệu bài sau khi đã kiểm tra lại kiến thức lớp 8.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1. Tìm hiểu phương châm về lượng:
- GV: Hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi (trang 8)
- GV gợi ý à “bơi” là hoạt động như thế nào?
- GV chốt lại: Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi à phương châm về lượng.
- GV hướng dẫn HS đọc- kể lại truyện cười “Lợn cưới, áo mới” à từ câu chuyện cười, em rút ra nhận xét gì về việc tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
2. Tìm hiểu phương châm về chất:
- GV gọi HS đọc truyện “Quả bí khổng lồ” và yêu cầu các em trả lời câu hỏi: Truyện phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? à GV nhấn mạnh ý nghĩa phê phán: Đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có bằng chức xác thựcà phương châm về chất.
* Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố.
- GV hướng dẫn HS làm BT 1,2,3
- GV hướng dẫn HS làm BT4 à gợi ý dùng cách diễn đạt như vậy sẽ tuân thủ phương châm nào? à GV nêu ví dụ (bảng phụ): Hình như là bạn ấy bị ốm à chưa chắc chắn.
VD: “ Như mọi người đều biết, cô ấy là người rất nghiêm khắc” à nhấn mạnh.
- GV hướng dẫn HS làm BT5 à bảng phụ (chỉ cần 1à2 thành ngữ) à GV nhấn mạnh phương châm về chất ở những thành ngữ trên à cần tránh trong khi giao tiếp.
* Hoạt động 4: Dặn dò
- HS học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn tất BT 1,2,3,4,5
- Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh.
HS ghi tựa bài
HS đọc đoạn đối thoại, nhận xét, trả lời câu hỏi.
HS ghi tiêu đề
HS cần tập kể bằng ngôn ngữ của các em.
HS thảo luận và trả lời từng vế câu hỏi.
HS phát biểu và ghi nhớ
HS có thể kể bằng ngôn ngữ của các em.
HS độc lập suy nghĩ, phát biểu.
HS phát biểu ghi nhớ 
HS lên bảng làm BT1,2
BT3 HS phát biểu
HS tự đặt câu 
HS chọn và giải thích thành ngữ.
à Hoàn tất BT
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng: SGK/9
Nội dung giao tiếp, đáp ứng 
 Không thừa
đúng yêu cầu
 không thiếu
II. Phương châm về chất: 
Khi giao tiếp
- Đừng nói những điều không tin.
- mà nói những điều có bằng chứng
* Ghi nhớ SGK/ 10
III. Luyện tập.
1. Phương châm về lượng
2. Phương châm về chất (chọn từ ngữ thích hợp)
3. Phương châm về lượng (truyện cười)
4. a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn.
b. Các cụm từ không nằm lại nội dung cũ.
5. Giải nghĩa thành ngữ
- Ăn đơm nói đặt
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
à Phương châm về chất
Rút kinh nghiệm:
Tuần 1- Bài 1- Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM làm cho VBTM sinh động hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật của VBTM
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi những đoạn VBTM có sử dụng yếu tố nghệ thuật (đề tài: cảnh thiên nhiên)
- HS: Ôn lại kiến thức viết VBTM, các biện pháp nghệ thuật
C. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
D. Tiến trình lên lớp
Nội dung hoạt động
Hoạt động HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Khởi động à GV hỏi à VBTM là gì? Đặc điểm chủ yếu của VBTM? Các phương pháp thuyết minh.
- GV: Bên cạnh tri thức khách quan xác thực, để bài thuyết minh thêm sinh động ta cần kết hợp những yếu tố nào khác?
- GV chốt lại à Sử dụng yếu tố nghệ thuật.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu VBTM “Hạ Long đá và nước”
- GV nêu câu hỏi: Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo, đếm, liệt kê không?
- GV nêu câu hỏi: Vấn đề “Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận” được TG thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ dùng phép liệt kê thì nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát “sự kì lạ” của hạ Long (Bảng phụ).
- GV nêu câu hỏi: TG đã sử dụng phép tưởng tượng, liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long ?(Gợi ý: Sự di chuyển của nước, hướng ánh sáng, góc độ quan sát,)
* Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
- GV cho HS làm 2 BT tại lớp.
BT1: GV sẽ đưa ra đáp án một cách khái quát sau khi nghe ý kiến của các em (sử dụng bảng phụ)
BT2: GV gợi ý à đoạn văn nhằm nhấn mạnh tập tính gì của loài cú? Sự nhận thức đó đã được thay đổi như thế nào?
* Hoạt động 4: Dặn dò
- Học kỹ ghi nhớ.
- Chuẩn bị luyện tập: Làm dàn ý một bài VBTM- đề tài tự chọn – có sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật (Gợi ý: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón hoặc cây lúa, cây chuối, cây dừa,)
 HS trình bày kiến thức về kỹ năng, phương pháo làm bài văn TM.
HS thảo luận nhóm.
HS ghi tựa bài
HS đọc VB à khoảng 4 HS đọc
Thảo luận nhómà giải quyết câu hỏi SGK/12
HS độc lập suy nghĩ, phát biểu
Thảo luận nhóm
HS đọc phần ghi nhớ
HS đọc VB “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh”.
HS thảo luận nhóm, lần lượt trả lời từng vế câu hỏi SGK/15
HS có thể ghi lại BT từ bảng phụ
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VBTM
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM:
Văn bản “Hạ Long – đá và nước” à thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long à thuyết minh + lập luận+ miêu tả+ vận dụng những biện pháp nghệ thuật (nhân hoá, ẩn dụ,..)
è Ghi nhớ SGK/13
II. Luyện tập:
1. VB “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh”.
- Thuyết minh.
- Yếu tố thuyết minh va 2yêế tố nghệ thuật kế hợp chặt chẽ à gây hứng thú cho người đọc.
2.Tập tính ăn thịt của loài cú.
- Nhờ vào kiến thức sinh học
Rút kinh nghiệm:
Tuần 1 – Bài 1- Tiết 5
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào VB thuyết minh.
Chuẩn bị:
GV: Dàn ý chi tiết một bài TLV thuyết minh (cây lúa)
HS: Cử đại diện nhóm trình bày bài đã chuẩn bị.
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẫn bị của HS
Tiến trình lên lớp:
Nội dung hoạt động
Hoạt động HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Khởi động à trọng tâm là rèn luyện kỹ năng vận dụng biện pháp nghệ thuật vào VB thuyết minh.
* Hoạt động 2: Luyện tập à GV nắm được bài chuẩn bị của từng nhóm, chia bảng, ghi đề bài của mỗi nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lên bảng lập dàn ý chi tiết (MB,TB,KB); yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, góp ý trên tinh thần cùng nhau luyện tập.
* Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- GV chốt lại à đề bài thuyết minh có sức thuyết phục cao, bên cạnh những kiến thức khoa học khách quan cần biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật.
-GV cho HS đọc thầm VB “Họ nhà kim”
* Hoạt động 4: Dặn dò
- Hoàn chỉnh BT của cá nhân.
- Nắm lại phần ghi nhớ trang 13
- Chuẩn bị: VB “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” (theo sự thống nhất về cách soạn bài).
Tập nói một cách lưu loát, trôi chảy, thuyết phục.
HS lên bảng viết dàn ý chi tiết.
HS chú ý nghe bạn trình bày có ý kiến.
HS có thể ghi chép dàn ý trên bảng (phần học tập của bạn)
HS phát hiện kiến thức khoa học, những biện pháp nghệ thuật trong VB “Họ nhà kim”
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VBTM
DÀN Ý THAM KHẢO
Đề bài: Cây lúa VN.
1. MB: Giới thiệu chung về cây lúa trên đồng ruộng VN( hoặc ở quê em). 
2. TB:
- Lúa à cây nông nghiệp quan trọng à cung cấp nguồn lương thực chính cho nhân dân.
- Gắn bó với đời sống nông dân VN à bề văn minh lúa nước sông Hồng có hàng ngàn năm nau (dẫn tục ngữ, ca dao nói về sự gắn bó đó)
- Nghê trồng lúa có nhiều gian nan phụ thuộc vào đất đai, thời tiết.
- VN có 2 vựa lúa lớn.
- Có nhiều sản phẩm được làm từ cây lúa.
- Cây lúa được tôn vinh trong đời sống VN (lễ hội liên quan đến việc trồng lúa, hội vào mùa, lễ cầu mưa,)
- Cây lúa với tuổi thơ.
3. KB:
Cây lúa là loài cây lương thực quý, có vị trí đặc biệt trong tình cảm của người nông dân VN nói riêng, con người nói chung.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc