Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 12

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 12

A. Mục tiêu:

H Càm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu nặng của nhân vật trữ tình , hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hi sinh đối với con cháu trong gia đình.

Nghệ thuật tả cảm xúc theo hồi tưởng, miêu tả , tự sự, bình luận kết hợp khéo léo , nhuần nhuyễn.

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc tâm trạng của nhân vật.

B. Chuẩn bị:

Thày : Soạn giáo án- Bảng phụ.

Trò: Học đọc bài.

A. Tiến trình lên lớp:

1. Hoạt động 1:Kiểm tra:

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới

3. Hoạt động 3: Bài mới:

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 01--11-10 Tiết số: 56- 57
 Ngày dạy: Số tiết :2
Bếp lửa
A. Mục tiêu:
H Càm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu nặng của nhân vật trữ tình , hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hi sinh đối với con cháu trong gia đình.
Nghệ thuật tả cảm xúc theo hồi tưởng, miêu tả , tự sự, bình luận kết hợp khéo léo , nhuần nhuyễn.
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc tâm trạng của nhân vật.
B. Chuẩn bị:
Thày : Soạn giáo án- Bảng phụ.
Trò: Học đọc bài.
Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1:Kiểm tra: 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
G: Trong “ Tiếng gà trưa “ ta đã cảm nhận được tình cảm bà cháu thật cảm động . Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô lại nhớ về bà mình khi dang hàng ngày sử dụng bếp ga, bếp điện chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thp xa.
-Cho H xem ảnh chân dung Bằng Việt.
H: đọc bài thơ.
G: Nhận xét cách đọc.
Giải nghĩa từ: Đinh ninh, ấp iu.
? Nhận xét về thể thơ của văn bản.?
H: Thể thơ 8 chữ( thơ mới) vần chân, liền.
G: Bố cục. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được dẫn dắt như thế nào?
H:
Bố cục: 4 phần:
+ 3 dòng đầu: H/a bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
+tiếp -> niềm tin dai dẳng: Hôì tưởng những kĩ niệm tuổi thơ sống bên bà và h/a bà gắn với h/a bếp lửa.
+tiếp => Bếp lửa: Suy ngẫm về bà.
+Còn lại: Lại nhớ về bà nhóm bếp lửa khôn nguôi.
-Cảm hứng chủ đạo : Là tình cảm bầchú, là nỗi nhớ thương , lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của nhân vật trữ tình với bà mình cũng là tình cảm với gia đình , quê hương, đất nước.
-Mạch cảm xúc: Từ h/a bếp lửa gợi lên những kỉ niệm tuổi thơ , hiện lên h/a bà chăm sóc lo toan vất vả với tình yêu thương vô bờ. Người cháu trưởng thành khon lớn suy bgẫm và thấu hiểu về cuộc đời của bà , về lẽ sống giản dị và cao quý của bà.
Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương nhớ về với bà nơi quê hương.
Tóm lại mạch cảm xúc là từ qua khứ đến hiện tại , từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.
H Đọc 3 câu thơ đầu.
G: Trong kí ức đầu tiên của người cháu có h/a nào?
H: H/a bếp lửa ở 1 làng quê VN thời thơ ấu.
G: Những lời thơ nào đã thể hiện h/a ấy?
H: Một bếp lửa ........nông đượm.
G: Từ láy “ Chờn vờn” “ ấp iu “ Có giá trị gợi hình , gợi cảm ntn trong 2 câu thơ?
H: Chờn vờn: Từ láy tượng hình gợi tả làn sương sớm đang lay nhè nhẹ quanh bếp lửa , vừa gợi cái mờ nhoà của h/a kí ức theo thời gian .
ấp iu: Là sự sáng tạo của tác giả. Đây không phải là từ láy mà là từ ghép biến thể từ 2 từ : ấp ủ và nâng niu => gợi tả bàn tay kiên nhẫn , khéo léo và tấm lòng nâng niu chăn chút của người nhóm bếp, nói rất đúng về công việc nhóm bếp (lửa) , cụ thể:
Hai từ “ ấp ủ , nâng niu” có sức gợi tả từ h/a bếp lửa , tác giả liên tưởng dến người nhóm bếp và gợi lên tình cảm là nỗi nhớ , tình thương với bàcủa đứa cháu xa .
G: Bếp lửa ấy đã khơi nguồn nhớ thương của cháu với bà để tác giả viết tiếp: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” 
? Cách nói” biết mấy nắng mưa “hay ở chỗ nào?
H: Là cách nói ẩn dụ gợi tả phần nào cuộc đời lo toan vất vả của bà.
-Là nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu.
G: Đoan thơ đầu đã hé mở về 1 tình cảm bà cháu ntn sẽ được thể hiện tiếp trong trong các phần thơ sau.
H: Đọc thơ
G: Trong kí ức người cháu, những kỉ niệm về bà và bếp lửa hiện lên qua những chi tiết nào?
H: 
-Lên 4 tuổi quen mùi khói- sống mũi còn cay
-8 năm cháu cùng bà nhóm lửa- niềm tin dai dẳng
-Lận đận đời bà- kì lạ, thiêng liêng.
G: Kỉ niệm về bếp lửa và người bà hiện lên trong quãng đời nào của tấc giả?
H: Từ thủa ấu thơ , thời niên thiếu , lúc trưởng thành.
G: ấn tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu là gì?
H: Mùi khói:
Lên 4 tuổi
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt ......vẫn còn cay.
G: Khói bếp trong mỗi ngôi nha có thể là dấu hiệu của sự ấm no. Nhưng đọc đoạn thơ này , h/a của khói bếp đi cùng với chi tiết khác gợi cho ta cảm nhận gì?
H: Gợi lên 1 cuộc sống nghèo khổ , lam lũ, vất vả trước kia.
G: Đó là h/a những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ được hiện lên qua thành ngữ” Đói mòn, đói mỏi” – cái đói làm kiệt sức , h/a con ngựa gầy rạc cùng với người bố đánh xe chắc cũng gầy khô ... Nhưng ấn tượng sâu dậm nhất vẫn là mùi khói bếp: hun nhèm mắt cháu , khói bếp nhiều, cay , khét vì củi ướt , vì sương nhiều và lạnh. H/a bếp lửa, ngon khói và mùi khói cùng với h/a người bà hiện lên trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh nỉên 22 tuổi đang học bên nước bạn.
H: Theo dõi tiếp: “ 8 năm......xa”
G: Tám năm...... ứng với chiều dài cuả cuộc kháng chiến chống Pháp.
? Trong kỉ niẹm của cháu ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa và h/a bà quãng thời gian này là gì?
H: Tiếng tu hú
Giặc đốt làng- bà vẫn vững tâm.
G: Tiếng tu hú vang vọng trong trí nhớ cuả tác giả giúp tác giả nhớ lại những gì về bà? Nhận xét về giọng thơ trong các lời thơ?
H: Tiếng tu hú là âm thanh quen thuộc ở đồng quê , người xa nhà nhớ quê là nhớ tiếng chim tu hú. Tiếng tu hú báo hiệu mùa hè , cứ khắc khoải kêu mãi , kêu hoài trong hiện thực đã thiết tha càng trơe nên thiết tha hơn . Tiếng chim gợi trong tâm hồn tác giả nỗi nhớ về những câu chuyện mà bà vẫn kể , về những cử chỉ việc làm tận tuỵ đầy tình thương yêu , đùm bọc chở che của bà- bà đang thay cha mẹ chăm sóc dạy dỗ cháu.
giọng thơ có sự chuyển đổi như là bà đang trò chuyện trực tiếp với bà, trò chuyện với con con chim quê hương , trách nó không đến với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già. Câu thơ thật tự nhiên cảm động chân thành.
G: Qua tiếng tu hú, nỗi niềm nào của tác giả vang lên trong câu thơ?
H: 
-Nõi nhớ nhà, nhớ quê.
-Thương xót đời bà lận đận.
-Muốn nhắn gửi nhớ thương -> an ủi bà.
G: Bếp lửa của bà được nhen nhóm lại trong những năm tháng giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi gợi cho em cảm nhận được điều gì về người bà?
H: Đó là người bà yêu nước, người bà kháng chiến.
G: Người cháu đã nghĩ gì về người bà khi bình luận: 
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
H: 
-Ngọn lửa ấy đã được nhóm bằng tình yêu thương con cháu của bà.
Ngọn lửa ấy đã được thắp lên bằng niềm tin vào thắng lợi , con chấu sẽ trở về quây quần bên bếp lửa.
G: Người cháu biết rằng đến tận bây giờ , khi cháu đã đi xa bà vẫn nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
? Bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà?
H: Niềm thương khoai sắn.....tuổi yhơ.
G: Bếp lửa của bà bây giờ có gì khác so với thời bà lận đận?
H: là bếp lửa của lòng nhân ái , chia sẻ niềm vui chung.
G: Điệp từ “ nhóm” trong từng câu thơ có ý nghĩa giống và khác nhau ntn?
H: Giống: Cùng chỉ hoạt động nhóm bếp, nhóm lửa của bà.
Khác: ở ý nghĩa cụ thể: Khi là nhóm để sưởi ấm cho cháu, cho bà qua cái lạnh buốt cúa sương sớm
 Khi là nhóm để luộc khoai sắn cho cháu ăn cho đỡ đói lòng. đem lại cho cháu cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương của bà.
 Khi là nhóm để có nồi xôi gạo mới- Là sự sẻ chia ngọt bùi, là tình cảm chân thành đoàn kết của xóm làng
 Khi là nhóm dậy tâm tình tuổi thơ- ý nghĩa hoàn toàn trừu tượng.
G: Từ bếp lửa, nhà thơ đã thốt lên: “ Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa” 
Em hiểu ntn về sự kì lạ và thiêng liêng?
H: Bếp lửa của bà kì lạ và thiêng liêng vì không có gì dập tắt được, nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ.
Thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi tình cảm của bà cháu trong cuộcđời của môic con người.
Vì nó gắn liền với bà- người giữ và nhóm lửa , tạo nên tuổi thơ ấu của cháu.
Bếp lửa trở thành 1 mảnh tâm hồn , 1 phần trong đ/s tinh thần không thể thiếu của cháu.
H: Đọc 4 câu thơ cuối.
G: Những câu thơ cuối là lời tự bạch của người cháu khi đi xa, khi đã trưởng thành.
G: Người cháu đã tự tháy mình có may mắn gì trong cuộc sống của mình?
H: Được đi học nước người , tiếp nhận những điều tốt đẹp .
G: Nhưng những cáicó ở đay mang tính chất gì?
H: Có rất nhiều những mới mẻ, thứ naò cũng đẹp cũng vui.
G: Nó báo hiệu những gì về cuộc đời của người cháu?
H: Cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
G: Nhưng những cáicó đó chưa đủ để lòng cháu thanh thản . Vì sao?
H: Vì cháu đã khộng quên được những ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương .
G: Lời thơ
“ Nhưng ...........lên chưa”
Người cháu đã tự nhắc mình điều gì?
H: 
-Không được quên những lận đận của đời bà.
-Không được quuen tấm lòng ấm áp của bà.
-Không được quên những tận tình hi sinh vì tình nghĩa của bà.
G: C/s đầy đủ , niềm vui dễ dàng . Điều đó khiến ta có thể quên đi mất những những điều bình thường nhất mà lại thiêng liêng kì diệu như bếp lửa. Của bà. ở đây tác giả đã luôn ghi nhớ , luon tự nhắc mình điều đó.
? Bài thơ sâu hơn ý nghĩa nói về bà , nói về tình bà cháu còn có ý nghĩa gì?
H: Không được quên những lận đận của đời bà.
-Không được quuen tấm lòng ấm áp của bà.
-Không được quên những tận tình hi sinh vì tình nghĩa của bà.
G: Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
H Không được quên những lận đận của đời bà.
-Không được quuen tấm lòng ấm áp của bà.
-Không được quên những tận tình hi sinh vì tình nghĩa của bà.
H: Đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4 :Củng cố:
Thây nhan đề cho bài thơ= cách gọi khác?
Tình bà cháu.
-Kí ức tuổi thơ
Nhớ bà
5Hoạt động 5 :.Hướng dẫn: Học thuộc bài thơ
Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ?
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:Bằng Việt ( 1941) nhà thơ trẻ nổi tiếng tử những năm 60 với giọng thơ trầm lắng suy tư mượt mà.
2. Tác phẩm:Là sáng tác đầu tay của ông( 1963) khi còn đang là sinh viên ở Liên Xô
-Bố cục: 4 phần:
+ 3 dòng đầu: H/a bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
+tiếp -> niềm tin dai dẳng: Hôì tưởng những kĩ niệm tuổi thơ sống bên bà và h/a bà gắn với h/a bếp lửa.
+tiếp => Bếp lửa: Suy ngẫm về bà.
+Còn lại: Lại nhớ về bà nhóm bếp lửa khôn nguôi.
-Cảm hứng chủ đạo : Là tình cảm bầchú, là nỗi nhớ thương , lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của nhân vật trữ tình với bà mình cũng là tình cảm với gia đình , quê hương, đất nước.
-Mạch cảm xúc: Từ h/a bếp lửa gợi lên những kỉ niệm tuổi thơ , hiện lên h/a bà chăm sóc lo toan vất vả với tình yêu thương vô bờ. Người cháu trưởng thành khon lớn suy bgẫm và thấu hiểu về cuộc đời của bà , về lẽ sống giản dị và cao quý của bà.
Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương nhớ về với bà nơi quê hương.
Tóm lại mạch cảm xúc là từ qua khứ đến hiện tại , từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.
II. Đọc và tìm hhiểu nội dung văn bản.
Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà.( Khơi nguồn hồi tưởng)
=> Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ, sâu nặng.
2. Suy ngẫm về bà và bếp lửa.
Nõi nhớ nhà, nhớ quê.
-Thương xót đời bà lận đận.
-Muốn nhắn gửi nhớ thương
 -> an ủi bà.
Tự cảm của cháu
Không được quên những lận đận của đời bà.
-Không được quuen tấm lòng ấm áp của bà.
-Không được quên những tận tình hi sinh vì tình nghĩa của bà.
Tổng kết:
Nội dung:
Không được quên những lận đận của đời bà.
-Không được quuen  ... hơ 3,4: Cảm nghĩ trước vầng trăng hiện tại
- Hai khổ thơ cuối: Suy tư và tâm trạng nhà thơ
1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- Vầng trăng gắn bó với tuổi thơ, với cuộc đời người lính, là vầng trăng tri kỷ, bạn bè thân thiết
- Gắn với cuộc sống giản dị, hồn nhiên, chan hoà, mộc mạc, thân tình
- Là vầng trăng đầy tình nghĩa, tri âm
* Vầng trăng đẹp đẽ, ân tình, gắn bó chân thành, tha thiết với hạnh phúc và gian lao của con người- một quá khứ êm đẹp
2. Cảm xúc trước vầng trăng hiện tại
- Sống nơi đô thị cùng những tiện nghi hiện đại, vầng trăng hoàn toàn trở nên xa lạ, dửng dưng với con người
- Vầng trăng không còn tri kỷ, xuất hiện bất ngờ, đột ngột như một vật chiếu sáng đơn thuần
* Cuộc sống hiện đại, bận bịu mưu sinh khiến ta dễ dàng lãng quên quá khứ, lãng quên những giá trị tốt đẹp, ân tình, nghĩa tình
3. Tâm trạng và nõi niềm suy tư của nhà thơ
- Vầng trăng gợi lên bao sự xao xuyến,nhớ thương
- Đánh thức trong lòng người những kỷ niệm quá khứ, tình tri kỷ, tri âm
- Trăng là vẻ đẹp tự nó, vĩnh hằng
* Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình, quá khứ luôn tròn đầy bất diệt, cần được giữ gìn.
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ
- Giọng thơ tự nhiên, tâm tình
- Hình ảnh thơ, lời thơ giàu tính biểu cảm
b. Nội dung
- Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời ngưiơì lính gắn bó vơí thiên nhiên, đất nước hièn hậu, bình dị
- Gợi nhắc mọi người cách sống, lối sống tình nghĩa, thuỷ chung, tốt đẹp
III- Luyện tập
Ngày soạn: 01-11-10 Tiết số: 59
Ngày dạy: Số tiết:1
Tổng kết từ vựng
Luyện tập tổng hợp
Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong giao tiếp nhất là trong văn chương
Rèn kĩ năng viết và dựng đoạn
Chuẩn bị
Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
Học sinh: Học và làm bài tập
Tiến trình lên lớp
1Hoạt động 1: Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 3: Bài mới
Phương pháp
Yêu cầu: So sánh hai dị bản của câu ca dao: 
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
? Trong trường hợp này gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt
Hs làm
GV chữa
Yêu cầu: nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ của người vợ trong truyện cuời
? Chỉ có một chân sút trong lời nói của người chồng có nghĩa như thế nào
-! Chân sút: Một tiền đạo giỏi ghi bàn
? Còn cách hiểu của người vợ
-1 chân: thiếu bộ phận trên cơ thể con người
? Người vợ có hiểu nghĩa từ ngữ mà người chồng nói không
H/s đọc đoạn thơ
? Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa dựa trên phương thức nào?
H/s xác định, GV sửa
H/s đọc bài tập
Yêu cầu bài tập
Phân tích cái hay của cách dùng từ trong bài thơ áo đỏ (vận dụng kiến thức trường từ vựng )
? Có mấy trường từ vựng
Hãy sắp xếp
? Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ này
(Mối quan hệ giữa hai trường từ vựng)
GV: Nhờ nghệ thuật dùng từ này bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng
HS đọc đoạn trích Yêu cầu: Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào (đặt từ ngữ mới để gọi tên riêng theo sụ vật hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)
Hãy tìm 5 VD về những sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng
HS làm- GV chữa
Thảo luận nhóm ( thi xem nhóm nào tìm được nhiều từ hơn) GV có thể bổ sung các VD
Hs đọc truyện cười
? hãy tìm những chi tiết gây cười
-Đừng.đừng gọi bác sĩ gọi cho bố đốctờ
? Đốc tờ có nghĩa là gì
-bác sĩ
? Truyện phê phán điều gì
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
-Về ôn tập phần tổng kết từ vựng
-Xem lại các bài tập đã chữa
Nội dung
Bài tập 1
-Gật đầu: cúi xuống ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
-Gật gù: Gật nhẹ nhiều lần biểu thị sự đồng tình hay tán thưởng
gật gù biểu thị thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống
Bài tập 2
-Người vợ không hiểu nghiac của cách nói chỉ có một chân sút (một tiền đạo ) mà hiểu lệch sang cachs nói: bộ phận cơ thẻ của con người nên gây cười
Bài tập 3
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu.
- Phương thức ẩn dụ: đầu
- Phương thức hoán dụ: vai
Bài tập 4
Phân tích cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ áo đỏ
Hai trường từ vựng:
Trường từ vựng chỉ màu sắc: 
áo đỏ
Cây xanh
ánh hồng
Trường từ vựng chỉ lửa và các sự vật hiện tượng liên quan đến lửa:
Đỏ
ánh hồng
lửa
cháy tro
Hai trường từ vựng trên liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng trong mắt chàng trai và bao người khác. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan cả không gian làm không gian biến sắc (cây xanh hồng)
5.Bài tập 5
- Mái giầm, Bọ Mắt, Ba Khía
Các sự vật, hiẹn tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm cuả sự vật hiện tượng được gọi tên
-Cà tím: quả tròn màu tím hoặc nửa tím nửa trắng
-cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ đuôi dài và nhọn như cái kiếm
-Cá kim: cá biển có mỏ dài và nhọn như cái kim
-Chè móc câu: chè búp ngọn, cánh săn nhỏ và cong như hình cái móc câu
-Chim lợn :cú có tiếng kêu eng éc như lợn
-Chuột đồng: chuột sống ở ngoài đồng ruộng chuyên phá hoại mùa màng
-Dưa bở: quả chín màu vàng nhạt bở có bột trắng
-gấu chó: gấu cỡ nhỏ tai nhỏ lông ngắn mặt giống như mặt chó
-ớt chỉ thiên: ớt quả nhỏ chỉ thẳng lên trời
-Ong ruồi: Ong mật nhỏ như ruồi
-Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ và hai càng do người đẩy khi chạy thường phát ra tiếng kêu cút kít
Bài tập 6
-Phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài
Ngày soạn: 01-11-10 Tiết số: 60
Ngày dạy: Số tiết:1
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài năn tự sự một cách hợp lí
Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
Học sinh: Học chuẩn bị bài
Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1:Kiểm tra: Vai trò tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 3: Bài mới
Phương pháp
HS đọc đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn
? Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào
-Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá trong lòng người
-Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nồi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên dá
( Trước đó HS tóm tắt câu chuyện)
? ý nghĩa của lời nói đó
-Trân trọng những việc làm tốt ( biểu thị lòn biết ơn trước sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ
? Vai trò cả các yếu tố này trong việc thể hiện nội dung văn bản
-Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc giàu ính triết lí
-Rút ra bài học trong giao tiếp: là sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình 
HS đọc bài tập
Yêu cầu bài tập
 Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em dã phát biẻu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt
GV hướng dẫn HS tìm ý
? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào
( Thời gian ,địa điểm
Ai là người điều khiển
Không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao )
Yêu cầu: có sử dụng yếu tố miêu tả: Không khí náo nức vui tươi, ai cũng hồi hộp chờ đón buổi sinh hoạt lớp bởi.
? Nội dung buổi sinh hoạt lớp là gì
-Tổng kết nền nếp lớp trong tuần nêu gương tốt biểu hiện chưa tốt. Đề cử kết nạp đoàn
-Nhiều ý kiến phát biểu sôi nổi, tranh luận
?.Em phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó. Thuyết phục cả lớp như thế nào?
-Đề cử Nam vào danh sách các bạn đội viên xuất sắc được kết nạp lần 2
-Nam là đội viên gương mẫu tích cực hoạt động tập thể ,học giỏi
HS viết đoạn văn ( thời gian 10 phút )
HS đọc bài viết của mình
? Nhận xét: nội dung bạn vừa trình bày đảm bảo đúng yêu cầu chưa
 Lí lẽ bạn đưa ra có giàu sức thuyết phục không 
 Cần sửa như thế nào cho phù hợp
GV đưa ra đoạn văn mẫu
Hs làm bài tập 2
đọc văn bản bầ nội
? Tìm trong đoạn văn những câu có sử dụng yếu tố nghị luận
HS tìm
-Người ta bảo: Con hư tại mẹ, cáu hư tại bà. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được
-bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đoi không biết
-Bà bảo u tôi: 
Dạy con từ thửa còn thơ
Dạy vợ từ thửa bơ vơ mới về
Người ta như cây: Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn sẽ gãy
? Nhận xét các câu có sử dụng yếu tố nghị luận người viết vận dụng yếu tố nào để viết
-Vận dung tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những điều có thực với cuộc sống
? Tác dụng:
-Những lời lẽ khuyên giải giầu sức thuyết phục
? yêu cầu bài tập 2 là gì
-Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dậy bảo giản dị mà sâu sắc của những người bà kính yêu làm cho em cảm động (có sử dụng yếu tố nghi luận)
Gợi ý
Nội dung đoạn văn có thể nêu một số ý sau:
-Người em kể là ai?(Bà )
-bà có những việc làm lời nói hay suy nghĩ nào làm em cảm động. Đièu đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
-nội dung cụ thể là gì. Nội dung đó cảm động sâu sắc như thế nào?
-Suy nghĩ về bài học rút ta từ câu chuyên trên
HS viết . HS đọc
GV cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
GV có thể đưa ra một đoạn văn mẫu
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
-Về ôn tập cách sử dụng yếu tố miêu tả nghị luận trong văn tự sự
Nội dung
Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
-Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự làm cho văn bản giàu tính triết lí giáo dục sâu sắc ( đưa ra bài học cho con người)
II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tó nghị luận
Bài tập 1
Thưa các bạn ,tôi xin giới thiệu bạn Nam vào danh sách đội viên xuất sắc được kết nạp vào đoàn lần thứ hai của lớp. Bạn Nam là học sinh giỏi đứng đầu môn toán, môn anh lớp ta. Bạn rất chăm chỉ, chuyên cần học tập, rất khiêm tốn giản dị. Bạn Nam lại có tinh thần đoàn kết, tương trợ rất cao. Nhiều bạn trong lớp ta trong đó có tôi, luôn được bạn Nam giúp đỡ để mỗi ngày một khá lên. Bạn Nam được thầy cô khen ngợi, các bạn quí mến. Vì thế tôi đề nghị các bạn trong lớp xếp bạn Nam vào danh sách đội viên xuất sắc được kết nạp đoàn lần 2 chào mừng ngày 26/3
Bài tập 2
Mặt trời đã lên cao, những đợt nắng dữ dội đổ xuống như muốn thiêu cháy đám cỏ, từng đợt hơi nóng hắt lên làm không khí thật oi ngạt. Vậy mà dưới gốc thị đầu ngõ bà tôi vẫn cần mẫn cạp lại chiếc thúng đã bị suột cạp. Những ngón tay gầy guộc gân guốc đưa từng chiếc lạt mây vào nẹp chậm chạp. Đúng như các cụ xưa có câu: Một mẹ già bằng ba lần dậu. Quả đúng không sai có bà chúng tôi như có một chỗ dựa vững chãi bởi bà vun đắp cho gia đình và cả tôi nữa từ những gì bình dị nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 tuan 12(1).doc