Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 TẠI LỚP

 I. Mục đích của đề kiểm tra

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận

- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài trau dồi vốn từ

- Khuyến khích các bài viết độc lập, sáng tạo, có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc

II. Hình thức đề kiểm

 - Hình thức:Kiểm tra tự luận

 - Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.

III.Biên soạn đề kiểm tra:

 Đề bài: Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ (dựa vào truyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 14 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	 Ngày soạn : 27/11/2012
TIẾT 69,70	 Ngày dạy : 29 / 11/2012 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 TẠI LỚP
 I. Mục đích của đề kiểm tra
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận 
- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài trau dồi vốn từ
- Khuyến khích các bài viết độc lập, sáng tạo, có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc
II. Hình thức đề kiểm 
 - Hình thức:Kiểm tra tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.
III.Biên soạn đề kiểm tra:
 Đề bài: Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ (dựa vào truyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
IV.Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
 A.Yêu cầu chung
- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; Nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
- Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
B. Yêu cầu cụ thể.
a. Mở bài :- Giới thiệu tình huống chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.
 - Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.
b. Thân bài : + Kể về cuộc đời mẹ:
- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.
- Kể những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.
- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng khiến cha hiểu nhầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đã nhảy xuống sông tự vẫn.
- Sau vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan của mẹ nhưng mẹ đã không còn.
- Cha đau khổ, ân hận lập đàn giải oan cho mẹ, Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.
 + Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản:
- Bây giờ, thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết
c. Kết bài : - Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.
 - Bày tỏ nỗi mong muốn không ai phải chịu nỗi đau của gia đình.
1.0 điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm
*Lưu ý. Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
 IV.Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 14 T69 70.doc