Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 16

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 16

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Có những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt được truyện.

3. Thái độ

- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	16
Tiết: 	76	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Có những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được truyện.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Nêu cảm nhận của em về cảnh vật Cố hương ? và ý nghĩ của nhân vật Tôi ?
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Em có nhận xét gì về bức tranh làng quê sau 20 năm xa cách ?
HS: Trả lời.
GV: Những ngày ở quê nhân vật tôi gặp những ai ? vì sao tác giả lại đặt nhân vật tôi trong mối qhệ đó ?
HS: Nhuận Thổ và chị Hai Dương.
GV: Những ngày ở quê thì mối quan hệ giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ được kể trong thời điểm nào ?
HS: Trong thời điểm quá khứ và hiện tại.
GV: Trong kí ức thì Nhuận Thổ gắn với hình ảnh nào ? Tại sao nhân vật tôi gọi đó là cảnh thần tiên ?
HS: ( Một vầng trăng tròn vàng thắm . . . qua háng đứa bé, chạy mất ) -> là một cảnh tượng sáng sủa – dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê . . .
GV: Trong quá khứ hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào ? hình ảnh đó có ý nghĩa ntn trong nhân vật tôi ?
HS: Thảo luận.
+ Hình dáng, trang phục ( khuôn mặt tròn trĩnh,. . . cổ đeo vòng bạc sáng loáng)
+ Tính tình ( hắn thấy ai là bẽn lẽn . . . một mình tôi thôi)
+ Hiểu biết ( bẫy chim sẽ thì tài lắm . . . lạ lùng lắm)
-> khôi ngô khỏe mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, gần gũi và nhiều tình cảm.
GV: 20 năm sau, thì một con người ấy có gì thay đổi ? và dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ nhất ? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật ?
HS: Thảo luận.
+ Bộ dạng, lời nói ( khuôn mặt tròn trĩnh . . . như vỏ cây thông - lấy một dáng điệu cung kính chào rất rành mạch: “ Bẩm ông!”
+ Lời nói ( lại xin tất cả các đống tro, chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở )
GV: Từ đó Nhuận Thổ hiện lên ntn ? Qua đó em nghĩ gì về lời than của nhân vật tôi đối với Nhuận Thổ ?
HS: Già nua tiều tụy, hèn kém -> thấy được thay đổi của Nhuận Thổ nguyên nhân từ cuộc sống lạc hậu, của người nông dân từ thực tế đen tối của xã hội . . .
GV: Về nhân vật chị Hai Dương (nàng Tây Thi đậu phụ) thì cách gọi đó có ý nghĩa gì ?
HS: Bộc lộ tình cảm thân thiện của nhân vật tôi đối với người phụ nữ láng giềng là một người đẹp người đẹp nết.
GV: Còn thực tại thì người phụ nữ ấy hiện lên như thế nào qua bộ dạng, lời nói, hành động ?
HS: Thảo luận.
+ Bộ dạng ( một người phụ nữ trên dưới 50 tuổi . . .giống hệt một cái com -pa)
+ Lời nói (Ai chà!  chẳng có gì dấu nổi chúng tôi đâu)
+ Hành động ( miệng lẩm bẩm . . . cút thẳng )
GV: Nhận xét gì về sự thay đổi đó ? Sự thay đổi nào lớn nhất ? vì sao ?
HS: Thay đổi toàn diện cả thân hình lẫn tính nết -> thay đổi về tính tình vi đó là dấu hiệu của sự suy thoái về lối sống và đạo đức làng quê.
GV: Từ sự thay đổi đó đã tạo ra một con người ntn ?
HS: Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh mất hết vẻ lương thiện của người miền quê.
GV: Qua hai con người ấy tác giả muốn cho ta hiểu cuộc sống nào đang diễn ra nơi miền quê ? Qua đó ta thấy thái độ nào của tác giả đối với những người như thế ?
HS: Một cuộc sống quanh quẫn bế tắc nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày càng khổ sở và bất lương . . . -> Xót thương bất lực và căm ghét.
II. Phân tích.
1. Nhân vật tôi trên đường trở về quê.
2. Nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
a. Nhuận Thổ.
+ Hình dáng, trang phục 
+ Tính tình 
+ Hiểu biết 
=> Phép tương phản so sánh -> cuộc sống lạc hậu, của người nông dân từ thực tế đen tối của xã hội . . .
b. Chị Hai Dương.
 + Bộ dạng ( một người phụ nữ trên dưới . . .giống hệt một cái com -pa)
+ Lời nói (Ai chà! . . . chẳng có gì dấu nổi chúng tôi đâu)
+ Hành động ( miệng lẩm bẩm . . . cút thẳng )
-> Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn
=> Xót thương bất lực và căm ghét.
4/ Củng cố :
5/ Dặn dò:
Tuần:	16
Tiết: 	77	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Có những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được truyện.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập và hiểu được giá trị của tác phẩm tác động đến với nhân loại
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Nêu cảm nhận của em về cảnh vật Cố hương ? và ý nghĩ của nhân vật Tôi ?
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Phân tích đặc sắc nghệ thuật khi giới thiệu về các nhân vật và cho biết tác dụng của nó ?
HS: Phép tương phản so sánh -> khắc họa tính cách nhân vật và làm nổi bật hiện thực xã hội đương thời.
GV: Em hiểu như thế nào là cố hương ? và tình cảm của mỗi con người như thế nào với nó ?
HS: Thảo luận.
GV: Vì sao khi rời cố hương nhân vật tôi lại cảm thấy lòng không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt ?
HS: Cố hương không còn đẹp như ngày xưa với những người bạn hiền và hàng xóm thân thiện . . . còn bây giờ là sự sơ xác, nghèo hèn, xa lạ từ cảnh vật đến con người.
GV: Mong ước điều gì khi nhân vật tôi rời cố hương 
HS: Thảo luận ( mong ước cho thế hệ con cháu không bao giờ . . . chúng tôi chưa từng được sống )
GV: Em hiểu gì về những mong ước đó (một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống)
HS: Một làng quê tươi đẹp , con người tử tế lương thiện.
GV: Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? Qua đó ước mơ nào được bộc lộ
HS: ( một cánh đồng cát, . . . vừng trăng tròn vàng thắm) -> ước mơ yên bình no ấm cho làng quê.
GV: Cuối văn bản ta thấy 1 chân lí hé mở : trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Em hiểu ý nghĩa này như thế nào ? Vì sao tác giả ao ước nghĩ đến con đường đi mãi thì thành? 
HS: Cũng như con đường trên mặt đất vốn dĩ không có nhưng do đi mãi thì tạo thành cũng như trong cuộc sống nếu muốn thì bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả. -> ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không nên cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức đồng thời thức tỉnh thế hệ con cháu sẽ mở đường cho ấm no, hạnh phúc cho quê hương.
GV: Cho biết phương thức biểu đạt chủ yếu ở phần cuối văn bản ? từ đó bộc lộ tình cảm nào đối với cố hương ?
HS: Biểu cảm và nghị luận + thảo luận.
GV chốt – giảng : tác giả khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng; tin tưởng vào cuộc đổi đời của quê hương; đó chính là biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẽ và mãnh liệt.
Hoạt động 3: 
Qua văn bản em cảm nhận bức tranh cố hương như thế nào ? từ đó tính cảm và tư tưởng nào được bộc lộ ?
TL:
+ Cảnh vật tiêu điều , xơ xác, con người già nua xấu xí, nghèo hèn và xa lạ với nhau.
+ Chua xót trước một làng quê đã từng tươi đẹp, nay tàn tạ và yếu hèn.
+ Phê phán thực trạng trì trệ, đen tối của xã hội phong kiến.
+ Mong mỏi một cuộc đổi đới của quê hương.
+ Đặt ra con đường của người nông dân và con đường của xã hội 
 Hoạt động 4
Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng cuộc đổi đời cho quê hương ?
- Ghê sợ xã hội phong kiến làm cho con người
 trở nên u tối, đần độn, không tạo cơ hội cho người nông dân sống tốt đẹp.
- Tha thiết lo lắng cho vận mệnh của quê hương, của đất nước.
II. Phân tích.
1. Nhân vật tôi trên đường trở về quê.
2. Nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
3. Nhân vật tôi trên đường rời quê.
Lại cảm thấy lòng không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt 
==> sự sơ xác, nghèo hèn, xa lạ từ cảnh vật đến con người.
Một cánh đồng cát, . . . vừng trăng tròn vàng ==> Ước mơ yên bình no ấm cho làng quê.
Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. 
==>Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng, tin tưởng vào cuộc đổi đời của quê hương
=> Biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẽ và mãnh liệt.
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ?
2. Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông? Ước vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không?
3. Em mong ước gì cho làng quê của mình?
4. Liệu Nhuận Thổ có giấu bát đĩa vào tro để chở đi sau này như chị Hai Dương nói hay không?
Gợi ý:
	Nhuận Thổ xin đôi đèn và lư hương nhân vật tôi đều cho.
	Bản tính nhân hậu mặc dù có sự thay đổi về hình dáng bên ngoài.
5/ Dặn dò:
- Hệ thống kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ.
Tuần:	16
Tiết: 	80	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
2. Kĩ năng.
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu văn bản bản thuyết minh và văn bản tự sự. 
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Phần 1 trong sgk ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung chính nào?
HS : Gồm có 2 kiểu văn bản .
- Thuyết minh.( trọng tâm kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như lập luận, biểu cảm, miêu tả)
- Tự sự ( kết hợp tự ,biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận ; một số nội dung mới như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện)
GV: Thế nào là văn bản thuyết minh ? Nêu các phương pháp thuyết minh ?
HS : Là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân . . . của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội . . . ( Tri thức đòi hỏi khách quan, xác thực hữu ích cho con người, văn bản được trình bày chính xác rõ ràng)
Các phương pháp: định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.
GV: Nêu bố cục của một bài văn thuyết minh ?
HS : Thảo luận.
Mở bài : giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích . .của đối tượng
Kết bài : bày tỏ thái độ với đối tượng.
GV: Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học còn phương pháp nào khác không ?
HS : Phương pháp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa . . .) trong văn bản và sử dụng yếu tố miêu tả.
GV: Vai trò và tác dụng vị trí của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
HS : Thảo luận
Miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung được đối tương rõ hơn.Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
I. Văn bản thuyết minh
1. Khái niệm:
2. Phương pháp thuyết minh.
3. Vai trò và tác dụng của yếu tố nghệ thuật.
4/ Củng cố: 
5/ Dặn dò:
Tuần:	16
Tiết: 	78 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Tuần:	16
Tiết: 	79
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1: 
Hoạt động 2 
Hoạt động 3
I. .
II. Ghi nhớ : sgk
III/ Luyện tập
4/ Củng cố: 
5/ Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc