Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 19

TUẦN 19

I. Mục tiêu cần đạt :

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận đặc sắc , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ.

 - Hiểu và biết vận dụng các phương pháp lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.

II . Chuẩn bị :

 * GV : - Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên.

 - Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

 - Bảng phụ ghi các ví dụ, sơ đồ luận điểm

 - Các bài tập :đoạn văn bản, các đề tập làm văn.

 * HS : - Đọc nhiều lần văn bản " Bàn về đọc sách".

 - Đọc chú thích,trả lời câu hỏi phần "Đọc - Hiểu văn bản.

 - Tìm hiểu về khởi ngữ, phép phân tích và tổng hợp.

III. Tiến trình tổ chức dạy học :

 

doc 190 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
I. Mục tiêu cần đạt :
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận đặc sắc , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ.
 - Hiểu và biết vận dụng các phương pháp lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
II . Chuẩn bị :
 * GV : - Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên..
 - Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
 - Bảng phụ ghi các ví dụ, sơ đồ luận điểm
 - Các bài tập :đoạn văn bản, các đề tập làm văn.
 * HS : - Đọc nhiều lần văn bản " Bàn về đọc sách".
 - Đọc chú thích,trả lời câu hỏi phần "Đọc - Hiểu văn bản.
 - Tìm hiểu về khởi ngữ, phép phân tích và tổng hợp.
III. Tiến trình tổ chức dạy học :
Tiết : 91,92
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
 Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Chu Quang Tiềm)
1 Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm sĩ số, kiểm tra nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
 Kiểm tra việc chuẩn bị sách giáo khoa, dụng cụ học tập của học sinh khi bước vào học kì II.
3 .Tiến trình tổ chức bài mới: 
 * Giới thiệu bài : (1’) Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu đọc sách đã trở thành tất yếu, cần thiết của mỗi con người. Vì đọc sách cung cấp cho chúng ta nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó,... Làm thế nào để việc đọc sách đem lại hiệu quả và có ý nghĩa ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm.
( Gv ghi tựa bài lên bảng )
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Đọc rõ ràng,rành mạch để làm nổi bật nội dung của văn bản.
- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng khúc triết rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu lập luận.
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi 2 học sinh lần lượt đọc tiếp đến hết.
- GV nhận xét cách đọc.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trong sách giáo khoa.
H. Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Chu Quang Tiềm.
GV bổ sung thêm.
 Ông bàn về đọc sách nhiều lần. Văn bản này là lời tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
H. Đoạn trích này được trích từ sách nào ?
GV hướng dẫn học sinh giải thích các từ khó trong sách giáo khoa / 6.
H. Thế nào là học thuật ?
H. Thế nào là chính trị học ?
H. Bố cục văn bản chia làm mấy phần ? 
( 3 Phần )
Phần 1: "Từ đầu  thế giói mới".
g Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
Phần 2: "Lịch sử càng tiến lên...tự tiêu hao lực lượng"
g các khó khăn, nguy hại của việc đọc sách.
Phần 3: Phần còn lại
g Phương pháp đọc sách.
H. Theo em, văn bản này thuộc phương thức biểu đạt nào ?
( Nghị luận).
H. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ?
( Bàn về đọc sách)
H. Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
H. Tác giả đưa ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó?
H. Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây ? Nhận xét cách lập luận đó .
H. Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng như thế nào ? 
H. Quan hệ giữa 2 ý nghĩa đó như thế nào ?
( Quan hệ nhân quả).
(Hết tiết 91, chuyển sang tiết 92).
- GV sử dụng bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
- Học sinh đọc đoạn văn.
H. Theo em, việc đọc sách có dễ không ?
H. Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc ?
( Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ).
Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng 2 thiên hướng sai lạc thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thạt có ích.
H. Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách đọc như thế nào ?
H. Em sẽ lựa chọn sách như thế nào để phục vụ học văn?
H. Có nên dành thời gian đọc sách thường thức không ,Vì sao ? 
(Không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.
GV. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng rằng" trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn", vì thế" không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". 
Ị Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
- Gọi học sinh đọc đoạn cuối.
H. Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào ?
(Tác giả bàn thật cụ thể về cách đọc.
+ Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc, vừa suy nghĩ" trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
+ Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống. Thậm chí, đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấnthì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
H. Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào ?
H. Tác giả đưa ra cách đọc sách có phải chỉ để đọc mà còn học làm người, em có đồng ý không ? Vì sao ?
H. Em hãy nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản?
- GV cho học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
( + Lí lẽ thấu tình đạt lí.
 + Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích luỹ nghiền ngẫm lâu dài.
 + Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên. 
 + Giàu hình ảnh).
H. Em học tập được những gì qua văn bản này ?
( Cách lựa chọn sách và cách đọc sách).
GV khái quát các ý kiến rút ra kết luận.
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
13'
57'
3'
A. Đọc - chú thích văn bản:
1. Tác giả: 
 Chu Quang Tiềm (1897 - 1986). Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm
 Trích dịch từ sách "Danh nhân Trung Quốc - bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.
3. Từ khó : 
 Sách giáo khoa / 6
B. Đọc - Hiểu văn bản:
I. Phân tích:
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
 + Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
 + Sách có giá trị có thể xem là cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
 + Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
2. Phương pháp đọc sách:
a. Cách lựa chọn sách.
- Vì sao cần lựa chọn ?
+ Sách nhiều tràn ngập Ị không chuyên sâu.
+ Sách nhiều, khó lựa chọn.
- Lựa chọn sách.
+ Chọn tinh, đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
+ Không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức.
b. Cách đọc sách.
+ Đọc : vừa đọc vừa nghĩ.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống.
Ị Đọc sách vừa học tập tri thức, rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
II.Tổng kết :
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
- Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.
4. Củng cố: ( 10')
Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.
4.Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
 + Đọc lại văn bản,học bài ghi, học thuộc phần ghi nhớ.
 + Soạn bài "Khởi ngữ" trong sách giáo khoa trang7. Tìm hiểu khởi ngữ là gì ? Trả lời các câu hỏi ở mục I,II.
 + Nhận xét ,đánh giá tiết học .
Tiết : 93
Ngày soạn: 
KHỞI NGỮ
Ngày dạy : 
1 Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm sĩ số, kiểm tra nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
 Hãy đặt câu có bổ ngữ và thử đảo bổ ngữ lên đầu câu? Nhận xét cách đảo Ị ý nghĩa của câu đảo với câu trước nó.
Gợi ý :
	1- Tôi đọc quyển sách này rồi.
	2- Quyển sách này tôi đọc rồi.
	Những từ gạch chân ở câu 1 là bổ ngữ.
	Những từ gạch chân ở câu 2 là khởi ngữ.
3 .Tiến trình tổ chức bài mới: 
 * Giới thiệu bài : (1’) Những từ ngữ đứng trước chủ ngữ, biểu thị đề tài được nói đến trong câu được coi là khởi ngữ. Để nắm rõ đặc điểm và công dụng của khởi ngữ chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
( Gv ghi tựa bài lên bảng )
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc 3 ví dụ trong sách giáo kkhoa trang 7.
- GV ghi các từ ghi in đậm lên bảng.
H. Hãy xác định chủ ngữ trong các câu trên.
Học sinh xác định, giáo viên ghi các chủ ngữ lên bảng.
(+ Câu a. Chủ ngữ trong câu cuối là từ anh thứ 2.
+ Câu b. Chủ ngữ là từ tôi.
+ Câu c. Chủ ngữ là từ chúng ta).
H. Em hãy phân biệt các từ in đậm với các chủ ngữ trong những câu trên về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
( + Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước các chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
H. Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có ( hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào ?
( quan hệ từ : về, đối với).
Ị Có thể thêm quan hệ từ để phân biệt nó với chủ ngữ hoặc thêm thì vào sau nó.
H. Những từ in đậm dùng trong các câu trên với mục đích gì ?
( Nêu lên đề tài của câu: đối tượng, sự việc được nói đến trong câu).
GV. Các từ in đậm ấy được gọi là khởi ngữ hay đề ngữ.
H. Em hiểu thế nào là khởi ngữ ? 
GV cho học sinh đọc vài lần phần ghi nhớ.
GV hướng dẫn làm bài tập.
* Gọi 1 học sinh đọc bài tập 1.
H. Xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ : ( 2 học sinh / nhóm)
- Học sinh trình bày cá thể.
- Lớp bổ sung. GV kết luận
* Gọi học sinh đọc bài tập 2.
H. Xác định yêu cầu bài tập 2.
- GV chia lớp thành 4 nhóm .
 + Nhóm 1,2 thảo luận  ... m của HS.
* Hoạt động 3:
- Hướng dẫn HS chữa lỗi.
- GV đưa ra những trường hợp sai tiêu biểu.
- GV công bố điểm.
- Gọi HS có điểm cao nhất đọc bài trước lớp.
I. Đề bài và đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: ( gồm cĩ 8 câu, mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm )
Câu số
Đáp án
Câu số
Đáp án
1
B
5
D
2
A
6
C
3
D
7
B
4
A
8
C
II. Phần tự luận : ( 8 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm )
 Phần gạch chân trong câu văn “ Ngồi cửa sổ bấy giờ những bơng hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì? 
 Phần gạch chân trong câu văn là thành phần phụ chú.
 Câu 2: ( 6 điểm )
 Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.
 Học sinh nêu được những ý cơ bản ( cĩ dẫn chứng ) sau:
 - Là một cơ gái Hà Nội khá đẹp, được nhiều người để ý.
 - Là một cơ gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích ca hát.
 - Yêu mến đồng đội.
 - Dũng cảm, tự trọng, cĩ tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc.
 - Là một con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
II. Nhận xét bài làm của HS:
1. Ưu điểm:
- Kiến thức văn học nắm vững vận dụng khá tốt.
- Làm bài trắc nghiệm nhanh chính xác.
2. Khuyết điểm:
- Một số em kiến thức còn chưa vững, còn mơ hồ.
- Kỹ năng vận dụng còn yếu.
- Diễn đạt còn vụng.
III. Trả bài, chữa lỗi:
1. GV trả bài cho HS.
2. HS tự chữa lỗi.
4. Hướng dẫn học ở nhà : 1’.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”
- Nhận xét, đánh giá.
Ngày dạy :
Tiết : 166;167
	Văn bản
TÔI VÀ CHÚNG TA
1 Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm sĩ số, kiểm tra nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
- Đặc điểm cơ bản của kịch?
- Yêu cầu: tạo mâu thuẫn.
3 .Tiến trình tổ chức bài mới: 
 * Giới thiệu bài : (1’) 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội Dung
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm.
- GV giới thiệu chân dung tác giả, thơ và kịch của Lưu Quang Vũ.
- GV giới thiệu về vở kịch: bối cảnh hiện thực đất nước 1975-1980.
- HS xác định các nhân vật chính, phụ.
- GV hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
- Giới thiệu cảnh 3.
Hướng dẫn học sinh phân tích .
- GV giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp thắng lợi để học sinh hiểu tình huống kịch cảnh 3.
- H . kịch có 2 tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
- H : chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa 2 tuyến nhân vật ở những mặt nào trong mối quan hệ cộng việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp.
- H : sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác.
- HS phát biểu.
- GV kết luận.
- GV hướng dẫn phân tích các nhân vật tiêu biểu.
- HS đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
- H : cảm nhận về tính cách đặc điểm của từng nhân vật?
- GV gợi ý qua những lời nói, cử chỉ của nhân vật để thấy thái độ, tính cách của nhân vật?
- GV chia nhóm cho HS thảo luận từng nhân vật (3 nhân vật chính Giám đốc Hoàng Việt, Kĩ sư Lê Sơn, Phó Giám đốc Chính).
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác bổ sung.
- GV bổ sung, kết luận.
- Gv hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- H : thực tế cái mới chưa được thử thách có dễ chấp nhận không?
- Dự đoán về kết quả, cảm nhận của em?
- GV vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
- H : cảm nhận của em về nghệ thuât và nội dung của cảnh kịch 3?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV khái quát.
A. Đọc – chú thích văn bản:
1. tác giả:
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Kịch đề cập đến cuộc sống đổi thay mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong “Tuyển tập kịch”
- Cảnh 3.
B. Đọc - Hiểu văn bản:
I. Phân tích:
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản:
- Tình trạng ngưng trệ của xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo à giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
ð Tuyên chiến với cơ chế quản lí phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột giữa 2 tuyến:
+ Hoàng Việt và Sơn ð tư tưởng tiên tiến.
+ Phòng tổ chức, tài vụ, quản đốc, phó giám đốc ð bảo thủ, máy móc.
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a. Giám đốc Hoàng Việt:
- Người lãnh đạo có trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm.
- Thẳng thắn, trung thực.
b. Kĩ sư Lê Sơn:
- Có năng lực chuyên môn giỏi.
- Sẵn sàng với công việc.
c. Phó giám độc Chính:
- Bảo thủ, máy móc, gian ngoan.
- Xu nịnh, vịn vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới.
3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống:
- Cuộc đấu tranh giữa đổi mới và bảo thủ ð phản ánh tính tất yếu của xã hội, vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới mẻ sẽ thắng lợi.
II. Tổng kết:
- Kịch với nhân vật, tính cách rõ nét.
- Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
4. Luyện tập : 10’.
- Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch?
- GV hứơng dẫn.
- HS phát biểu.
5. Hướng dẫn học ở nhà : 1’.
- Tập diễn kịch .
- Chuẩn bị bài “Tổng kết văn học”trả lời các câu hỏi vào tập bài soạn.
- Nhận xét, đánh giá.
Ngày dạy :
Tiết : 168-169
TỔNG KẾT VĂN HỌC
1 Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm sĩ số, kiểm tra nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3 .Tiến trình tổ chức bài mới: 
 * Giới thiệu bài : (1’) 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội Dung
* Hoạt động 1:
GV cho HS đứng tại chỗ trình bày từng nội dung câu hỏi SGK.
- HS đọc châm (bảng phụ)
- GV khái quát.
* Hoạt động 2:
- GV kẻ bảng phụ, HS trình bày từng phần.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3:
- GV cho HS trình bày, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét khái quát.
Tiết 2:
- GV cho HS đọc đoạn khái quát SGK.
- HS đọc từng phần, làm việc theo nhóm.
- HS khác bổ sung, góp ý.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nêu từng giai đoạn lịch sử văn học.
- Nội dung, tác giả, tác phẩm từng giai đoạn lịch sử.
- GV cho HS đọc đoạn này SGK, nêu câu hỏi, HS nhận xét.
- GV bổ sung.
- GV cho học sinh đọc ghi nhớ, SGK.
* Hoạt động 5:
- Hướng dẫn HS luyện tập.
I. Văn học dân gian:
II. Văn học trung đại:
III. Văn học hiện đại:
IV. Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam:
1. Văn học dân gian:
- Hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội
- Đối tượng: cộng đồng (nhân dân).
- Đặc tính: tính tập thể, tính truyền miệng, tính tiếp diễn xướng.
- Thể loại: phong phú.
- Nội dung: sâu sắc.
- Ý nghĩa tố cáo, ca ngợi đạo lí, ước mơ, khát vọng
2. Văn học viết:
- Chữ viết: chử Hán, Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp ð mang tính dân tộc sâu sắc.
- Về nội dung: bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại.
* Tiến trình lịch sử văn học.
- Từ TK X à XIX
- Từ đầu TK XX à 1945
- Từ sau 1975
* Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
- Tư tưởng yêu nước.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
- Tính thẩm mĩ cao.
3. Sơ lược về m,ột số thể loại văn học:
a. Thể loại văn học dân gian.
b. Thể loại văn học trung đại.
- Thơ cổ phong và thơ Đường luật.
(thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú)
- Truyện kí.
- Truyện thơ nôm.
- Văn nghị luận.
c. Một số thể loại văn học hiện đại.
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tùy bút
V. Luyện tập:
Bài 5: ca dao và truyện Kiều có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc.
Ca dao: Bài : - Con cò mà đi ăn đêm.
 - Người ta đi cấy
Truyện Kiều: Cảnh ngày xuân.
 Tài sắc chị em Thúy Kiều.
4. Hướng dẫn học ở nhà : 1’.
- Nắm vững nội dung tổng kết.
- Chuẩn bị bài “Kiểm tra tổng hợp cuối năm”
- Nhận xét, đánh giá.
Ngày dạy : 
Tiết : 170
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1 Ổn định lớp: ( 1’) Kiểm sĩ số, kiểm tra nề nếp, trang phục.
2.Kiểm tra bài cũ: ( không )
3 .Tiến trình tổ chức bài mới: 
 * Giới thiệu bài : (1’) 
Gv nêu mục tiêu tiết trả bài.
(GV ghi tựa bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội Dung
* Hoạt động 1:
- Chữa bài kiểm tra.
- GV cho HS đọc và lần lượt nêu đáp án từng câu.
* Hoạt động 2:
- GV nhận xét bài làm của HS.
* Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
- GV treo bảng chữa lỗi lên bảng.
- HS tự điền những lỗi.
- GV cho HS có bài làm điểm cao đọc cho lớp nghe.
I. Đề bài và đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
- 4 câu đầu: mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm .
- Câu 5: Mỗi ý đúng 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
C
D
- Câu 5: Nối: 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 - c
II. Phần tự luận : ( 8 điểm )
Câu 1: ( 4 điểm )
 Các thành phần biệt lập .
 * Các thành phần biệt lập : 
	+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nĩi đối với sự việc được nĩi đến trong câu. (1 điểm)
	+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nĩi (vui, buồn, mừng, giận).(1 điểm)
 + Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.(1 điểm)
 + Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.(1 điểm)
Câu 2: ( 3 điểm )
	+ Nghĩa tường minh là phần thơng báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.(1 điểm)
	+ Nghĩa hàm ý là phần thơng báo tuy khơng được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng cĩ thể suy ra từ nghững từ ngữ ấy.(1 điểm)
 + Điều kiện sử dụng hàm ý: ( 1 điểm)
	- Người nĩi (người viết) cĩ ý thức đưa hàm ý vào câu nĩi.
	- Người nghe (người đọc) cĩ năng lực giải đốn hàm ý.
Câu 3: ( 1 điểm )
	+ Thành phần gọi-đáp : Bầu ơi 
	+ Đây là lời gọi hướng tới mọi người nĩi chung.
II. Nhận xét bài làm của HS:
1. Ưu điểm:
- Kiến thức tiếng Việt nắm vững vận dụng khá tốt.
2. Khuyết điểm:
- Một số em kiến thức còn chưa vững.
- Kỹ năng vận dụng còn yếu.
III. Trả bài, chữa lỗi:
1. GV trả bài cho HS.
2. HS tự chữa lỗi.
4. Hướng dẫn học ở nhà : 1’.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “Trả bài kiểm tra cuối năm”
- Nhận xét, đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 9Chuan HKII.doc