Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9, 10

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9, 10

TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giỳp hs:

- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức

- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dặn hs xem lại bài

- HS: Xem lại: từ đơn, từ phức.

III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 1

2. Kiểm tra sự chuẩn bị: 4

3. Nội dung:

*Giới thiệu bài: 1

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 14/10/2012 
 từ tiếng việt theo đặc điểm Cấu tạo
I. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 
Giỳp hs:
- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức 
- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Dặn hs xem lại bài
- HS: Xem lại: từ đơn, từ phức.
III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:	1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:	4’ 
3. Nội dung:
*Giới thiệu bài:	1’
Hoạt động của gv
Hđ của hs
Nội dung
Hoạt động 1: 10’
 - Từ đơn là gì? Lấy ví dụ?
- Từ phức là gì? Lấy ví dụ?
Gv nhận xột
- Từ phức được chia thành những kiểu nào?
 Gv nhận xột
- Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
Gv nhận xột
- Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
Gv nhận xột
Hs trả lời
Hs nhận xột
Hs trả lời
Hs nhận xột
Hs trả lời
Hs nhận xột
Hs trả lời
Hs nhận xột
I. Từ phân theo cấu tạo:
1. Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,...
- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng. VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,...
*Từ phức gồm:
+ Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ...
 + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ...
 2. Từ ghép:
a. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,...
b. Từ ghép chính phụ:
 Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...)
3. Từ láy:
a. Láy toàn bộ:Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng.
VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,...
b. Láy bộ phận: Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần.
+ Về âm: rì rầm, thì thào, ...
+ Về vần: lao xao, lích rích,...
Hoạt động 2: 25’
* Luyện tập: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt. Cho vớ dụ cho từng loại.
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
* Gợi ý:
- Hoàn thiện sơ đồ:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép ĐL
Từ ghép CP
Từ láy Tbộ
Từ láy bộ phận
Từ láy vần
Từ láy âm
- Vớ dụ:
	+ Từ đơn: ăn, học, ngủ, nghỉ...
	+ Từ ghộp đẳng lập: quần ỏo, sỏch vở, bàn ghế...
	+ Từ ghộp chớnh phụ: thơm phức, thơm lừng...
	+ Từ lỏy toàn bộ: xanh xanh, rào rào...
	+ Từ lỏy õm: mờnh mụng, rậm rạp...
	+ Từ lỏy vần: bỏt ngỏt, liờu xiờu...
4. Củng cố:	2’
- Vẽ lại sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt.
5. Dặn dũ : 	2’
- Xem lại bài, vận dụng kiến thức đó học vào việc tạo lập văn bản.
- Tiết tiếp theo ụn tập bài thơ Đồng chớ.
 Tuần 10	Ngày soạn: 14/10/2012 
đồng chí
I. mục tiêu
 Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản  Đồng chí của Chính Hữu đã học ở chương trình chính khoá.
II. Chuẩn bị
- Gv: Dặn học sinh xem lại bài.
- Hs: Xem lại bài Đồng chớ.
III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:	1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:	3’ 
3. Nội dung:
*Giới thiệu bài:	1’
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 5’
 Gv đọc cõu hỏi và đưa ra phương ỏn
Hs trả lời
Hs nhận xột
Gv nhận xột
 Phần I. trắc nghiệm ( 10 phút)
 Chọn cõu trả lời đúng nhất.
1. Bài thơ “Đồng chí” là của tác giả nào?
 A. Thôi Hữu B. Tố Hữu C. Chính Hữu D. Hữu Loan
2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
 A. Nhân hoá B. ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh 
3. ý nào không đúng với cách hiểu về quê hương người lính trong câu thơ trên?
 A. Anh, quê ở vùng đồng chiêm B. Tôi, quê ở vùng trung du
 C. Tôi và anh quê ở miền Bắc D. Tôi và anh quê ở vùng trung du
4. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: a, b
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
a) Phương thức biểu đạt chính của các câu trên là gì?
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết Minh
b) Nội dung các câu hỏi nói lên điều gì?
 A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận
 B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình
 C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính
 D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội
5. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” được hiểu như thế nào?
 A. Giếng nước gốc đa nhớ người lớnh ra trận
 B. Người ở nhà nhớ người ra trận
 C. Người ra trận và người ở nhà luôn hướng về nhau
 D. Cả quê hương dõi theo người ra trận
 Câu
1
2
3
4a
4b
5
Phương án
C
B 
D
A
D
C
Hoạt động 2: 33’
Phần II. tự luận
GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài:
 + Nội dung; 
 + Hình thức (phương pháp)
GV cho HS nhận xét, bổ sung
GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo
GV hướng dẫn HS làm bài .
Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung;
 GV đánh giá, bổ sung.
Đề bài: Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ dội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn”.
 Em có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em.
1. Yêu cầu về nội dung:
* Bài viết yêu cầu phải bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.
* Nhận định có 2 nội dung cần làm sáng tỏ
- Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết của những người lính cách mạng.
 + Tình đồng chí, đồng đội sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng & trở nên thân quan với nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng 1 hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:
 “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+ Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gồm hai tiếng: “Đồng chí!” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.
Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong năm tháng đầy khó khăn, gian khổ.
+ Đồng chí, đó là sức mạnh giúp mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
+ Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng, trăng treo”.
2. Yêu cầu hình thức:
Bố cục bài viết nghị luận chứng minh có đủ ba phần.
- Sử dụng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp dễ làm sáng tỏ nội dung chứng minh.
Diễn đạt có cảm xúc, lưu loát.
Vận dụng kiến thức về đoạn văn để trình bày mạch lạc, liên kết đoạn, câu chặt chẽ.
4. Củng cố:	/
5. Dặn dũ : 	2’
- Xem lại bài.
 - Tiết tiếp theo ụn tập bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe khụng kớnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9,10.doc