Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích Truyện Kiều ) - Nguyễn Du -

A. Mục tiêu cần đạt:

 Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du về tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ:

 1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, thương nhớ và buồn tủi, nỗi bẽ bàng, của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều

 - Thấy ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2.Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại .

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Biết phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 3.Thái độ:

 - Căm phẫn bọn buôn thịt bán người trong xã hội phong kiến.

 - Cảm thương cho số phận của người phụ nữ bị chà đạp.Tự hào về xã hội chủ nghĩa.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn : 07/10/2012
TIẾT 31 -32 Ngày dạy: 09/10/2012
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích Truyện Kiều ) - Nguyễn Du -
A. Mục tiêu cần đạt:
 Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du về tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. 
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ:
 1.Kiến thức:
 - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, thương nhớ và buồn tủi, nỗi bẽ bàng, của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều
 - Thấy ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2.Kĩ năng:
 - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại .
 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Biết phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
 3.Thái độ:
 - Căm phẫn bọn buôn thịt bán người trong xã hội phong kiến.
 - Cảm thương cho số phận của người phụ nữ bị chà đạp.Tự hào về xã hội chủ nghĩa.
C Phương pháp:
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
 2. Bài cũ: CĐọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Hãy nêu nhận xét của em về tài năng tả cảnh của Nguyễn Du?
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Ở lầu xanh Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao tự tử, nhưng vì có đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết nên lập mưu đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích ở bên bờ biển. Vị trí chơ vơ bên bờ biển là để dễ dàng thực hiện độc kế của Tú Bà. Nhưng ở đây cảnh cô tịch chỉ có nước với trời, lại là cơ hội để cho nỗi cô đơn nghệ sĩ của Kiều thăng hoa, dệt thành bài thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác.
* Bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bi dạy
Hoạt động 1 :Hướng dẫn hs giới thiệu chung về đoạn trích 
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu khi niệm ngôn ngữ độc thoại nội tâm và khái niệm tả cảnh ngụ tình
- Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là tâm trạng con người. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẽ bàng, điệp ngữ buồn trông
Giải thích từ khó : kết hợp với quá trình phân tích
C Theo em, đoạn trích này có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? 3 đoạn:
- 6 câu đầu: Toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích nhìn qua con mắt và tâm trạng của Thuý Kiều
- 8 câu tiếp: Kiều nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ
- 8 câu cuối: Lại buồn trông cảnh trước lầu
CTheo em đoạn trích được biểu đạt theo phương thức nào?
C Có thể xem đây là đoạn thơ tả cảnh hay tả tình? Vừa tả cảnh vừa tả tình? (Ta cảnh ngụ tình)
Gọi HS đọc 6 câu đầu
C Em hình dung được những gì về vị trí lầu Ngưng Bíchvà quang cảnh thiên nhiên xung quanh lầu?(Trước lầu .. khoá xuân, khoá xuân là khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung, điều đó chứng tỏ Kiều bị giam lỏng trong một lầu cao trơ trọi giữa trời đất, Kiều chỉ còn ở chung làm bạn với non xa, trăng gần (lầu cao nên gần trăng), Kiều chỉ thấy cát vàng cồn no (cồn cát nhấp nhô), bụi hồng dặm kia (bụi sắc đỏ do gió thổi bốc lên)
C Em có nhận xét gì về cảnh ở lầu Ngưng Bích?
C Tìm câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất ở trong đoạn này? (Bẽ bàng . Chia tấm lòng)
C Cảnh vật mà Kiều ngắm ở đây là vào thời gian nào? (Cảnh ở nhiều thời điểm)
C Cụm từ mây sớm đèn khuya gơi thời gian và không gian như thế nào?
- Thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi quê người một mình. Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây sớm đèn khuya.
C Em hiểu gì về 2 câu thơ này? (nhận xét về nội dung lẫn nghệ thuật)
- GV khái quát lại mục a – chuyển ý
- HS đọc 8 câu tiếp theo
C 8 câu sau có tả cảnh không?
C Khi bị giam lỏng trong lầu cao trơ trọi Kiều đã nhớ tới ai? Nhớ ai trước?
* TL 3p:C Nguyễn Du tả nỗi nhớ như vậy có hợp lý không? Vì sao? (có. Vì nàng luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng. Kiều đã phụ lời thề đêm trăng thiêng liêng, đêm trăng mà nàng đã cùng chàng Kim uống rượu thề: Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
- Lại chạnh nghĩ đến thân phận bơ vơ, côi cút nơi góc biển chân trời, đất khách quê người của mình. Nhưng cái đau đớn nhất, không yên nhất đối với Kiều khi ấy là nỗi đau bị thất tiết, không còn giữ được sự trong trắng, thủy chung với người mà nàng nguyện trao thân gửi phận. Việc Kiều thương Kim Trọng cho ta thấy ở một vẻ đẹp khác trong tâm hồn nàng là luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình) GV giảng về 2 cách hiểu trong câu Tấm son . Cho phai
C Khi nhớ về Kim Trọng, Thúy Kiều nhớ những gì?
C Nhận xét về từ ngữ, về ngôn ngữ miêu tả Thúy Kiều?
C Em có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều trong nỗi nhớ chàng Kim ?
 - Đau đớn, xót xa
C Qua đó cho thấy nàng là người tình như thế nào?
Khi nhớ về cha mẹ Kiều luôn trong tâm trạng như thế nào?
C Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Thúy Kiều?
C Em có nhận xét gì về Thúy Kiều qua nỗi nhớ cha mẹ?
C Qua đó cho thấy nàng là người con như thế nào?
C Cũng l nỗi nhớ, nhưng là nỗi nhớ khc nhau với những lý do khác nhau nên cách hiểu cũng khác nhau. Hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó? (Nhớ KT thì dùng tưởng (liên tưởng, tưởng tưởng) gợi hình ảnh: dưới nguyệt chén đồng. Còn với cha mẹ thì dùng từ xót (thương xót, xót xa), dùng các điển tích rất phù hợp )
HS đọc 8 câu cuối
C Nhận xét về tử ngữ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ?
C Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Du sử dụng khi miêu tả Thúy Kiều?
->Mỗi cảnh đều có nét riêng, đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi,. đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: Sự cô đơn, thân phận vô định)
*Hướng dẫn tổng kết
* Thảo luận 3p: C Qua đoạn thơ,em nhận thức được thêm gì về tâm hồn của Thúy Kiều và nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật của nhà thơ?
 C Đoạn trích thể hiện điều gì? 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần 2 của Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc) gồm 22 câu thơ, từ câu 1033 đến câu 1054
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc– tìm hiểu từ khó.
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Bố cục : 3 phần
2.2 Phương thức biểu đạt: kết hợp miêu tả, biểu cảm
2.3 Đại ý : Nỗi buồn, cô đơn, bẽ bàng và nỗi nhớ chàng Kim, nhớ cha mẹ của nàng Kiều 
2.4. Phân tích
a. Toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích nhìn qua con mắt và tâm trạng của Thuý Kiều
- Non xa, trăng gần
- Cát vàng cồn nọ
- Bụi hồng dặm kia
-> Từ ngữ gợi tả
® Cảnh mênh mông, bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng.
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh  chia tấm lòng
® Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm 
=> Tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều 
b. Tâm trạng của nàng Kiều trong 8 câu tiếp:
* Nhớ Kim Trọng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
® Từ ngữ chọn lọc, từ láy gợi cảm, gợi hình ảnh, ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí.
Þ Nỗi nhớ Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa.
=>Thúy Kiều là một người tình thủy chung
* Nhớ cha mẹ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh
Sân Lai cách mấy ...
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
® Thành ngữ, điển tích, điển cố, ẩn dụ, ngôn ngữ độc thoại 
=>Thể hiện rõ tâm trạng nhớ nhung cũng như băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều về bổn phận làm con
=> Người con hiếu thảo, đáng trọng 
c. Tâm trạng Thúy Kiều trong 8 câu cuối
- Buồn trông :
 + Cửa bể chiều hômxa xa
 +Ngọn nước mới sa..
 +Nội cỏ rầu rầu.xanh xanh
 + gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng
® Hình ảnh chọn lọc, từ ly gợi cảm, mức độ tăng tiến; điệp ngữ, câu hỏi tu từ tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại 
Þ Bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng Thúy Kiều bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng.
3. Tổng kết
a) Nghệ thuật
- Miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình.
- Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp tu từ.
b)Nội dung : 
* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
III. Hướng dẫn tự học :
 - Học thuộc đoạn trích, ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Miêu tả trong văn bản tự sự
E.Rút kinh nghiệm:
 TUẦN 7 Ngày sọan: 09/10/2012
TIẾT 33 Ngày dạy: 11/10/2012
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Hướng dẫn bài viết số 2
A Mức độ cần đạt:
 -Hiểu được vai trò và yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 -Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc-hiểu văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1.Kiến thức.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng
 - Phát hiện và phân tích được tc dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 - Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự
 3. Thái độ
 Tích cực, tự giác vận dụng yếu tố miêu tả khi làm bài văn tự sự.
C.Phương pháp:
 Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
D Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
 3. Bài mới : 
*GV giới thiệu bài: Tự sự là một trong những phương thức chủ đạo, chính yếu mà các nhà văn thường vận dụng để phản ánh, tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày biến sự việc chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong bài văn tự sự chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự :
Gọi HS đọc đoạn trích sgk/91
* HS trao đổi thảo luận 5p các câu hỏi sau: (Phát phiếu học tập)
CĐoạn trích kể về việc gì?(Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi)
CChỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn? ( Nhân có gió bắc,quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra  hại mình;Quân Thanh chống không nổi  mà chết; Quân Tây Sơn . đại bại )
GV cho các nhóm trình bày, nhận xét, rút ra kết luận
*Thảo luận (3 ph) các câu hỏi sau:(phát phiếu học tập)
CKể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau: 
1. Vua QT cho ghép ván lại, cứ 10 người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồng Ngọc Hồi
2. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa
3. Quân của vua QT khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh
4. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại
CCác sự việc chính nêu đã đầy đủ chưa?(đầy đủ)
CEm hãy nối cácsự việc ấy thành một đoạn văn?
CChỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao? (Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì?, chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra ntn?)
CHãy so sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét: Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động? (Nhờ yếu tố miêu tả)
Nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét
C Tóm lại em có nhận xét gì về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? 
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1/92: 
CTìm yếu tố miêu tả cảnh và tả người trong 2 đoạn trích? (Thảo luận)
C Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích?
Bài 2/92: GV hướng dẫn HS làm
Viết đoạn văn cần chú ý:
- Tả cảnh mùa xuân:
+ Buổi sáng: Cỏ non xanh tận chân trời 
 – cành lê trắng điểm một vài bông hoa
+ Buổi chiều: Tà tà bóng ngả về tây
 - Nao nao dòng nước uốn quanh 
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
- Cảnh lễ hội: Gần xa nô nức yến anh
 - Dập dìu tài tử giai nhân. giấy bay
=> HS thực hiện, sau đó cho HS đứng dậy trình bày bài của mình
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: 
 Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
 - Viết bài TLV số 2 là văn Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Chọn và phân tích một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
- Ôn tập phần văn tự sự có sự kết hợp của yếu tố miêu tả chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 ( Tham khảo các đề mẫu trong sgk)
I.Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự :
1. Phân tích ví dụ: Đoạn trích sgk/91
a.Ví dụ a) Các yếu tố miêu tả:
+ Nhân có gió . hại mình
+ Quân Thanh chống  mà chết
+ Quân Tây Sơn .. đại bại
b.Ví dụ b.
Nhận xét: 
- Nếu chỉ kể lại sự việc nêu trên thì câu chuyện không sinh động vì:
 + Chỉ đơn giản kể lại các sự việc tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì?, chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào .
 + Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy sự việc diễn ra sinh động, hấp dẫn.
2. Ghi nhớ : sgk/92
II. Luyện tập
Bài 1/92
a. Tả người:
 Vân xem trang trọng khác vời
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
b. Tả cảnh:
+ Cỏ non xanh .. bông hoa
+ Tà tà bóng ngả về tây
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
* Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm 
Bài 2/92: 
Viết đoạn văn cần chú ý:
- Tả cảnh mùa xuân:
+ Buổi sáng: Cỏ non xanh tận chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa
+ Buổi chiều: Tà tà bóng ngả về tây
 - Nao nao dòng nước uốn quanh 
- Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
- Cảnh lễ hội: Gần xa nô nức yến anh
 - Dập dìu tài tử giai nhân. giấy bay
III.Hướng dẫn tự học:
- Học bài, làm bài tập vào vở.
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga.
- Chọn và phân tích một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
- Ôn tập phần văn tự sự có sự kết hợp của yếu tố miêu tả chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 ( Tham khảo các đề mẫu trong sgk)
E.Rút kinh nghiệm:
TUẦN 7 Ngày soạn : 08/10/2012
TIẾT 34, 35	 Ngày dạy: 11/10/2012
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Truyện Lục Vân Tiên )
- Nguyễn Đình Chiểu - 
A. Mức độ cần đạt 
 - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1.Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Những hiểu biế bước đầu về nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ gữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ.
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
 - Cảm nhận đuợc vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
 3.Thái độ:
 - Trân trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
 - Có tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn, ghét cái xấu, cái ác trong xã hội.
C. Phương pháp :
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
D Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
 2. Bài cũ : CĐọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Nhận xét về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích?
 3.Bài mới :
 Giới thiệu bài :Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân Nam Bộ. Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời, để tìm hiểu kĩ hơn nội dung văn bản chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1 :Hướng dẫn giới thiệu chung
CHãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? (sống vào giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858). Quê mẹ ở Gia Định, quê bố ở Thừa Thiên Huế)
+ Về cuộc đời?
+ Sự cống hiến cho đời?
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm?
* GV khái quát : Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói về nghị lực sống để cống hiến cho đời, về lòng yêu nước và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông là một thầy thuốc không tiếc sức mình để cứu nhân độ thế, ông là một thầy giáo danh tiếng khắp các tỉnh Nam bộ, ông là một nhà thơ để lại cho đời bao trang thơ bất hủ như: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Lục Vân Tiên
C Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa ntn? (Kết cấu Truyện Lục Vân Tiên theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính)
C Truyện Lục Vân Tiên được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là gì? (truyền dạy đạo lý làm người :
Hỡi ai lặng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình. )
CĐạo lý làm người ở Truyện Lục Vân Tiên được nhắc tới đó là những điểm nào?
Hoạt động 2 :Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản:
C Tóm tắt văn bản?
C Nêu vị trí của đoạn trích? (nằm phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên. Trên đường về nhà thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô ứng thí, Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, cướp bóc dân chúng)
- Gv hướng dẫn HS cách đọc.
C Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?
C Văn bản được biểu đạt theo phương thức nào?
*TIẾT 2
* Hướng dẫn phân tích:
CĐọc đoạn trích em cảm nhận LVT là một con người ntn?
* Thảo luận 5 p: GV phát phiếu học tập cho HS với các câu hỏi bên dưới:
1.CHãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
2.C Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả tập trung trong những câu thơ nào?
3.CCách miêu tả như thế gợi cho em hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian? Qua đó ta thấy LVT có những phẩm chất gì?
* GV: Truyện LVT miêu tả nhân vật ít chú ý đến diễn biến nội tâm mà thường đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách
HS đọc lại đoạn sau trận đánh, những lời nói của LVT với KNN
C Qua lời nói của chàng với KNN, em thấy chàng có những phẩm chất tốt đẹp nào? 
C Tìm những câu văn nói lên những phẩm chất ấy?
* Thảo luận 3p: Thông qua hình ảnh LVT, NĐC đã gửi gắm điều gì với chúng ta?
C KNN đã nói gì với LVT ? 
C Qua lời giãi bày của nàng với Vân Tiên, em thấy KNN là người ntn?
CTheo em nhân vật KNN trong đoạn trích này được miêu tả theo hình thức nào?
C Ngôn ngữ của tác giả ra sao?
C Thông qua hình ảnh KNN, NĐC muốn giáo dục đạo lý làm người của chúng ta ntn nữa?
*Hướng dẫn tổng kết
CGV khái quát giá trị nghệ thuật nội dung của đoạn trích ?
CNêu lên ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả (1822-1888)
+ Cuộc đời gặp nhiều trắc trở gian truân:
- Năm 11 tuổi phải xa cha mẹ, ra Huế ăn học, 18 tuổi về lại Gia Định, 21 tuổi thi đỗ tú tài
- Chưa kịp dự thi thì mẹ mất, ông phải bỏ thi về Gia Định chịu tang mẹ, bị ốm và bị mù mắt. Gia đình Võ Công hứa gả con gái thấy thế liền bội hôn
- Bốc thuốc chữa bệnh, làm nghề dạy học
- TDP đánh chiếm Nam bộ, ông sáng tác thơ ca khích lệ cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ
- Khi Nam bộ rơi vào tay TDP ông về sống tại Ba Tri, tiếp tục bốc thuốc chữa bệnh, sáng tác thơ. TDP mua chuộc ông nhưng ông khước từ
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nơm lm theo thể thơ lục bt
- Mục đích: Viết ra nhằm truyền dạy đạo lý làm người.Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người,đề cao tinh thần nghĩa hiệp,thể hiện khát vọng của nhân dân về cái thiện thắng cái ác,chính nghĩa thắng gian tà.
* Tóm tắt 
sgk/113
3. Đoạn trích :
Vị trí : Nằm phần đầu tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
2.1 Bố cục: 2 phần
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
2.3. Phân tích
a. Nhân vật Lục Vân Tiên
* Lục Vân Tiên đánh cướp
- Bẻ cây làm gậy,xông vơ
- Tả đột hữu xông 
- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
=> Anh hùng có tài năng,có tấm lòng vị nghĩa
* Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
=> Đứng đắn, giữ gìn lễ giáo, phép tắc
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
=> Con người chính trực, trọng nghĩa khinh tài
b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
-> Thuỳ mị, nết na, có học thức
3. Tổng kết
a) Nghệ thuật 
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
 b) Nội dung :
 * Ý nghĩa của văn bản : Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
III.Hướng dẫn tự học 
- Đọc thuộc lòng văn bản và ghi nhớ.
- Nắm vững nội dung phân tích.
- Chuẩn bị tiết sau viết bài tốt
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 07.doc