Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 17 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 17 năm 2012

VĂN BẢN: CỐ HƯƠNG

 (Lỗ Tấn)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

-Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

-Những sáng tác nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Kỹ năng:

-Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

-Vận dụng kiến thức về thể loạivà sự kết hợp các phương thưc biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

-Kể và tóm tắt được truyện.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết thông cảm với những con người nghèo khổ. Có thái độ lên án, tố cáo XHPK, phê phán những quan niệm cổ hủ của chế độ cũ.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 17 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy D1: / /2011
 D2: / /2011 Tuần 17 - Tiết 81 
Văn bản: Cố hương
 (Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
-Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
-Những sáng tác nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng: 
-Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
-Vận dụng kiến thức về thể loạivà sự kết hợp các phương thưc biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
-Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết thông cảm với những con người nghèo khổ. Có thái độ lên án, tố cáo XHPK, phê phán những quan niệm cổ hủ của chế độ cũ.
B. Chuẩn bị 
 Thầy: Nghiên cứu SGK + Soạn giáo án 
 Trò: Học soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu, tóm tắt văn bản 
C. Phương pháp:
Đọc,hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng , tổng hợp.
D.Tiến trình lên lớp
 I- ổn định tổ chức
 II- Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh yếu
 III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: PP vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn ?
GV: Bối cảnh x/hội T/quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần người T/quốc đầu TK XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn để lại nhiều công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có 2 tập: Gào thét và Bàng hoàng. 
? Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm "Cố hương".
- Cố hương là một truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập "Gào thét".
* Hoạt động 2: PPđọc, vấn đáp, thuyết trìn, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não.
 * Giáo viên hướng dẫn đọc: Đọc thong thả rõ ràng, chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh lần lượt đoc hết truyện.
? Giải thích từ: kí ức; Ngũ hành khuyết thổ; đinh ba; lưỡng quyến ....(sgk-217)
? Dựa vào các sự việc chính vừa tìm, em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Cố hương.
- Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi" trở về thăm làng cũ so với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật "tôi" rồi cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Văn bản tự sự, phương thức kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
? Câu chuyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ngôi kể ?
- Tôi, Nhuận Thổ, mẹ tôi, bố Nhuận Thổ.
- Nhân vật chính: Tôi.
? Truyển kể về những sự việc nào xoay quanh nhân vật tôi?
- Nhân vật "Tôi" trên đường trở về quê cũ.
- Nhân vật "Tôi" trong những ngày ở quê.
- Nhân vật "Tôi" trên đường rời quê.
? Em hãy xác định bố cục của truyện dựa vào những sự việc chính trên? (chỉ ra các đoạn tương ứng với nội dung trên?).
+ Từ đầu đến  tôi đang làm ăn sinh sống: Tâm trạng của"Tôi" trên đường về quê.
+ Tinh mơ sáng hôm sau  sạch trơn như quét: Tâm trạng của "Tôi" những ngày ở quê.
+ Phần còn lại: Tâm trạng của "Tôi" khi rời quê.
 ? Truyện có tên là "Cố hương"? Em hiểu gì về nhan đề của câu chuyện này?
- Cố hương là quê hương cũ, làng quê cũ, nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của một người.
? Nhan đề của truyện gợi cho em liên tưởng đến tình cảm quen thuộc nào của người đọc?
- Tình cảm quê hương làng xóm, gia đình. 
* Học sinh đọc thầm đoạn đầu văn bản.
? Cảnh làng trong con mắt người trở về sau 20 mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào? (thời gian, không gian như thế nào).
- Đang độ giữa đông, xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm, tiêu điều hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. 
? Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hướng?
- Cảnh tàn tạ, nghèo khổ.
? Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người về?
- Học sinh đọc diễn cảm "A, đấy có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?"
đ Câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc.
? Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng vọng nội tâm này?
- Ngạc nhiên, chua xót trước sự thay đổi của quê hương.
? Từ đó, tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ?
- Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình. (gắn bó với quê hương).
? Chuyến về quê của nhân vật tôi có gì đặc biệt?
- ý định là để từ giã nó lần cuối cùng, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách đ Trường từ vựng (Từ giã, vĩnh biệt; thân yêu, yêu dấu).
? Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương?
- Cuộc sống nơi quê nghèo khó khiến gia đình phải rời làng đi nơi khác tìm cách sinh sống.
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện ở phần này?
- Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong một đoạn văn ngắn vừa tác hiện được hình ảnh làng quê, vừa bộc lộ xúc động của lòng người.
? Qua đó, hình ảnh cố hương đã hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng của người về thăm quê? 
 - Tiêu điều, xơ xác và đáng thương, đáng thất vọng nỗi buồn trĩu nặng trong lòng người trở về.
I.Tìm hiểu chung.
1- Tác giả: 
-Lỗ Tấn(1881-1936)
-Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng
2- Tác phẩm: 
Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc:
-Giải thích từ khó:( sgk- 217)
-Tóm tắt:
2. Kết cấu, bố cục:
- Kiểu loại: Truyện ngắn.
-Phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Người kể chuyện xưng"tôi" là nhân vật chính của truyện.
- Bố cục: 3 phần
- Cố hương là quê hương cũ, làng quê cũ, nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của một người.
- Tên truyện liên tưởng đến tình cảm quê hương làng xóm, gia đình. 
3. Phân tích văn bản: 
a/ Nhân vật "tôi" trên đường trở về thăm quê cũ:
- H/ả quê hương sau 20 năm năm xa cách hiện lên thật tàn tạ, xơ xác, tiêu điều và nghèo khổ. Cảnh tượng đó làm "Tôi" ngạc nhiên, chua xót
IV. Củng cố: Khái quát lại các kiến thức về ngôi kể, các sự việc chính trong câu chuyện. 
 V. Hướng dẫn về nhà: Về nhà tiếp tục đọc lại văn bản, tóm tắt văn bản, tìm hiểu nhân vật "Tôi" qua các sự việc đã tìm. 
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy D1: / /2011
 D2: / /2011 Tiết 82
Văn bản: Cố hương ( tiếp)
 (Lỗ Tấn)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
-Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
-Những sáng tác nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng: 
-Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
-Vận dụng kiến thức về thể loạivà sự kết hợp các phương thưc biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
-Kể và tóm tắt được truyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết thông cảm với những con người nghèo khổ. Có thái độ lên án, tố cáo XHPK, phê phán những quan niệm cổ hủ của chế độ cũ.
B. Chuẩn bị 
 Thầy: Nghiên cứu SGK + Soạn giáo án 
 Trò: Học soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu, tóm tắt văn bản 
C. Phương pháp:
Đọc,hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng , tổng hợp.
D.Tiến trình lên lớp
 I- ổn định tổ chức
 II- Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh yếu
 III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: PPđọc, vấn đáp, thuyết trìn, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não.
? Những ngày ở quê hương, nhân vật "Tôi" đã gặp nhiều người quen cũ trong đó cuộc gặp gỡ với nhân vật nào được kể nhiều nhất?
- Nhuận Thổ và chị Hai Dương.
? Mối quan hệ của nhân vật "Tôi" với Nhuận Thổ được kể trong thời điểm nào?
- Nhuận Thổ thời quá khứ.
- Nhuận Thổ thời hiện tại.
? Trong kí ức "Tôi" Nhuận Thổ thời xa xưa gắn với hình ảnh nào?
- Học sinh tìm " Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ chạy mất"
+ Vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm
+ Sự việc Nhuận Thổ đâm con tra.
? Tại sao Nhân vật "Tôi" gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
- Đó là cảnh tượng tràn đầy sức sống đ kí ức hiện về thật đẹp đẽ.
- Đó là cảnh tượng sáng sủa - dấu hiện của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ.
? Khi đó, con người Nhuận Thổ hiện lên nơi những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết?
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đỗi mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.
- Biết bẫy chim sẻ thì tài lắm ; biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.
? Chi tiết "Tôi" khóc và Nhuận Thổ cũng khóc khi chia tay đã nói gì về tình bạn khi xưa của hai người?
- Tình bạn gắn bó, thân thhiện và bình đẳng.
? Từ đó, hình ảnh một người bạn như thế nào hiện lên trong tâm trí "tôi"?
-Khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
? Sau hai mươi năm xa cách hình ảnh Nhuận Thổ được khắc hoạ qua chi tiết nào về bộ dạng, lời nói, tính nết?
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đã đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên ; đội chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm  bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
- Lấy một dáng điệu cung kính chào rất rành mạch "Bẩm ông!"
- Lại xin tất cả các đống tro, chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem tiền đến chở.
? Thành công của tác giả khi xây dựng hình ảnh Nhuận Thổ là gì?
- Nghệ thuật so sánh, tương phản giữa quá khứ và hiện tại
? Từ đó, em cảm nhận gì về hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại? 
- ở Nhuận Thổ đã có sự đổi thay khá lớn, không có nhanh nhẹn, không còn tháo vát chủ động như trước kia nữa (Tham lam và tự ti).
- Đó người già nua, tiều tuỵ và hèn kém, nhút nhát 
? Theo em, chiều hướng đổi thay của Nhuận Thổ như thế nào ? Đổi thay nhiều nhất ở phương diện nào?
- Tất cả sự thay đổi toàn diện ở một con người theo chiều hướng xấu. Kì lạ nhất là thay đổi tính nết: Nhuận Thổ giờ đây tự ti và tham lam.
? Em suy nghĩ gì về lời than thở của "tôi "dành cho Nhuận Thổ "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi"?
- Sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức 
* Kể tóm tắt cuộc gặp gỡ của "tôi" với chị Hai Dương.
? Trong kí ức ...  hương nhân vật tôi đã mong ước điều gì?
- Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau, không phải vất vả chạy vạy như tôi, không phải không khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ.
- Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống 
? Em hiểu gì về mong ước của nhân vật "tôi" về cuộc đời mới?
- Cuộc đời mới nơi có làng quê tươi đẹp.
- Con người tử tế, thân thiện.
? Qua đó em hiểu gì về suy nghĩ của tác giả?
- Lỗ Tấn đã dành tình thương, niềm hi vọng, niềm tin vào thế hệ trẻ. Niềm tin và hi vọng được đặt vào cháu Hoàng và Thuỷ Sinh đ tác giả nâng niu trân trọng.
? Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng thế nào?
- Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm treo lơ lửng một vầng trăng vàng thắm.
? Qua đó em thấy ước mong nào của nhân vật tôi được bộc lộ?
- Ước mong yên bình, ấm no cho làng quê.
? ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": "Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi" Em hiểu ý nghĩ này như thế nào?
- Cũng như con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.
? Vì sao khi mong mỏi và hi vọng cuộc đời mới cho cố hương, nhân vật "tôi" lại nghĩ đến con đường đi mãi thì thành?
? Những phương thức biểu đạt nổi bật nào đã sử dụng trong phần cuối văn bản này?
- Biểu cảm và nghị luận
? Từ đó, nhân vật "tôi" đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào với cố hương?
- Học sinh thảo luận và nêu ý kiến:
HS1	+ Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng.	
HS3	+ Đó là biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.	
 + Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức, nghèo hèn cho dân làng.	
 + Tin vào cuộc đổi đời của quê hương	
 + Đó là biểu hiện của tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.
* Giáo viên bình: Đọc "Cố hương" ta cảm nhận quê hương thật sâu nặng, tha thiết. Quê hương nghĩa nặng, tình sâu có nỗi buồn xót xa có cảm giác bồi hồi và niềm tin mạnh mẽ có lẽ là dư âm mãi đọng trong lòng người đọc. Cám ơn một cây bút tài ba đã để một trang văn nhắc nhở về những điều ai cũng tưởng rất quen, rất cũ mà không bao giờ.
* Hoạt động 3: PP vấn đáp, tổng hợp. KT động não. 
? Nêu những nét đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* Hs: Đọc ghi nhớ SGK 
Gv: Tổ chức hường dẫn Hs làm bài tập.
* Hoạt động IV: Luyện Tập.
Cảm nhận của em về H/ả con đường phần cuối văn bản. 
Bài tập: Cảm nhận của em về H/ả con đường cuối văn bản.
(HS viết bài- đọc- nhận xét)
b- Những ngày "Tôi" ở cố hương.
* Nhân vật Nhuận Thổ trong kí ức:
- Trong ký ức của "Tôi" Nhuận Thổ là một cậu bé khôi ngô, khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
* Nhuận Thổ sau 20 năm gặp lại:
- Sau 20 năm Nhuận Thổ đã có sự đổi thay khá lớn, không có nhanh nhẹn, không còn tháo vát chủ động như trước kia nữa. Anh trở lên già nua, tiều tụy, hèn kém và nhút nhát.
 - Tất cả sự thay đổi toàn diện ở một con người theo chiều hướng xấu. Kì lạ nhất là thay đổi tính nết: Nhuận Thổ giờ đây tự ti và tham lam.
 - Sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức 
* Nhân vật chị Hai Dương:
- Thay đổi toàn diện, cả hình dạng lẫn tính tình.
- Chị xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của làng quê.
b/ Nhân vật "Tôi" khi rời cố hương:
- Tác giả mong muốn một cuộc đời mới nơi có làng quê tươi đẹp hơn. Con người tử tế, thân thiện.
- Lỗ Tấn đã dành tình thương, niềm hi vọng, niềm tin vào thế hệ trẻ. 
- Ước mong yên bình, ấm no cho làng quê.
- Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo , áp bức.
- Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no, hạnh phúc cho quê hương.
4. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
-Kết hợp nhuần nhuyễn các p/ thức: tự sự, m/tả, b/cảm; nghị luận. 
-Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng	 
b. Nội dung.
-Cố hương là nhận thức hiện tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước T/Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
c. Ghi nhớ: (SGK-219)
III. Luyện tập 
IV. Củng cố: Sự thay đổi của con người qua cái nhìn của nhân vật "Tôi", Thái độ của tác giả trước sự thay đổi đó.
V. Hướng dẫn về nhà: 
-Chuẩn bị các bài ôn tập để kiểm tra Học kì I cho tốt.
-Trả bài TLV số 3; bài kiểm tra văn.
-Ôn tập làm văn ( tiếp)
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------
 Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy D1: / /2011
 D2: / /2011 Tiết 83
Trả bài tập làm văn số 3
bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh biét được những ưu điểm, hạn chế khi tạo lập văn bản tự sự. Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự. Việc vân dụng ngôi kể và các hình thức đối thoại ... và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản tự sự, kỹ năng diễn đạt, trình bày...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sửa sai.
B. Chuẩn bị: Thầy: Chấm trả bài cho học sinh
 Trò: Xem lại bài viết
C.Phương pháp:
 Vấn đáp, tổng hợp, đánh giá; sửa chữa lỗi sai .
D. Tiến trình lên lớp
 I- ổn định tổ chức	
 II- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên trả bài cho học sinh và yêu cầu học sinh xem phần nhận xét. 
 III- Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Đọc đề bài.
- Gv Hướng dẫn học sinh đọc đề bài.
? Nêu các bước tìm hiểu đề. 
Tìm hiểu : 	
- Thể loại : Tự sự
- Yêu cầu: Tưởng tượng cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính.
? Nêu các bước dàn ý. 
(HS bộc lộ)
-GV Nhận xét
* GV đọc lại đề - đáp án ( đã có giáo án tiết 76)
-HS nhs lại nội dung bài làm của mình
-Đối chiếu đáp án.
A. Trả bài tập làm văn số 3:
 I.Đề bài: 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
I. Tìm hiểu đề: 	
- Thể loại : Tự sự
II. Dàn ý 
 1. Mở bài 
- Giới thiệu nhân vật: em và người lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài 
* Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào?
- Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động.
- Nội dung cuộc trò chuyện: 
+ Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận? Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao những chiếc xe không kính?
+ Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái chiếc xe không kính đ giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng, nghịch ngợm  kể về ước mơ của người lính
+ Nghe kể, em xúc động như thế nào? (Suy nghĩ độc thoại nội tâm)
+ Bình luận về tinh thần quả cảm của người lính.
3. Kết luận 
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
II. Nhận xét chung:
- Ưu điểm: 
+ Nắm được đặc trưng của kiểu bài. 
+ Phần lớn vận dụng linh hoạt các hình thức đối thoại ... độc thoại nội tâm, các yểu tố bổ trợ như miêu tả, nghị luận...
+ Tạo tình huống đa dạng hay, diễn đạt lưu loát.
- Hạn chế: 
+ Còn sai chính tả
+ Một số bài yếu tố miêu tả mờ nhạt, trình tự kể và tả chưa hợp lý.
+ Một số chưa làm nổi bật được những phẩm chất của người chiến sĩ lái xe.
B/ Trả bài kiểm tra văn:
1. Ưu điểm:
-Phần trắc nghiệm: HS làm bài tốt.
-Phần tự luận:
+ Trình bày được ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
+ Cảm nhận được đoạn thơ. diễn đạt tương đối tốt.
 2.Hạn chế:
- Còn mắc lỗi diễn dạt, dùng từ.
III. chữa lỗi cụ thể:
Tên HS
Lỗi sai
Ng/ nhân
chữa
 9D1
Thư:
Oanh,Thuỷ Ngọc,
Long,
9D2
Hường
Giang
V.Trang
M.Đức
T.Anh
P.Hiếu
H.Hải,
Đ.hiếu
9D1
Thắng
Duyên
9D2
H.Nhung
Sang
Chính tả: 
-xan đường, chúng bom, chanh thủ, miền nam, bếp hoàng cầm.
- trò truyện
- trò truyện, gian nao
-trạm lên vai
-câu truyện
-tưởng trừng
-trừng 70 tuổi, vận truyển, đánh niều, dõ dàng, nói truyện, trả nời, nói song,
-nên đường
-chò truyện
Diễn đạt câu văn:
-Thế mới biết tuy đã có một lí tưởng cao đẹp thì con người ta có thể sẵn sàng xả thân vì lí tưởng đó.
- Điệp từ "không" được nhắc lại nhiều lần với giọng thơ " tưng hửng" mục đích để làm nổi bật những chiếc xe không kính. Thì giọng điệu câu thơ lập tức thay đổi, từ" tưng hửng" sang lối nói nghiêm trang, đững đạc.
-Sau khi tôi và anh nói xong câu chuyện về những khó khă gian khổ mà các anh đã gặp phải trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. 
- "Không có kính, rồi xe không có đèn....trái tim"
Đoạn văn trên được kết hợp giữa mặt đối mặt, giữa vật chất và tinh thần.
-p/âm ngọng, không viết hoa tên riêng
-p/âm ngọng 
 -p/âm ngọng 
-dùng cặp từ: "tuy.. nhưng" sai
-dùng từ " tưng hửng" (chưng hửng) không đúng văn cảnh
- từ sai: "đững đạc"( không có trong từ điển)
-Câu thiếu nòng cốt .
-cụm từ : mặt đối mặt" không đúng văn cảnh.
- từ "Đoạn văn":-> sai thể loại
-san đường, trúng bom, tranh thủ, miền Nam, Hoàng Cầm
-trò chuyện
- trò chuyện, gian lao
-chạm lên vai
-câu chuyện
-tưởng chừng
-trừng , chuyển, liều, rõ ràng, nói chuyện, trả lời, nói xong,
-lên đường
-chò chuyện
-bỏ từ : "tuy đã" thay bằng cụm từ : " khi người ta".
-thay bằng cụm từ: "ngôn ngữ thơ hiện thực"
-bỏ câu sau.
-thay từ: "đững đạc" bằng từ:" đĩnh đạc"
- bố sung thêm CN và VN.
- Đoạn thơ làm nôie bật tính chất hiện thực nghiệt ngã, đối lập giữa phương tiện vật chất với tinh thần.
-thay từ:" đoạn văn" 
-> " đoạn thơ"
IV.Đọc bài viết tốt: 
V.Trả bài, gọi điểm - Kết quả:
lớp
sĩ số
0 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
> TB
Ghi chú
9D1
24
0
0
1 
17 
6 
24 =100%
T.L.văn
9D1
24
0
0
0
19
5
24 =100%
Văn
9D2
44
0
0
5 
38 
1 
44 =100%
T.L.văn
9D2
44
0
0
11 
 28 
5 
44 =100%
Văn
IV. Củng cố: Kiến thức đã học, kĩ năng làm bài kiểm tra
V. Hướng dẫn tự học: Tiếp tục ôn tập văn bản tự sự, chuẩn bị nội dung bài ôn tập tập làm văn.
R. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy : 19/12/2011 Tiết 84,85
Kiểm tra tổng hợp học kì I.
( Đề và đáp án biểu điểm do BGH trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAn 9(23).doc