Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh hưởng, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

· Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đọan văn; nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết.

· Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một số việc, hiện tượng đời sống).

Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tiết 111,112: Con cò
Tiết 113,114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Tiếy115: Trả bài Tập làm văn số 5
Tuần 23 
 BÀI 22 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh hưởng, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đọan văn; nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết.
Thấy được ưu điểm, nhược điểm và biết cách sửa lỗi trong bài tập làm văn số 5 ( nghị luận về một số việc, hiện tượng đời sống).
Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
CON CÒ
Tiết 111+112: 
 Chế Lan Viên 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: SGK – sách tham khảo, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, giấy trong, bút dạ.
* Học sinh: Soạn bài mới:con cò.	
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Qua văn bản “có sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”, em hãy cho biết trong bài NLVH, ta có thể vận dụng hiệu quả phương thức lập luận nào?
-Theo em, thơ ngụ ngôn La Phông-ten có đặc trưng gì?
3.Giới thiệu bài mới:
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Biết bao người mẹ đã gửi tình yêu thương của mình qua từng lời ru ngọt ngào, có lẽ nhà thơ Chế Lan Viên đã từng xúc động khi lắng nghe những lời ru thấm đượm tình mẹ ấy, để rồi ông đã gửi gắm những rung cảm của mình qua bài con cò.
Họat động của thầy
Họat động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Đọc –tìm hiểu chú thích.
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
GV cho hs đọc chú thích về tác giả trong SGK. GV giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ ( GV có thể đưa chân dung tác giả) tên tác phẩm tiêu biểu là Điêu tàn, nêu xuất xứ tác phẩm trích trong tập “Hoa ngày thường ”.
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục.
Lưu ý cách đọc câu thơ có nhịp ngắn, dài không đều, các câu điệp cấu trúc gần với điệu hát ru.
GV đọc mẫu phần 1, gọi hs đọc.
GV hỏi thể thơ trong bài thơ? ( tự do)
-3 phần của bài có nội dung gì ? 
( Bao trùm toàn bài thơ là hình tượng nào? Mỗi đoạn hình tượng ấy diễn tả như thế nào?) 
Hoạt động 2: hướng dẫn hs đọc- tìm hiểu văn bản.
Tìm hiểu phần 1 
-Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến hình ảnh Cò ở những bài ca dao từng được làm hàt ru nào?
Thảo luận: Ở mỗi bài hát ru ấy em cảm nhận được điều gì về thân phận con Cò? 
GV gợi ý: 
Em bắt gặp hình tượng con cò như thế nào trong những bài ca dao ?
-Hình tượng con cò bay lả bay la gợi liên tưởng đến điều gì?
-Cò đi ăn đêm diễn tả đời sống như thế nào?
GV nhận xét – sơ kết ý
-Em cảm nhận được điều gì về cách đón nhận của em bé non nớt đối với hình tượng cò từ những lời ru ? ( em bé đã hiểu ý nghĩa của hình tượng con cò chưa? Những câu thơ nào nêu rõ ? Cò trong lời ru đến với em có nghĩa gì? ) 
[ Từ việc cảm nhận của em bé trong lời ru về hình con cò, em thấy cách đón nhận điệu hồn dân tộc của mỗi con người như thế nào?
( GV có thể bình ý này: Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức, đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào dịu dàng của lời ru [ cảm nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Đây cũng là bước khởi đầu để bời dưỡng tâm hồn con người, hòa với điệu hồn dân tộc, nhân dân.) 
Hoạt động 3:
Hướng dẫn phân tích phần 2
-Hình tượng con cò trong đoạn 2 gắn bó với mỗi con người ở những chặng nào? Ý nghĩa của hình ảnh cò trong mỗi hình ảnh ấy thể hiện như thế nào?
-Hình tượng cò khi con ở trong nôi gợi cho em liên tưởng đến ai? Người đó quan trọng với em như thế nào? 
-Khi em đi học, cò xuất hiện gần gũi với em như thế nào? 
-Khi con khôn lớn con muốn làm gì? Em hiểu vì sao người con có mơ ước thành thi sĩ?
Cò lại xuất hiện trong đời con như thế nào?
Thảo luận: theo em, đằng sau hình ảnh của cò, nhà thơ con muốn ca ngợi ai?
Hoạt động 4
Hướng dẫn phân tích phần cuối
-4 câu thơ đầu đoạn gợi em suy nghĩ gì về tấm lòng người mẹ?
Hai câu thơ 
 “Con dù lớn 
 Đi hết đời.theo con ”
Đã khái quát một quy luật của tình cảm, đó là quy luật gì?
-Những câu ca dao tục ngữ nào nói về điều đó?
( Nước mắt chảy xuôi)
Gv bình thấy được những suy tưởng triết lý trong thơ Chế Lan Viên).
-Nhận xét gì về giọng điệu đoạn cuối : à ơi
 Hoạt động 5 
Hướng dẫn tổng kết
-Hãy khái quát những nét nghệ thuật chính của bài thơ?
-Hình tượng cò từ những lời ru và bái thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời ru trong đời sống con người ?
Hoạt động 6 
Hướng dẫn luyện tập –củng cố –dặn dò.
-GV nêu câu hỏi 1/48 
Chỉ ra cách khai thác lời ru ở 2 bài thơ “Khúc hát ru” và “Con cò”? 
-Viết một đoạn văn nêu suy ngĩ về người mẹ – bóng mát của cuộc đời con.
Chuẩn bị : Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
HS đọc chú thích SGK trang 47
HS đọc diễn cảm theo bố cục.
HS trả lời
HS đọc lại đoạn 1 
Hs hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trả lời.
- Con cò bay la [ cò nhọc nhằn trong nhịp sống thong thả, bình yên.
-con cò đi ăn đêm [ cò lặn lội kiềm sống.
[ tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ.
HS trả lời
HS đọc đoạn 3 
HS trả lời
HS hoạt động nhóm
Hs đọc đoạn cuối 
Lòng mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con 
Giọng thơ: êm ái mượt mà.
Nhịp đa dạng [ diễn tả linh hoạt cảm xúc 
Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru.
Học sinh đọc ghi nhớ
I Đọc –tìm hiểu chú thích
1- Tác giả : SGK trang 47
Phong cách suy tưởng triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
2- Thể loại : 
.Thơ tự do.
. Câu dài, ngắn.
. Điệp cấu trúc câu.
.Nhịp thơ thay đổi-gần với lời ru.
-Hình tượng con cò xuyên suốt bài thơ đó là nghệ thuật ẩn dụ, gợi nhiều liên tưởng.
3- Bố cục : 3 phần 
.Con cò – lời ru.
.Con cò –cuộc đời.
.Con cò – Lòng mẹ.
II Đọc – tìm hiểu văn bản 
1.Còn cò- lời ru 
 Con còn bế trên tay
 Con chưa biết con cò
 Nhưng trong lời mẹ hát
 Có cánh cò đang bay
[ Điệp từ, nhịp thơ ngắn.
+ Lời ru của mẹ đã mang cánh cò đến giấc ngủ của con.
 bay lả bay la
 cổng phủ Đồng Đăng
Con cò ăn đêm.
 gặp cành mềm sợ xáo măng .
Lời ru của mẹ đầy ắp những cánh cò.
-Ngủ yên! Ngủ yên !Ngủ yên!
-Con chưa biết : con cò, com vạc, những cành mềm.
[ Em bé đón nhận cò trong lời ru thật mơ mộng ( êm ái vô tư như tuổi thơ em ).
Hình ảnh con cò trong lời ru đi vào lòng em bé một cách vô thức [ bước đầu nuôi dưỡng tâm hồn con người.
2. Con cò – Cuộc đời
a. Khi còn trong nôi
-Cò vào trong tổ
-Hai đứa đắp chung đôi.
-Con ngủ [ cò cùng ngủ.
[Cò hóa thân trong người mẹ chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ .
b. Khi đi học.
-Con theo cò đi học.
-cò chắp cánh những ước mơ cho con.
[ Cò là hình tượng người mẹ quan tâm chăm sóc, nâng bước cho con.
c. Khi con khôn lớn
-Con làm thi sĩ bởi tâm hồn con được chắp cánh bao ước mơ, con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ cho con.
[ Cò là hiện thân của Mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đời con.
3. Con cò – Lòng mẹ
Hình ảnh Cò gợi suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của Mẹ và lời ru.
-cò là biểu tượng người mẹ ở bên con suốt đời “Dù ở gần con ” Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm có ý nghĩa bến vững, rộng lớn và sâu sắc: Lòng mẹ luôn bên con làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con .
[ Giọng điệu đoạn cuối đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con Cò trong những lời ru.
III Ghi nhớ
SGK trang 48 
IV Luyện tập 
Cách khai thác lời ru.
-Bài khúc hát ru 
tác giả vừa trò chuyện với em bé, vừa nói về ước mơ của mẹ qua lời ru.
-Bài “con cò” gợi lại điậu hát ru[ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru .
@?@?@?@?&@?@?@?@?
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
Tiết 113+114: 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên: SGK – sách tham khảo, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, giấy trong, bút dạ.
* Học sinh: Soạn bài mới: cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Học kỹ bài cũ: “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.”-Tìm hiểu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”-Câu nói về tinh thần tự học.	
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì? 
 -Em cho biết yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức.
1/ Tìm hiểu đề bài nghị luận 
. GV chiếu 10 đề lên bảng và gọi hs đọc lại.
. GV gọi hs trả lời câu hỏi:
-Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống đó?
.GV gọi 1 hs đại diện nhóm trả lời ( 1,2 nhóm )
.Gv ghi bảng, hs chép vào vở.
.GV chốt và đề nghị mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự?
.Gv cho thêm một số đề bài về tư tưởng, đạo lí.
2/ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
.Để làm một bài nghị luận thông thường, em phải tiến hành theo những bước nào?
-GV hướng dẫn các bước: Làm theo đúng trình tự.
* GV cho hs đọc đề: Tìm hiểu đề
-Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
-Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? 
-Vấn đề đặt ra trong đề bài thuộc phạm vi nào trong cuộc sống?
GV chốt lại và hỏi : Vậy công việc tìm hiểu đề là gì?
Cho HS ghi bài
GV đặt câu hỏi tìm ý:
-Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”?
-Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
-Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
-Những câu hỏi và phần trả lời trên giúp cho ta điều gì khi làm ... ọc cả lớp lắng nghe
( SGK trang 52)
Nhóm 1: Các đề đều bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo lí, lối sống.
Nhóm 2: nhất trí.
Các đề bài đều khuyên con người sống phải tự tin, biết ơn , biết nhường nhịn, khiêm tốn, kiên trì, biết ơn cha mẹ thầy cô.
Nhóm 3: 
.Không thầy đố mày làm nên.
.Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nhóm 4:
.Một câu nhịn chín câu lành.
.Aên quả nhớ kẻ trồng cây.
HS ghi mục II
1 hs trả lời
" Các bước:
-Tìm hiểu đề
-Tìm ý
-Lập dàn bài
-Viết bài
-Kiểm tra và sửa chữa.
Hs lắng nghe- quan sát đề bài.
HS trả lời
-Nêu suy nghĩ về lòng biết ơn những người đã làm nên thành quả cho ta hưởng thụ.
"về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
HS ghi bài
"HS giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ 
( SGK)
.Phải biết ơn những người đã làm nên thành quả.
" Lòng biết ơn
phê phán kẻ vong ơn bội nghĩ.’
".Không nên quên tổ tiên nòi giống.
 . Không những người đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ quê hương, không quên công ơn người giúp đỡ mình dạy dỗ mình. 
 . Không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân ( gia đình )
 " Tìm ý lớn, ý nhỏ cho bài văn.
" Cần sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ.
HS ghi vào vở.
" 1 hs lên bảng trình bày dàn ý. Các bạn khác tự lám bài tập.
( HS bám sát SGK trang 52) 
.HS có thể viết thêm ý của mình.
.Tập trung ghi bài: yêu cầu dàn ý ngắn gọn, gạch đầu hàng từng ý.
4 nhóm thảo luận
"HS đọc cách “đi từ chung đến riêng” và “đi từ thực tế đến đạo lí”.
" Có 2 yêu cầu: dẫn dắt vấn đề và nêu nội dung vấn đề . Trong đó nêu nội dung vấn đề là cần thiết, quan trọng nhất.
Nhóm 1 : đọc mở bài
Nhóm 2 : đọc mở bài
"HS trao đổi, bổ sung ý.
" Chép các ý lại khi nghe GV giảng.
Tiết 2 
-Từng nhóm thảo luận và viết
-Nhóm 3 : đọc phần giải thích
-Nhóm 4 : nhận xét bổ sung
-Đọc lại đoạn giải thích
"HS có thể ghi gọn vào vở bài học.
HS thảo luận
"Nguồn là đất nước, XH và gia đình.
Hs tự suy nghĩ và trả lời.
HS có thể nêu thắc mắc với thầy.
Cho hs thảo luận , bàn bạc đưa ra ý kiến cụ thể. Mỗi nhóm đưa ra nhiều việc khác nhau.
.Biết nhớ ơn ông bà, thầy cô, cha mẹ.
.Nhớ ơn người giúp đỡ mình
"phải biết gi7ũ gìn thành quả, phát huy thành quả.
"Phê phán kẻ vô ơn, lừa thầy, phản bạn, bất hiếu.
.Kẻ lười họ, người phá hoại tài sản của đất nước.
HS trả lời
" Vấn đề đúng
".Bản thân luôn giữ gìn phẩm chất không đua đòi, chạy theo thói ăn chơi, hư hỏng, hủy hoại bản thân.
.Biết trân trọng thành quả.Kính trên nhường dưới, sống thủy chung, có tình có nghĩa.
HS đọc lại bài chiếu trên bảng.
HS viết phần ghi nhớ vào tập
1 hs đọc đề 
 HS lắng nghe và trả lời
" Tinh thần tự học
"Giải thích, chứng minh, phân tích( Bình luận).
" HS ghi dàn ý phần mở bài vào tập.
-1,2 hs trả lời câu hỏi
" Tự đào sâu nghiên cứu, tự đọc sách tham khảo để mở rộng kiến thức.
"Biết coi trọng việc luyện tập và ý thức chủ động.
HS thảo luận
" Nhóm 1 : Đánh giá mặt đúng vấn đề tự học
( câu a,b,c)
"Nhóm 2: Đưa ra những tác hại , khi thiếu tự học trong học tập.
" HS ghi nhận ý gv vừa giảng thêm để áp dụng viết bài.
HS có thể phát biểu tự do ý kiến của mình .
Hs đọc lại phần ghi nhớ.
-Nêu các bước ( chú ý dàn ý)
-Dùng phương pháp lập luận giải thích , chứng minh, phân tích, tổng hợp.
-Ý kiến của người viết có lập luận chặt chẽ.
 I Đề bài nghị luận về một vần đề tư tưởng . đạo lí.
-Bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lí, cuộc sống con người.
-Các đề tương tự:
 “Không thầy đố mày làm nên”
“Aên quả nhớ kẻ trồng cây”
II Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1-Tìm hiểu đề
-Xác định nội dung và tính chất của đề bài yêu cầu.
2-Tìm ý:
-Dựa vào nội dung đặt thành câu hỏi và trả lời các câu hỏi để tìm ý chính, ý phụ cho bài văn.
-Các ý phải sắp xếp mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
3 Lập dàn bài: 
a) Mở bài :Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng của nó.
b) Thân bài:
-Giải thích nội dung câu tục ngữ ( giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng)
-Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
. Khẳng định vấn đề đúng.
.Phê phán hiện tượng sai trái đối với câu tục ngữ.
c) Kết bài: 
-Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. 
4- Viết bài:
a) Mở bài: 
-Tục ngữ là túi khôn nhân loại. Tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam.
-“Uống nước nhớ nguồn” là câu tục ngữ nhắc nhở mọi người nên biết ơn, trân trọng, gìn giữnhững ai đã làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ.
b) Thân bài:
* Giải thích nội dung:
-Câu tục ngữ được trình bàyngắn gọn mà ý nghĩa thật sâu sắc.
- “Uống nước” tượng trưng người hưởng thụ thành quả.
-Nguồn : nguồn gốc. Cội nguồn của tất những thành quả mà con người được hưởng.
-Nhớ nguồn: Nhắc nhở người hưởng thụ phải biết tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng.
* Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
+ Luận điểm 1:
Mọi sự vật đều có nguồn gốc.
-Luận cứ
.Công sức con người làm của cải, vật chất, tinh thần.
.Đền đài, lăng tẩm, tiếng nói, thơ ca, nhạc họa, đến vải vóc tập vở đều do công sức con người tạo ra.
.Nhớ ơn là nghĩa vụ, bổn phận.
+ Luận điểm 2
*Nhớ ơn là nét đẹp đạo lí của người Việt Nam .
- Luận cứ:
. Không quên tổ tiên, nòi giống biết bảo vệ quê hương, tổ quốc. Mồng 10-3 Giỗ tổ Hùng Vương.
.Không quên những người chiến sĩ, hi sinh; những người dạy dỗ, giúp đỡ mình (27/7 thương binh liệt sĩ, 20/11 ngày nhà giáo)
.Không quên ông bà, cha mẹ( công cha như núi Thái Sơn )
"Vấn đề đúng
* Phê phán những kẻ vô ơn:
. “Có mới nới cũ”, “Aên cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”.
+ Luận điểm 3:
Phải biết cống hiến và phát huy là “nhớ nguồn” thiết thực.
+ Luận cứ
. Học tập tốt góp phần cống hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.
.Người sống biết tri ơn, là người có nhân cách đẹp góp phần phát triển xã hội.
c) Kết bài:
.Câu tục ngữ kẳng định đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam.
.Cần sống thủy chung, có tình có nghĩa, có trước có sau.
5/ Đọc lại bài viết và sửa chữa.
.Chú ý liên kết câu, đoạn.
.Lỗi chính tả.
.Chấm phết câu.
Ghi nhớ ( SGK trang 54)
III Luyện tập:
Lập dàn bài
Giải thích rõ thế nào là tự học và cần có tinh thần tự họfc như thế nào?
Mở bài:
-Học tập là một việc làm suốt đời.
-Tự học là một vấn đề quan trọng và mới mẻ.Cần hiểu và cần có tinh thần tự học như thế nào? 
2) Thân bài:
a- Giải thích:
-Tự vận động trí tuệ ôn luyện những kiến thức đã học tập được vào thực hành.
-Tự học là học tập một cách tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo và có hiệu quả nhất.
b) Nhận xét đánh giá vấn đề
-Phương pháp tự học đa dạng, phong phú ( Học- hỏi, học –ôn)
-Tự học là phương pháp học hữu hiệu, tiên tiến nhất.
-Cần tự giác, tích cực chủ động, tự học trong học bài, làm bài, đọc sách, nghe giảng.
-Không tự học thì không có kết quả cao. Đó là cách hôc thụ động.
-Học mà không tự học cũng như học mà không hành.
 ( Dẫn lời Bác Hồ)
-Hiện nay, tự học là một vấn đề được mọi người quan tâm nên nhớ: “Bác học không phải là ngừng học”
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
c) Kết bài:
-Tự học là điều kiện tốt cho mỗi người học sinh tiến bộ.
-Mỗi người cần ý thức tự học.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
Tiết 115:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
- Giáo viên : bài chấm của hs có ghi chú những lỗi sai, bảng phụ.
-Học sinh : tập để ghi những lỗi sai.	
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
Tìm hiểu đề, tìm ý
-GV chép đề lên bảng.
-Cho hs phân tích đề, tìm ý theo câu hỏi SGK .
-Vấn đề nghị luận có được nêu trực tiếp không?
-Cần hình thành những luận điểm nào để thể hiện quan điểm về vấn đề đó? 
GV hướng dẫn hs dựa vào nội dung phần thân bài của bài văn bình luận về một vấn đề đặc điểm để tìm ra các ý.
Hoạt động 2 
Hướng dẫn lập dàn ý
Dựa trên phần ý " lập dàn ý.
GV nêu thang điểm cho từng phần.
Hoạt động 3
Nhận xét bài của hs 
-GV đưa ra những nhận xét cơ bản về nội dung bài viết và kĩ năng lập luận diễn đạt trên cơ sở đối chiếu với dàn ý chung ở cả hai mặt ưu điểm, khuyết điểm.
-Có nêu tên điển hình những bài viết tốt và những bài mắc nhiều lỗi hay còn quá sơ sài.
Họat động 4 
Trả bài và HS sửa lỗi.
GV đưa trả bài của HS
Cho các em tự sửa lỗi trong bài . Yêu cầu HS đối chiếu với dàn bái để phát hiện ý sai của mình .
Hoạt động 5 : dặn dò 
-Đọc và sửa bài văn
Chuẩn bị soạn bài : Mùa xuân nho nhỏ. 
HS đọc lại đề
HS viết dàn ý
HS sửa những lỗi sai
I Đề bài 
-Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người. 
1. Tìm hiểu đề 
-Vấn đề bàn luận: Nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ .
2. Tìm ý
-Khẳng định Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
-Nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ .
II Lập dàn bài
Như tiết 100 ( viết bài số 5)
III Nhận xét
1-Ưu điểm
-Đa số đã xây dựng bài viết theo bố cục 3 phần.
-Biết cách hình thành luận điểm phù hợp với yêu cầu bài viết.
-Một số em lập luận diễn đạt sắc sảo, viết các đạon văn mạch lạc, biết mổ và chốt các ý tốt.
2- Tồn tại:
-Một số em chưa biết thiết lập ý bình luận.
-Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bình luận chưa phù hợp.
-Sắp xếp ý còn lộn xộn, triển khai sơ xài.
III Trả bài và sửa lỗi
-Các lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt
-Lỗi chính tả
-Lỗi sắp xếp ý 
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc