Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

0 Chuẩn bị của giáo viên:

0 Anh, tư liệu về Ta-go.

0 Bài thơ bằng tiếng Anh.

0 Giáo án.

0 SGK, sách tham khảo

0 Chuẩn bị của HS:

0 Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tiết 126: Mây và sóng
Tiết 127: Ôn tập thơ
Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)
Tiết 129: Kiểm tra Văn (phần thơ)
Tiết 130: Trả bài Tập làm văn số 6 (viết ở nhà)
Tuần 26 
 BÀI 25 
MÂY VÀ SÓNG
Tiết 126: 
Ta-go
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của giáo viên:
Aûnh, tư liệu về Ta-go.
Bài thơ bằng tiếng Anh.
Giáo án.
SGK, sách tham khảo
Chuẩn bị của HS:
Soạn bài.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong chương trình NV THCS, em đã được học những VB nào nói về tình mẹ con, hãy kể tên các VB đó?
:Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Đại thi hào Ta-go(Aán Độ) cũng có một bài thơ hay về đề tài này. Đó là bài: “Mây và Sóng”
Nêu những hiểu biết về cuộc đời và thành tựu của thơ của Ta-go?
GV hướng dẫn đọc với giọng thủ thỉ, tâm tình, lời của con nói với mẹ, tìm hiểu chú thích và bố cục. Bài thơ viết theo thể thơ?(thơ tự do)à Phương thức tự sự, biểu cảm.
Bài thơ có bố cục 2 phần, tìm và nêu nội dung từng phần?
Đây có phải là cuộc đối thoại bình thường không?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích phần 1.
Em bé đã tưởng tượng ra những thử thách nào quyến rũ em xa mẹ?
Cuộc vui chơi của mây và sóng được em tượng như thế nào?
Cảm nhận của em về cuộc vui này?
Trước sự hấp dẫn của mây và sóng, em bé đã có thái độ như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích phần 2:
Câu hỏi của em thể hiện điều gì?(Gợi ý: Muốn điànên hỏi đường. Đo ùlà đặc tính tâm lí của trẻ thơ: Ham chơi(Nhất là trước cảnh đẹp đầy quyến rũ))
Lúc đầu, em bé hỏi đường đi. Nhưng sau đó thì sao?(Từ chối)
(GV diễn giảng: sự khắc phục ham muốn vì một điều khác cao cả thiêng liêng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của bài thơ)
Em bé đã sáng tạo ra trò chơi gì?
Em có nhận xét gì về trò chơi của em bé mà em sáng tạo ra? So sánh với trò chơi của mây và sóng trên?(Trò chơi “hay”, “thú vị”, có sự kết hợp giữa thiên nhiên và tình mẹ).
Qua trò chơi ấy, em cảm nhận được điều gì ở em bé?
Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối bài “Không ai( biết) trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta”?
(“Mẹ con ta”ðTình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt, không thể tách rời, chia cắt).
Theo em, thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì?(Cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang nét đẹp kì ảo nhưng chân thực, giàu ý nghĩa tượng trưng: Con ngườiàTình người).
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
Em hãy nêu nét chính trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong bài thơ là ngôn ngữ gì?(đối thoại+độc thoại).
Củng cố, dặn dò:
Giáo viên sử dụng bảng phụ có sẵn câu hỏi trắc nghiệm.
Bài tập:
Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung, cảm xúc của bài thơ?
Tình yêu thiết tha, sâu nặng cuả đứa con với mẹ.
Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả với trẻ thơ.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Ý kiến nào sau đây nói đúng và đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đố thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hóa và phát triển
Dùng biện pháp lặp lại nhưng có sự biến hóa và phát triển; xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng cò sự biến hóa và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, dùng biện pháp lặp lại nhưng có sự biến hóa và phát triển
Đáp án:
Câu 1: d
Câu 2: c
HS suy nghĩ và trả lời SGK/87,88
HS nêu dựa vào SGK đã dẫn/87,88
HS đọc, nhận diện thể thơ
HS thảo luận nhóm và trình bày.
HS đọc phần 1.
HS thảo luận – trả lời.
HS cảm nhận, trả lời.
HS thảo luận nhóm, trả lời.
HS trả lời.
HS suy nghĩ, trả lời.
HS trả lời.
HS đọc ghi nhớ SGK/89.
HS làm bài tập, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến – thống nhất đáp án.
Bài 25 Tiết 126
MÂY VÀ SÓNG
Ta-go
Đọc – hiểu chú thích:
Tác giả:
Ta-go(1861-1941).
Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Aán Độ từng đến Việt Nam. 
Để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ cả về thơ , văn, nhạc, họa.
Với tập “Thơ Dân”, ông là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng văn học Nobel (1913).
Tác phẩm:
Bài thơ được viết bằng tiếng Bengan, in trong tập “Trăng non”(1915).
Bố cục: 2 phần:
Cuộc trò chuyện với mây.
Cuộc trò chuyện với sóng.
Đọc hiểu VB:
Sự hấp dẫn của mây và sóng:
Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Chơi với vầng trăng bạc.
Ca hát từ bình minh đến tối.
Ngao du nơi này, nơi nọ.
ðVui, đẹp, hấp dẫn đầy quyến rũ.
Hình ảnh em bé:
Lời nói:
Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đến được?ðTừ chối lời rủ rê.
Sáng tạo trò chơi:
Con là mây.
Mẹ là trăng.
Con choàng tay lên người mẹ.
Mái nhà là trời xanh.
Con là sóng, mẹ là bến bờ.
Con sẽ lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
ðYêu mẹ thiết tha, đằm thắm, không muốn xa mẹ.
Tổng kết:
Nội dung: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩ tượng trưng
Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ.
Hướng dẫn HS kẻ bảng ôn tập SGK/89. Soạn bài ôn tập(Đọc kĩ phần câu hỏi SGK/89+90).
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ÔN TẬP VỀ THƠ
Tiết 127:
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Oân tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN học trong chương trình NV 9.
Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trìnhNV 9 và các lớp dưới.
Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau CM tháng Tám 1945.
Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.
Chuẩn bị của GV và HS:
 GV:
 SGK, sách thiết kế bài dạy, SGV , Sách tham khảo.
 Giáo án.
 Bảng phụ.
 HS:
 Soạn bài( trả lời các câu hỏi SGK đã dặn ở bài 23).
Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc phần 1 bài “ Mây và Sóng”- Đọc thuộc phần 2 bài “ Mây và Sóng”.
 KT phần soạn bài ôn tập của HS.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Lập bảng thống kê tác phẩm thơ đã học ở lớp 9 ( theo mẫu).
GV treo bảng phụ theo SGV/92,93.
 Hoạt động 2: Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử.
Nêu ND cơ bản của thơ từ sau 1945.
Hoạt động 3: Hướng dẫn so sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm.
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơkhông kính, Aùnh trăng.
GV lần lượt bổ sung.
Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài Đoàn thuyền đánh cá, Aùnh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò.
Nếu thời gian còn cho HS đọc phần đã chuẩn bị ở nhà câu 6.
GV nhận xét, gợi ý thêm.
HS điền vào hoặc đứng tại chỗ trả lời.
HS dựa vào lịch sử đất nước chia giai đoạn văn học theo gợi ý SGK/89.
HS phát biểu.
HS trình bày ý kiến của mình.
HS trình bày ý kiến của mình.
HS trình bày ý kiến qua bài soạn
HS dọc phần đã chuẩn bị ở nhà.
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học theo mẫu( SGK/89).
Sắp xếp các bài thơ VN đã học theo từng giai đoạn lịch sử.
 1945-1954: Đồng chí.
 1954- 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
 1964- 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 Sau 1975: Aùnh trăng, Muà xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu
ðPhản ánh tình cảm tư tưởng của con người( tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí gắn bó, tình cảm gắn bó bền chặt như tình mẹ con, bà cháu.
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ Khúc hát ru, Con cò, Mây và Sóng.
Nét chung: Ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của bé nói với mẹ.
Nét riêng:
 Khúc hát ru: thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với CM và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Oâi thời kháng chiến chống Mĩ.
 Con cò: Phát biểu hình tượng con cò trong ca dao để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời hát ru.
 Mây và Sóng: hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Aùnh trăng:
 Dồng chí: viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dưạ trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu.
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của ngưòi chiến sĩ lái xe 1 hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 Aùnh trăng: nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố, trong hòa bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để tử đó nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung.
Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
 Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng , phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.
 Aùnh trăng: bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc các bài thơ, bình một số tác phẩm thơ yêu thích để chuẩn bị làm kiểm tra 1 tiết về thơ.
Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý(TT).
@?@?@?@?&@?@?@?@?
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(tt)
Tiết 128: 
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nhận biết 2 điều kiện sử dung hàm ý.
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên:
SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, giáo án.
Bảng phụ.
Học sinh:
SGK, đọc trước bài.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
(GV chuyển tiếp vào bài mới)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Hình thành kiến thức mới. GV gọi HS đọc to bài tập SGK/90 (treo bảng phụ)
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Nêu hàm ý của những câu in đậm.
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
à Có hàm ý “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
à Có hàm ý “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy”, và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ.
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? Vì sao cái Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài luyện tập:
Gọi HS đọc yêu cầu BT 1/91 
GV bổ sung.
GV cho HS đọc yêu cầu BT 2.
GV bổ sung.
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3/92.
Lưu ý phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của BT, không dùng những câu không rõ chủ định như: “Để mình xem đã”, “Mai hẵng hay”
Gọi HS đọc yêu cầu BT 4.
GV bổ sung.
HS đọc to bài tập I/90.
Thảo luận.
Nhiều HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ SGK/91
HS làm BT, trình bày ý kiến của mình, lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT 2, thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
HS đọc yêu cầu BT 3 và trả lời.
HS đọc và làm BT, trả lời.
Tiết 128
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý(tt)
Điều kiện sử dụng hàm ý:
VD:
Câu 1: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”
Câu 2: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”. (Aên ở nhà khác)
Chị Dậu không dám nói thẳng vìsợ cái Tí buồn và từ chối.
Đến câu 2, chị nói rõ hơn vì cái Tí chưa hiểu (Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?)
Cái Tí đã hiểu: giãy nảy, liệng củ khoai và khóc, van xin.
Ghi nhớ:
SGK/91
Luyện tập: 
BT 1/91
a, b, c – SGV/98.
BT 2: Hàm ý của câu in đậm là: “Chắt giùm nước cơm để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
Điền câu có hàm ý thích hợp:
Bài tập mình chưa làm xong.
(Phải đi thăm người ốm), 
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý.
Làm tiếp BT 5/93.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về thơ.
KIỂM TRA VỀ THƠ
Tiết 129:	
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 – HK II 
Rèn luyện và đánh gía kỷ năng viết văn( xử dụng từ ngữ , viết câu,đoạn văn và bài văn ). Học sinh cần huy động được nhữngø tri thức và kỹ năng về tiếng Việt và Tập làm văn vào bài làm .
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học :
Ổn định 
Phát đề bài kiểm tra.
Đề bài: Gồm 3 phần :
 - Một số câu hỏi trắc nghiệm .
 - Một bài tập ngắn ( phân tích một hình ảnh hay một biện pháp nghệ thuật ).
 - Một đề tập làm văn ngắn.
Hết giờ- Thu bài kiểm tra.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Tiết 130:
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
 - Nhận ra được những ưu điểm ,nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
 - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỡi.
 - Ôn tập lại lý thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Bài cũ.
Nêu các bước ( cách làm ) bài nghị luận.về một nhân vật văn học.
Bài mới:
HĐ 1 : chép lại đề, tổ chức tìm hiểu đề và tìm ý.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề , tìm ý chính của đề.
HĐ 2 : tổ chức lập dàn ý cho đề bài.
HS làm việc tập thể. GV nêu từng yêu cầu:
 - Mở bài.
 - Thân bài
 - Kết bài
HĐ 3 : nhận xét tình hình làm bài của HS.
 - Ưu, Khuyết điểm về nội dung , hình thức.
 - Những bài làm tốt ? khá? ( cho đọc mẫu ).
HĐ 4 : Trả bài và sưả bài, lấy điểm vào sổ.
 -GV trả bài cho HS.
 - HS đọc lại và sửa những chỗ sai sót của bài làm.
 - GV lấy điểm vào sổ.
Hướng dẫn học ở nhà:
 - Nắm lại cách làm bài nghị luân về nhân vật văn học.
 - Chuẩn bị bài : “ Tổng kết phần văn bản nhật dụng” 
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc