Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26 năm 2012

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM

TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) (tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt

 1.Kiến thức:

-Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

-Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2.Kĩ năng:

-Xá định yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

-Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

3.Thái độ: Tích cực học tập, làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu sách hướng dẫn, soạn giáo án.

 Trò: SGK, xem trước bài ở nhà.

C.Phương pháp:

Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.

D. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

( HS tự bộc lộ)

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 26 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tuần 26 - Tiết 121
cách làm bài nghị luận về tác phẩm 
truyện (hoặc đoạn trích) (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức:
-Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.Kĩ năng: 
-Xá định yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
3.Thái độ: Tích cực học tập, làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu sách hướng dẫn, soạn giáo án. 
 Trò: SGK, xem trước bài ở nhà.
C.Phương pháp: 
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
( HS tự bộc lộ)
III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 *GV chép đề lên bảng
- Gọi HS đọc đề bài.
? Hãy lập dàn bài đề văn đã cho theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
? MB Nêu những gì
? TB trình bày những vấn đề gì
( Các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật t/p có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực)
? KB Nêu những ý gì.
* HD HS viết phần MB
-Gọi 1 hs lên bảng+ dưới lớp cùng làm
-Gọi hs đọc bài- nhận xét, chữa, bổ sung.
* HD HS viết từng đoạn phần TB
-Gọi hs lên bảng + dưới lớp cùng làm
-Gọi hs đọc bài- nhận xét, chữa, bổ sung.
B. Luyện tập 
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Hãy viết phần mở bài và đoạn thân bài. 
Dàn bài:
1.MB: 
- Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm.
2.TB:
-Về nội dung: 
+Phản ánh chân thực cuộc sống người nông dân trước cách mạng tháng Tám: Nghèo khổ, bất hạnh, giàu tình cảm ( Tập trung vào hình ảnh nhân vật lão Hạc: Nghèo khổ, thương con, giàu lòng tự trọng; giải thoát cuộc đời bằng cái chết)
+ Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phong kiến bất công không đảm bảo cuộc sống con người.
-Về nghệ thuật t/p: 
+Xây dựng thành công nhân vật điển hình. 
+ Ngôn ngữ kể chuyện sinh động.
3. KB: 
-Nhận định đánh giá chung về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Thực hành viết phần MB và phần TB:
+ Viết phần MB:
(Đi từ khái quát đến cụ thể ( từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
+ Viết đoạn phần TB:
(Dựa theo dàn ý - Luận điểm về nội dung và nghệ thuật đề viết từng đoạn)
IV. Củng cố: Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
V. HDVN: 
-Ôn lại các bước làm bài nghị luận làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Đọc truyện ngắn: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng- Giờ sau:Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 122
-Luyện tập cách làm bài nghị luận về 
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
-Viết bài tập làm văn số 6: 
nghị luận văn học ( ở nhà) 
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.Kĩ năng: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
3. Thái độ: Tích cực học tập và viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án. 
 Trò: SGK, xem bài ở nhà.
C. phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề; thực hành, tổng hợp.
D.Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận một tác phẩm truyện (đoạn trích)?
III. Bài mới: 
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 ? Thế nào là nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Nêu các dạng đề mà em biết?
 * Giáo viên ghi đề bài: 
? Nêu những bước làm bài ?
* Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Đọc kĩ đề (chú ý từ quan trọng)
- Xác định yêu cầu của đề
- Thể loại: 
- Nội dung : 
* Bước 2: Lập dàn ý:
1, Mở bài: ? Nêu yêu cầu của mở bài?
2, Thân bài: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
+ Luận điểm 1: 
?Tình cảm cha con sâu nặng thẻ hiện qua luận cứ nào.
+ Luận điểm 2: 
? Nghệ thuật kể chuện của tác giả hấp dẫn ở điểm nào?
3, Kết bài: Khái quát tổng hợp lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
* Cho hs viết phần MB 
* Viết đoạn TB
* Viết đoạn KB 
-Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
I. ôn lí thuyết : 
II. Luyện tập:
* Đề bài: 
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" 
* Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Thể loại: nghị luận (Cảm nhận về đoạn trích)
- Nội dung : Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
* Bước 2: Lập dàn ý:
1, Mở bài: 
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
2, Thân bài: Triển khai các luận điểm
- Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng.
+ Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách. Dẫn chứng: Thái độ và tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha.
+ Luận cứ 2: ở khu căn cứ, ông Sáu còn làm lược tặng con.
Dẫn chứng: Tâm trạng của ông Sáu sau khi chhia tay con, quá trình ông Sáu làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông trước lúc hi sinh 
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
+ Bé Thu nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà qua 8 năm xa cách.
+ Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay
+ Sự bất ngờ gây hứng thú cho người đọc.
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu.
+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Truyện kể ở ngôi thứ nhất 
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác và hợp lí.
+ Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.
+ Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, giàu sức thuyết phục.
3, Kết bài: Khái quát tổng hợp lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
 - Đoạn trích diễn tả chân thực và cảm động về tình cha con thắm thiết sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, chia sẻ, trân trọng.
* Bước 3: Viết bài
* Bước 4: - Cho học sinh đọc lại toàn bộ.
IV.Củng cố: Rút kinh nghiệm giờ luyện tập
V. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục hoàn thiện bài viết.
- Viết bài tập làm văn số 6 ( Làm ở nhà) : Nghị luận văn học
- Thời gian nộp bài: chậm nhất vào thứ 7 cuối tuần học)
Đề bài: 
 Suy nghĩ của em về tình cha con trong đoạn trích: " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
 Đáp án biểu điểm :
1. MB: (0,5 điểm)
- G/ thiệu tác giả, t/ phẩm, tình cha con trong h/ cảnh éo le của chiến tranh qua nhân vật bé Thu và anh Sáu.
2.TB: 
 * Về nội dung: Từ sự việc, nhân vật trong t/p trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nhân vật, khẳng định tình cha con sâu sắc trong t/ p.
+ Nhân vật bé Thu: diễn biến tâm lí phù hợp tình tiết truyện: 
- Không nhận anh Sáu là cha với thái độ: sợ hãi bỏ chạy, lảng tránh, nói trổng, không nhờ vả, không nhận sự quan tâm của anh Sáu: hất trứng cá, vùng vằng bỏ về nhà bà ngoại. ( 2 điểm)
- Khi nhận ra cha do được bà ngoại giảng giải, tình cảm bộc lộ mãnh liệt yêu thương cha thì đã phải chia tay cha. (2 điểm)
+ Nhân vật anh Sáu:
- Mong nhớ con, thèm được con gọi một tiếng " ba". Đau đớn, hụt hẫng khi bé Thu không gọi "ba" mà bỏ chạy (1 điểm)
-Ba ngày phép quanh quẩn bên con để được gần con và quan tâm đến con, thái độ kiên nhẫn chờ đợi, không chịu được đã đánh con khi bé Thu tỏ thái độ ương ngạnh "cứng đầu". Thất vọng khi bé Thu vùng vằng bỏ về bà ngoại. (1 điểm)
-Khi chia tay: Bé Thu đã nhận anh là ba với tình cảm xúc động. (1 điểm)
-ở nơi chiến trường: thương nhớ, làm chiếc lược ngà tặng con và đó là kỉ vật minh chứng cho tình cha con sâu sắc.( 1 điểm)
3. KB: Khẳng định được tình cảm cha con sâu sắc. Trong h/ cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm ấy càng được bộc lộ thể hiện đạo lí sống tốt đẹp của con người trong mỗi gia đình Việt Nam và trong bất kì hoàn cảnh nào.(0,5 điểm)
*Về hình thức: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, lập luận chặt chẽ, không sai chính tả và lỗi câu. ( 1 điểm).
* Tuỳ theo mức độ làm bài của h/sinh , GV cho điểm hợp lí.
-Điểm 9,10: Đảm bảo được các yêu cầu trên, không mắc lỗi
-Điểm 7,8 : Đảm bảo được các nội dung trên nhưng quá trình diễn đạt các ý chưa làm nổi bật được sâu sắc tình cảm của các nhân vật ( Khi nhận xét đánh giá tâm lí nhân vật bé Thu), cảm xúc còn gò bó, hành văn chưa được mượt mà.
-Điểm 5,6: Đảm bảo được các ý nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt còn mắc lỗi câu và chính tả, bố cục chưa cân đối.
-Điểm 3,4 : Chưa đạt được các yêu cầu điểm 5,6
-Điểm 0,1,2: Học sinh không có kĩ năng làm bài nghị luận về t/p ( đoạn trích), lạc đề, khả năng diễn đạt kém. 
- Chuẩn bị văn bản: Sang thu ( Hữu Thỉnh)
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 123
Sang Thu
 ( Hữu Thỉnh)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kỹ năng: 
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
-Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn giáo án. 
 Trò: Đọc và soạn bài ở nhà
C.Phương pháp:
Đọc diễn cảm, nêu vấn đề vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Viếng lăng Bác", Nêu cảm nhận của em về 1 khổ thơ mà em thích.
( HS tự bộc lộ)
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: pp vấn đáp, trực quan, thuyết trình. KT động não.
* Trực quan chân dung t/giả.
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Hs: Trả lời theo sách giáo khoa. 
-GV bổ sung.
? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
* Hoạt động II: pp đọc, nêu vấn đề vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT độn ... on tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
? Lời thơ, cách sử dụng từ ngữ nói về tình cảm của nhà thơ có gì đặc biệt?
- Sử dụng từ ngữ h/ả mộc mạc, gần gũi 
"Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước tới tiếng cười"
- Sử dụng điệp từ, ĐT: "chạm" " tới" Cách hình dung của người miền núi chân thực gợi cảm đ Cảm xúc chân thành.
? Vì sao người cha nói với con điều đầu tiên lại là về tình cảm gđ? 
* Học sinh thảo luận:
- Tình cảm gia đình đó là tình cảm ruột thịt, cội nguồn của mỗi người từ gia đình.
* Học sinh đọc câu thơ tiếp theo ở đoạn 1.
? Từ tình cảm gia đình nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc của mình, nhà thơ đã nói với con về điều gì?
- Người đồng minh yêu lắm con ơi!
? Cách nói trên có gì đặc biệt? Có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc?
- Cách nói mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người miền núi.
- Lời thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhà thơ, yêu mến của người đồng mình như thế nào? (Lí do nào người đồng minh yêu lắm?)
? Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của đồng bào miền núi?
- Cuộc sống lao động đầy chất thơ, cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi.
đ Hình ảnh thơ vừa gợi ra công việc lao động cụ thể vừa diễn tả đời sống sinh hoạt tinh thần của người miền núi.
? Em cảm nhận về lời thơ tiếp theo như thế nào? Nhà thơ đã dùng cách nói như thế nào?
- Rừng cho hoa: Hoa- vẻ đẹp thiên nhiên
- Con đường cho những tấm lòng: Tấm lòng- Vẻ đẹp của tình người
? Cảm xúc nhà thơ được bộc lộ trực tiếp ntn.? 
- Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới- Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
- Nhà thơ nghĩ về ngày cưới của mình, nghĩ tới cội nguồn của hạnh phúc.
? Chi tiết này cho em liên tưởng tới cuộc sống qh như thế nào?
- Con người yêu thương nhau trong sáng và hạnh phúc.
? Từ đoạn thơ, em có cảm nhận gì về quê hương của tác giả? Từ đó điều người cha muốn nói với người con là gì?
- Quê hương mang vẻ đẹp truyền thống về vật chất và tinh thần, giàu tình nghĩa.
- Người cha muốn con phải nhớ tới cội nguồn, yêu quý, tự hào về quê hương gia đình mình.
* Học sinh đọc khổ 2: 
? Mở đầu khổ thơ thứ 2 nhà thơ diễn tả cảm xúc gì?
"Người đồng mình thương lắm con ơi"
? Người đồng mình thương lắm ở những điểm nào?
Cao đo nỗi buồn- Xa nuôi chí lớn
? Nhận xét cấu trúc và ý nghĩa diễn đạt của 2 câu thơ trên.
- 2 câu thơ ngắn, cấu trúc đăng đối như tục ngữ -> diễn tả cuộc sống còn nhiều khó khăn chồng chất cao như núi nhưng ý chí con người mạnh mẽ vượt mọi khó khăn, gian lao, buồn khổ.
? Người cha mong muốn con có đức tính gì trong đoạn thơ: "Sống trên đá......không lo cực nhọc".
-Muốn con không quên ơn, không quay lưng lại với mảnh đất, quê hương nghèo khó đã nuôi dưỡng con người.
-Muốn con sống kiên trì, bền bỉ, mạnh mẽ, thẳng ngay, có niềm tin vững chắc, gắn bó với quê hương.
? Nhận xét về cách diễn đạt trong đoạn thơ trên?
- Lặp từ ngữ "sống, không chê", sử dụng phép so sánh, thành ngữ, từ ngữ phủ định, cách nói mộc mạc chân thành, giàu tình cảm. 
-> Người đồng mình hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nào qua lời của cha nói với con. Đó là những con người can trường dũng cảm, có ý chí vượt lên gian khổ, yêu quý và gắn bó với mảnh đất quê hương.
? Em cảm nhận ntn về lời thơ "Người đồng mình thô sơ da thịt / Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"
- Chân chất, khoẻ mạnh, tự chủ trong cuộc sống; ý chí mạnh mẽ lơn lao.	
? "Người đồng mình  thì làm phong tục" gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Người đồng mình lao động sáng tạo để tồn tại, giữ vững truyền thống dân tộc không chịu chùn bước trước khó khăn, gian khổ.
- Giữ vững bản sắc dân tộc, ý chí sống can trường dũng cảm.
? Vì sao người cha nói với con về điều này?
- Nhắc con không quên cội nguồn dân tộc, bản sắc văn hoá quê hương.
*Đọc 4 câu cuối , cho biết người cha nhắc con những gì khi lên đường. Vì sao lại nhắc như vậy.
- Khẳng định con người không bé nhỏ, có ý chí khí phách vươn lên trong gian khổ.
? Em cảm nhận ntn về t/cảm của người cha đối với con? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua bài thơ là gì.
- Thương quê hương gian lao vất vả.
- Tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người nơi quê hương 
- Yêu quý bản sắc văn hoá riêng của dân tộc.
? Giá trị nghệ thuật được Y Phương thể hiện qua văn bản Nói với con.
? Qua bài thơ tác giả muốn nói với con, với người đọc điều gì.
* Chốt ghi nhớ- 1 hs đọc
? Bài thơ cho em suy nghĩ gì về tình cảm với quê hương?
? Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, hãy viết một bài văn ngắn về cảm xúc suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
( H/ dẫn -HS về nhà viết)
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Y Phương( Hứa Vĩnh Sước (1948), dân tộc Tày.
- Quê: Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Thơ chân thật, trong sáng, mạnh mẽ, tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
-Năm2007 dược tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm: 
- Viết năm 1980, rút trong thơ Việt Nam (1945 - 1985).
II. Đoc- hiểu văn bản:
1. Đoc, chú thích:
- Đọc: 
-Giải thích từ khó( sgk-73)
2. Kết cấu, bố cục:
- Thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả.
- Bố cục: Hai phần.
3. Phân tích bài thơ:
a. Nói với con về tình cảm cội nguồn:
- Không khí tình cảm gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ 
- Cuộc sống lao động đầy chất thơ, cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi.
- Người cha nghĩ về ngày cưới của mình, nghĩ tới cội nguồn của hạnh phúc.
- Người cha muốn con phải nhớ tới cội nguồn, yêu quý, tự hào về quê hương gia đình mình. 
b. Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người quê hương:
-Ca ngợi ý chí, nghị lực sống bền bỉ, mạnh mẽ của con người quê hương.
-Ca ngợi con người lao động sáng tạo, xây dựng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.
4. Tổng kết :
a. Nghệ thuật:
Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, các điệp ngữ, thành ngữ, phép so sánh, ẩn dụ, câu phủ định sử dụng có hiệu quả.
b. Nội dung:
- Ca ngợi tình cảm gia đình quê hương, dân tộc.
- Sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với tr/ thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
c. Ghi nhớ: ( sgk-74)
III. Luyện tập: 
IV.Củng cố: Tình cảm của người cha với con qua văn bản "Nói với con"- Y Phương.
V. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, cảm nhận về bài thơ
- Chuẩn bị bài: Nghiã tường minh và hàm ý.
E. RKNBD:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 125
nghĩa tường minh và hàm ý
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Hiểu được khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kỹ năng: 
-Nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý ở câu.
-Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể .
-Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng cách nói hàm ý, tường minh trong giao tiếp.
 B. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, Bảng phụ 
 Trò: Xem bài ở nhà, SGK
C.Phương pháp:
Nêu ví dụ, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.
D. Tiến trình lên lớp
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn, cho ví dụ minh hoạ.
(hs tự bộc lộ)
III - Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*HĐ1: PP vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
*1 Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Câu "Trời ơi! chỉ còn năm phút" 
em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với cô gái và ông hoạ sĩ?
- Học sinh thảo luận,nêu ý kiến:
? Câu "ồ ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này" Anh thanh niên nói điều này có ẩn ý gì khác không? 
 - Học sinh thảo luận nêu ý kiến:
+ Không ẩn chứa ý gì khác, anh đã thông báo trực tiếp cho các cô gái biết là cô đã quên chiếc khăn mùi soa.
* Giáo viên: Nội dung truyền đạt ở câu 1 đ nghĩa hàm ẩn
Nội dung truyền đạt ở câu 2 đ nghĩa tường minh.
? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn (hàm ý)
-GV chốt- hs đọc ghi nhớ sgk/75.
* HĐ2: PP nêu và giải quyết vấn đề, thực hành vận dụng.
* HS đọc y/cầu BT1.
-Hoạt động nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung, chữa.
* HS đọc y/cầu BT2.
-Hoạt động cá nhân
-Trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung, chữa.
 * HS đọc y/cầu BT3.
-Hoạt động cá nhân
-Trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung, chữa. 
* HS đọc y/cầu BT4.
-Hoạt động nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung, chữa.
A. lí thuyết:
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
1. Phân tích ngữ liệu:
- Trời ơi! chỉ còn năm phút 
Anh thanh niên muốn nói: anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít. 
-> Anh không muốn nói thẳng điều đó, có thể vì ngại ngùng hoặc vì muốn che giấu tình cảm của mình. (Câu nói của anh có ẩn ý).
 - "ồ ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này" không có ẩn ý nào. 
+ Câu 1 đ Được hiểu theo nghĩa hàm ý ( phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấyƯ
+ Câu 2 đ Được hiểu theo nghĩa tường minh (Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu).
2. Ghi nhớ( sgk-75. 
B. Luyện tập:
1. Bài tập 1: 
a) Câu cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên:
Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy
b) ...Mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc mùi soa và quay vội đi.
- Cô gái bối rối tới vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi để trả lại.
Bài tập 2:
Tuổi già, cần nước chè ; ở Lào Cai đi sớm quá !
Hàm ý: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3. Bài tập 3: 
- Cơm chín rồi đ chứa hàm ý: ông vô ăn cơm đi.
3. Bài tập 4: 
-Hà, nắng gớm, về nào... 
 -> không có hàm ý- dùng để đánh trống lảng.
-Tôi thấy người ta đồn...
không có hàm ý- chỉ là câu nói lửng.
IV. Củng cố: Nghĩa tường minh và hàm ý
V. Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài; tìm các đoạn văn đã học có câu chứa hàm ý.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
E. RKNBD:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(21).doc