Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 36

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 36

TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN ( tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

-Đặc trưng của từng kiểu văn bản( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6- lớp 9)

-Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại

2.Kĩ năng:

-Tổng hợp hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

-Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.

-Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.

-Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

3.Thái độ: tích cực học tập để nắm vững các thể loại tập làm văn và thực hành cho tốt.

B. Chuẩn bị:

 - Thầy soạn bài.

 - Trò soạn bài kẻ bảng hệ thống và trả lời các câu hỏi sgk-169.

C. Phương pháp:

Vấn đáp, tổng hợp, thực hành.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tuần 36 - Tiết 171
tổng kết tập làm văn ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
-Đặc trưng của từng kiểu văn bản( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6- lớp 9)
-Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại
2.Kĩ năng:
-Tổng hợp hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
-Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.
-Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
-Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
3.Thái độ: tích cực học tập để nắm vững các thể loại tập làm văn và thực hành cho tốt.
B. Chuẩn bị:
	- Thầy soạn bài.
	- Trò soạn bài kẻ bảng hệ thống và trả lời các câu hỏi sgk-169...
C. Phương pháp:
Vấn đáp, tổng hợp, thực hành.
C. Tiến trình lên lớp:
	I- ổn định tổ chức.
	II- Kiểm tra bài cũ:	 ( Kết hợp khi ôn tập)
 III- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự giống và khác nhau như t/nào
? Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
? Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
? Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình giống và khác nhau ntn.
? Phần văn và TLVcó mối quan hệ với nhau ntn. Hãy nêu VD cho thấy mối quan hệ đó trong c/ trình.
? Phần TV và phần văn, TLVcó mối quan hệ với nhau ntn. Hãy nêu VD chứng minh.
? Các PTBĐ: M/tả, tự sự, nghị luận,b/cảm, th/ minh có ý nghĩa ntn đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn.
- Giáo viên cho học sinh liệt kê các thể loại trong tập làm văn.
 Tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
? Cho biết những đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- MĐ: Khơi bày nội dung sau kín bên trong đặc trưng đối tượng.
- Các yếu tố tạo thành. Đặc điểm khả quan của đối tượng.
-Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: phương pháp thuyết minh đ giải thích.
? Cho biết những đặc điểm của văn bản tự sự:
- MĐ: Trình bày sự việc.
- Các yếu tố tạo thành:Sự việc, nhân vật.
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định.
? Cho biết những đặc điểm của văn bản nghị luận:
- MĐ: Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò.
- Các yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Khả năng kết hợp, đặc điểm cách làm: + Hệ thống lập luận.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự.
ba kiểu văn bản đã học 
III- phân biệt các thể loại văn bản tự sự:
1. Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự
- Giống: Kể sự việc.
- Khác:	
+ Văn bản tự sự: Xét hình thức phương thức.
+ Thể loại tự sự đa dạng: Truyện ngắn, tiểu thuyết (nét độc đáo về hình thức thể loại tự sự; kịch là phong phú đa dạng)
Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo.
- Khác nhau:	
+ Văn biểu cảm bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuối)
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống. (Thơ)
IV- Tập làm văn trong chương trình ngữ văn thcs:
V- tìm hiểu 3 kiểu văn bản đã học ở ngữ văn 9
1. Văn bản thuyết minh
-Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: phương pháp thuyết minh đ giải thích.
2. Văn bản tự sự:
- Trình bày sự việc.
- Các yếu tố tạo thành: Sự việc, nhân vật.
- Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm: 
Giới thiệu trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhận định.
3. Văn bản nghị luận:
-Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò.
- Các yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
- Khả năng kết hợp, đặc điểm cách làm: + Hệ thống lập luận.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự.
IV. Củng cố: phân biệt các thể loại văn bản tự sự:
V. HDVN:
-Ôn lại các thể loại tập làm văn ( bảng hệ thống)
- Chuẩn bị tổng kết văn học
E. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 172-173
tổng kết phần văn học
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức: 
-Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam
-Một số khái niệm lên quan đến thể loại văn học đã học.
2.Kĩ năng:
-Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
-Đọc-hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Tích cực học tập yêu văn học, tự hào nền văn học Việt Nam.
 B. Chuẩn bị:
	- Thầy soạn bài.
	- Trò soạn bài
C.Phương pháp:
Vấn đáp, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
D. Tiến trình dạy và học
I- ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh )
III- Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt 
 * Hoạt động 1 : PP vấn đáp, thuyết trình, tổng hợp.KT động não.
? Kể tên những thể loại văn học mà em biết .
- Đọc SGK 186. 
? Cho biết nhận định về vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam .
- Nhìn vào bảng thống kê VHVN được tạo thành từ bộ phận nào? Được viết bằng những loại văn tự nào ? Chủ yếu sử dụng ở từng thời kỳ ra sao ?
- Đọc mục 1 SGK 187.
? Giới thiệu những nét chung về văn học dân gian .
 ? Văn học viết có từ bao giờ ? Tại sao ? Về văn tự bao gồm mấy loại ?
+ Xuất hiện thế kỷ X, nước ta giành độc lập tự chủ
+ VH chữ Hán : từ buổi đầu văn học viết phát triển suốt thời kỳ trung đại (X-XIX) một số ở đầu XX, tiếp thu yếu tố của văn hóa tư tưởng Trung Hoa mang tinh thần dân tộc.
 + Văn học chữ Nôm : xuất hiện thế kỷ XIII tồn tại song song với VH chữ Hán phát triển mạnh thế kỷ XVIII – XIX, đỉnh cao là Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương.
 + Văn học chữ Quốc ngữ : Xuất hiện XVII cuối thế kỷ XIX mới dùng sáng tác văn học. Từ XX chữ được phổ biến rộng rãi thành văn tự duy nhất.
 * Hoạt động 2 : PP vấn đáp, thuyết trình, tổng hợp.KT động não.
? Văn học Việt Nam gắn với lịch sử dân tộc. Có thể chia thành mấy thời kỳ ?
 + Từ thế kỷ X đến XIX : Văn học trung đại, 
+ Từ đầu XX đến 1945 : Văn học chuyển sang thời kỳ hiện đại. 
 + Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay : 
 . Giai đoạn 1 (1945-1975) : 
 . Giai đoạn 2 (Từ sau 1975 đến nay) : 
 * Hoạt động 3 : PP vấn đáp, thuyết trình, tổng hợp.KT động não.
? Những nét được coi là đặc sắc của văn học Việt Nam là gì ?
? Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật .
 (chú ý so sánh với TP văn học Trung Quốc đồ sộ : Hồng Lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa ...)
-> HS đọc ghi nhớ
I- Nhắc lại định nghĩa, khái niệm về từng thể loại
- Văn học dân gian : Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo ...
- Văn học trung đại: Truyện truyền kỳ, truyện chương hồi, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát ...
- Văn học hiện đại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, nghị luận ...
A- Nhìn chung về nền văn học Việt Nam :
I- Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
- Vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam.
+ Văn học Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc.
 + Làm nên đời sống văn hóa tinh thần của đất nước, phản chiếu tâm hồn, tư tưởng, tính cách cuộc sống của con người dân tộc Việt Nam.
+ Văn học Việt Nam phong phú về số lượng tác phẩm và tác giả.
- Gồm hai bộ phận lớn:
+Văn học dân gian
+Văn học viết
1- Văn học dân gian :
- Nguồn gốc: Được hình thành từ thời xa xưa, tiếp tục được bổ sung, phát triển trong các thời kỳ lịch sử.
- Nội dung: Là sản phẩm của nhân dân chủ yếu là bình dân. Vì không phải là tiếng nói của mỗi cá nhân nên VHDG chỉ chọn những tiêu biểu chung.
- Cách thức lưu truyền: Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có dị bản.
- Vai trò, tác dụng: Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân là kho tàng cho văn học viết khai thác phát triển.
- Thành phần văn học dân gian: VHDG bao gồm văn học của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam, vẫn tiếp tục phát triển thời trung đại khi văn học ra đời. 
- Thể loại: Về thể loại VHDG Việt Nam có hầu hết các thể loại dân gian trên thế giới, có một số thể loại riêng như vè, truyện thơ, chèo, tuồng ...
2- Văn học viết :
- Thế kỷ X: 
- Văn học chữ Hán:
- Văn học chữ Nôm :
- Văn học chữ Quốc ngữ:
II- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
- Thế kỷ X-XIX : Văn học trung đại.
phát triển trong môi trường xã hội phong kiến qua nhiều giai đoạn tuy là quốc gia độc lập nhưng phải chống nhiều cuộc xâm lược của PK phương Bắc
- Từ thế kỷ XX đến 1945 : Văn học hiện đại
Cuộc xâm lược của Pháp, chính sách khai thác thuộc địa, nền văn học vận động thơ hướng hiện đại hóa, nhiều thành tựu xuất sắc ở 1930-1945 về thơ, văn xuôi.
- Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay :
nền văn học của thời đại mới, độc lập tự chủ đi lên CNXH chia làm hai giai đoạn : 
+ GĐ 1945-1975:
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. VH đã phục vụ tích cực nhiệm vụ CM, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hy sinh, sáng tạo hình ảnh đẹp về đất nước con người VN.
+ GĐ 1975 đến nay :
VH bước vào thời kỳ đổi mới : Khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ.
III- Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
1- Nội dung tư tưởng
* Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng là truyền thống nổi bật, nội dung tư tưởng đậm nét xuyên suốt các thời kỳ phát triển.
 * Tinh thần nhân đạo : là truyền thống tư tưởng sâu đậm phát triển với những biểu hiện phong phú đa dạng.
* Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan thể hiện sức sống và đặc điểm tâm hồn dân tộc.
2- Quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật:
Những tác phẩm có quy mô không lớn, chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hòa.
* Ghi nhớ : 
 Tiết 2
 * Đọc SGK 194.
? Nhìn chung về loại, thể và nguyên tắc phân chia thể loại văn học ?
 + Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
+ Sáng tác văn học gồm 3 loại : Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra có nghị luận
Loại rộng hơn thể, bao gồm nhiều thể.
? Các thể loại văn học dân gian ?
? Cho biết các thể thơ .
? Thơ có nguồn gốc Trung Hoa : 
 (Nhận dạng hai bài thơ Côn Sơn ca và qua Đèo Ngang)
 + Thơ có nguồn gốc dân gian : 
 (Nhận dạng qua ca dao và Sau phút chia ly)
? Truyện ký viết bằng chữ Hán có những tác phẩm nào ?Nội dung chính ?
 + Truyện kí chữ Hán : Truyền kỳ mạn lục; Hoàng Lê nhất thống chí ; Thượng kinh ký sự
+ Nội dung : đậm yếu tố tưởng tượng, hoang đường kỳ ảo, các nhân vật lịch sử, các vị anh hùng ...
? Đặc điểm của truyện thơ Nôm ?
 + Tiểu thuyết bằng thơ (có cốt truyện, có nhân vật, lời kể ...)
? Văn học trung đại có thể văn mang tính chất công vụ chưa ? Đặt dưới dạng nào ?
 + Tính chất công vụ chủ yếu là nghị luận : chiếu, biểu, cáo, hịch ...
 - Chiếu dời đô
 - Hịch tướng sĩ
 - Bình Ngô đại cáo
? Thể loại trong văn học hiện đại có sự biến đổi như thế nào ?
 + Kịch nói được du nhập.
 + Báo chí phát triển thúc đẩy thể loại phóng sự
 + Phê bình văn học trở thành hoạt động độc lập
 + Truyện ngắn, tiểu thuyết tiếp nối trung đại nhưng có sự đổi mới về đề tài, nhân vật, được nhìn nhận miêu tả trong tính cá thể, có tính cách tâm trạng, số phận của từng cá nhân.
 + Thể tùy bút mang đậm dấu ấn tác giả.
 + Thể thơ đa dạng, nội dung cảm xúc đổi mới, phương thức biểu cảm sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ ... có sự đổi mới.
- HS đọc ghi nhớ 
B- Sơ lược về một số thể loại văn học :
- Căn cứ phân chia các thể loại văn học.
 Căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn ta chia ra các thể loại văn học.
- Gồm 3 loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra có nghị luận
 I- Một số thể loại văn học dân gian :
+ Các thể tự sự dân gian : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
 + Trữ tình dân gian : ca dao, dân ca
 + Sân khấu dân gian : chèo, tuồng
 + Tục ngữ : dạng đặc biệt của nghị luận
II Một số thể loại văn học trung đại
1- Các thể thơ:
a) Thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Hoa:
- Thể cổ phong
- Thể Đường luật
b) Thể thơ có nguồn gốc dân gian:
- Thể thơ lục bát
- Song thất lục bát
2- Các thể truyện, ký
- Truyện truyền kỳ, kí và truyện dài viết theo lối chương hồi
3- Truyện thơ Nôm :
Truyện Kiều của Nguyễn Du
4- Một số thể văn nghị luận
III- Một số thể loại văn học hiện đại
- Kịch nói
- Phóng sự
- Phê bình văn học
- Truyện ngắn, tiểu thuyết
- Thể tuỳ bút
- Thể thơ ...
* Ghi nhớ : SGK (201)
IV- Củng cố : So sánh truyện ngăn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu với “Người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ về phương thức trần thuật và xây dựng nhân vật.
 V- Hướng dẫn về nhà : Ôn tập thi học kỳ theo hệ thống các bài ôn tập.
E. RKNBD:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(16).doc