Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 4

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 4

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 16

 Chuyện người con gái Nam Xương

 (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

 ( Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu thế nào là truyện truyền kì trong văn học trung đại. Bước đầu hiểu được vẻ đẹp nết na đôn hậu, thuỷ chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể và cảm thụ văn học trung đại viết bằng chữ Hán.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng cảm mến tự hào về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

 II. Các kỹ năng sống cần giáo dục:

-Kỹ năng tự nhận thức, lắng nghe,hợp tác, tư duy phê phán,đảm nhận trách nhiệm.

III.Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp:Thuyết trình,vấn đáp,dạy học theo nhóm.

- Kỹ thuật:đặt câu hỏi,động não, hỏi và trả lời,chia nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định tổ chức (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (2)

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 16 
 Chuyện người con gái Nam Xương 
 (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
 ( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu thế nào là truyện truyền kì trong văn học trung đại. Bước đầu hiểu được vẻ đẹp nết na đôn hậu, thuỷ chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể và cảm thụ văn học trung đại viết bằng chữ Hán. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng cảm mến tự hào về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. 
 II. Các kỹ năng sống cần giáo dục:
-Kỹ năng tự nhận thức, lắng nghe,hợp tác, tư duy phê phán,đảm nhận trách nhiệm..
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp:Thuyết trình,vấn đáp,dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật:đặt câu hỏi,động não, hỏi và trả lời,chia nhóm..
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (2’)
 Câu hỏi
Tại sao nói bảo vệ tương lai trẻ em là vấn đề quan trọng, cần thiết và cấp bách của nhân loại?
 Đáp án
Trẻ em là tương lai của quốc gia, dân tộc. Bảo vệ tương lai của trẻ chính là bảo vệ tương lai của toàn nhân loại.
3. Bài mới (1’) Trong văn học Việt Nam đã có không ít những tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kì. Song được tôn vinh là “Thiên cổ kì bút” (áng văn kì lạ của ngàn đời) thì đến nay chỉ có một “Truyền kì mạn lục”. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu chú thích.
-Kỹ thuật dạy học:đặt câu hỏi,động não,đọc hợp tác
-Rèn kỹ năng sống:tự nhận thức,lắng nghe,giải quyết vấn đề.
 SGK trang 43.
- GV hướng dẫn đọc: Phân biệt lời kể, lời thoại; Ngữ điệu thay đổi theo tình huống (Trầm, buồn). 
+ Gọi học sinh đọc từ đầu đến “ nhưng việc đã chót qua rồi”. 
+ Sau đó giáo viên kể tóm tắt đoạn Vũ Nương sống ở dưới thuỷ cung.
+ Rồi học sinh đọc đoạn cuối “ Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng nhựa...” cho đến hết.
- Gọi học sinh tìm hiểu một số từ khó.
GV: TK XII – chế độ phong kiến dưới triều Lê suy tàn, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đời sống nhân dân khổ cực lầm than. Thế cuộc đảo điên, nhân tình đen bạc. Ông ra làm quan một năm rồi cáo quan, lấy cớ về quê nuôi mẹ già, viết sách, sống ẩn dật ở núi rừng Thanh Hoá.
Máy chiếu: Một số tác phẩm thuộc “Truyền kì mạn lục”.
1. Câu chuyện ở đền Hạng Cương.
2. Truyện Từ Thức lấy tiên.
3. Người nghĩa phụ ở Khoái Châu.
4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
- GV giới thiệu về đặc điểm của thể loại này:
+ Văn xuôi tự sự
+ Cốt truyện the dân gian, có sự sáng tạo về tư tưởng, nhân vật, tình tiết.
+ Kết hợp yếu tố hoang đường.
+ Viết theo lối văn xuôi biền ngẫu (Hai ngựa chạy sóng đôi) : GV lấy ví dụ đoạn văn Vũ Nương tiễn chồng ra mặt trận.
+ Hai kiểu nhân vật: Người phụ nữ đức hạnh nhưng bị các thế lực đen tối chà đạp – Người trí thức có tâm huyết song bất mãn....
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
GV: Công trình NT bằng văn xuôi này của Nguyễn Dữ đúng như tên gọi của nó đã ghi chép lại những câu chuyện kì lạ trong cổ tích, trong dã sử và lịch sử Việt Nam. “Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một trong những câu chuyện kì lạ như thế. 
- Truyện có những sự việc chính nào?
Máy chiếu: 
+ Vũ Thị Thiết xinh đẹp, nết na lấy Trương Sinh con nhà giàu, tính tình đa nghi .
+ Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà quán xuyến lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ chồng, lo liệu chu tất việc tang khi mẹ chồng mất, nuôi dạy con thơ.
+ Trương Sinh mãn lính trở về, nghe lời nói thơ ngây của bé Đản nên nghi ngờ vợ không chung thuỷ, chửi bới đánh đập và đuổi đi.
+ Vũ Nương bị hàm oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn song được Linh Phi dưới thuỷ cung cứu sống.
+ Một đêm Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con trỏ vào bóng chàng trê vách và bảo đó là cha nó. Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ, lập đàn tràng giải oan ở bến sông HG.
+ Vũ Nương trở về đứng giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện, nói vọng vào mấy câu rồi biến mất.
- Theo diễn biến, truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và ND?
Máy chiếu:
1. Vũ Nương lấy chồng, mắc oan và tự vẫn.
2. Vũ Nương được cứu sống và được minh oan.
- Bi kịch? Tấn bi kịch nghĩa là gì?
- Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Tư dung tốt đẹp? (Đẹp cả người đẹp cả nết)
- Còn chồng nàng,Trương Sinh là con người ntn?
(ít học, đa nghi, hay ghen)
Trắc nghiệm: Câu văn nào nói lên cách xử sự đúng mực của nàng trước tính hay ghen của chồng?
a. Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói.
b.Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
c. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
d. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà. (d)
- Cách giới thiệu về 2 nhân vật này có điều gì đặc biệt? (Trực tiếp, ngắn gọn thể hiện thái độ trân trọng Vũ Nương và cho thấy mỗi nhân vật có một tính cách riêng khác nhau. Đó cũng là hoàn cảnh phát sinh của câu chuyện)
- Học sinh đọc thầm và theo dõi đoạn văn.
Máy chiếu: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu..... cánh hống bay bổng”.
- Trong buổi chia tay, nàng đã nói gì với chồng?
- Nhận xét gì về lời văn đối thoại được sử dụng?
- Qua đó cho thấy t/c gì của nàng khi tiễn biệt chồng?
GV bình: Đúng là cách nói, lời nói của một người vợ thuỳ mị, dịu dàng. Từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu đối xứng, khoan hoà như chính nhịp đập của trái tim nàng vậy. Thật cảm động biết bao! Tình cảnh của nàng khiến ta liên tưởng tới hình ảnh người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc” (Đoàn Thị Điểm):
 “Càng trông lại mà càng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai”.
- Khi chồng đi lính, ở nhà đã có những sự việc gì xảy ra với nàng?
GV: Chồng vắng nhà, con thơ dại, mẹ chồng đau yếu – Một tay nàng gánh vác lo toan....
- Y/c học sinh đọc thầm lời trăn trối của người mẹ chồng.
- Trong hoàn cảnh éo le như vậy, ta hiểu rõ hơn điều gì về phẩm chất của nàng?
GV bình: Ta càng hiểu thêm về công lao, đức độ của người con dâu hiền thảo lo toan tình nghĩa vẹn cả đôi đường. Nàng là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN trong xã hội xưa: Công, dung, ngôn, hạnh. Đáng lẽ nàng phải được hưởng một cuộc sống gia đình êm ấm hạnh phúc – Nàng phải được đền bù bằng một phần thưởng xứng đáng cho người thiếu phụ chung tình, tận tuỵ. Song cuộc đời nàng thật bất hạnh làm sao khi chồng nàng mãn lính trở về.
I. Đọc,tìm hiểuchú thích:
 1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tác giả:
- Quê:Huyện Thanh Miện – Tỉnh Hải Dương.
- Dòng dõi nho sĩ: Cha đỗ tiến sĩ, bản thân ông đỗ cử nhân triều Lê.
 b. Tác phẩm:
* “Truyền kì mạn lục” : Ghi chép tản mạn về những câu chuyện li kì lưu truyền(Gồm20 truyện)
* Thể loại: Viết theo lối văn xuôi chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc.
* “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16/20 lấy cốt truyện từ “Truyện cổ tích vợ chàng Trương”.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1. Tóm tắt:
2. Bố cục:
 2 phần
3 . Phân tích:
 a. Nhân vật Vũ Nương và tấn bi kịch gia đình:
* Nhân vật Vũ Nương:
Thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
=> Cách xử sự đúng đạo vợ chồng.
* Bi kịch gia đình:
- Khi Trương Sinh đi lính:
+ Không mong vinh hiển chỉ mong chồng bình an.
 + Cảm thông với những gian nan, nguy hiểm mà chồng phải vượt qua.
 + Khắc khoải nhớ nhung, ứa 2 hàng lệ.
=> Lối văn biến ngẫu, hình ảnh ước lệ + điển tích: 
Nỗi buồn nhớ khắc khoải khi nàng tiễn chồng ra mặt trận.
+ Sinh con trai, nuôi dạy con thơ.
+ Chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ân cần dịu dàng, lễ bái thần phật, ngọt ngào khuyên lơn.
+ Hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu đáo.
=> Vũ Nương là người phụ nữ hiền thục, đảm đang – Người con dâu hiếu thảo – Người vợ thuỷ chung, một lòng yêu thương chờ đợi chồng.
* Luyện tập: 
4. Củng cố,luyện tập: (1’) 
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học ND bài, tiếp tục đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi SGK.
 ......................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 17 
 Chuyện người con gái Nam Xương 
 (Trích Truyền kì mạn lục – nguyễn Dữ)
 ( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được số phận đau khổ bị chà đạp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sự cảm thông, bênh vực người phụ nữ qua thái độ của tác giả, phê phán cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa và những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể và cảm thụ văn học trung đại viết bằng chữ Hán. Rèn kỹ năng phân tích nhân vật.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ nhân phẩm người phụ nữ. 
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục:
-Tự nhận thức,lắng nghe,giải quyết vấn đề.
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp:thuyết trình,dạy học theo nhóm,vấn đáp.
-Kỹ thuật:đặt câu hỏi,giao nhiệm vụ,động não.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
-Bảng phụ,tranh minh hoạ S GK	
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:	 	
 Câu hỏi
Tóm tắt phần đầu của Chuyện người con gái Nam Xương”? Qua đó em hiểu Vũ Nương là con nười ntn?
 Đáp án
Vũ Nương là người con gái đẹp, thuỳ mị nết na, một lòng yêu thương, thuỷ chung, chờ đợi chồng – Một người con dâu hiếu thảo.
3. Bài mới (1’) Có thể nói, trong 3 tư cách: Một người vợ – Một người con – Một người mẹ, nàng Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình thương, thuỷ chung và vô cùng nhân hậu. Nàng đáng được trân trọng, ngợi ca. Nhưng sự bất hạnh và đau khổ của cuộc đời nàng lại thực sự bắt đầu khi Trương Sinh trở về.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
-Kỹ thuật dạy học:hỏi và trả lời.
- Rèn kỹ năng sống:hợp tác,giải quyết vấn đề.
Học sinh kể tóm tắt sự việc khi Trương Sinh mãn lính trở về. 
- Khi chồng trở về, chuyện gì xảy ra với nàng?
- Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của nàng? (Do lời nói thơ ngây của bé Đản...)
- Tác giả đã dẫn dắt câu chuyện ntn khiến Vũ Nương không thể thanh minh được ? (Trương Sinh đa nghi, ít học, vợ chồng xa cách lâu ngày, Trương Sinh tin ngay lời con trẻ, không cần hỏi thêm gì và cũng không để cho vợ có cơ hội thanh minh)
- Nhận xét cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả?
- Nàng đã tự minh oan cho mình bằng cách nào?
GV: Cuộc đời nàng chỉ biết sống hoà thuận, một lòng giữ gìn phẩm giá. Vậy mà bị buộc tội phũ phàng, oan ức không thể thanh minh và giãi bày cùng ai. Nàng tìm đến cái chết để minh oan cho mình.
- Cái chết của Vũ Nương gợi cho em suy nghĩ gì? (Cái chết vô lí, thảm khốc song cũng là một hành động quyết liệt)
GV bình: Nàng gieo mình xuống bến Hoàng Giang, để từ đó người đời sẽ lưu truyền thêm một tấn bi kịch nữa về số phận đau xót mong manh của người phụ nữ thời phong kiến. Đó là tấn bi kịch về cái đẹp bị chà nát phũ phàng.
- Y/c học sinh quan sát ản ...  căng, ngạo mạn, hách dịch và Dế choắt hết mặc cảm hèn kém, sợ hãi).
- Giáo viên lấy thêm ví dụ về cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”: 
 + Cháu - ông
 + Tôi - ông
 + Bà - mày.
- Qua đó em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? ( Hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Tuỳ vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp để lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
- Em rút ra bài học gì về cách xưng hô trong giao tiếp?
- Học sinh đọc tình huống BT1.
- Lời mời của em học sinh có sự nhầm lẫn ntn? Lời mời ấy được hiểu ntn?
- Theo em cần phải thay đổi từ ngữ xưng hô nào cho đúng? 
Tại sao tác giả của các văn bản khoa học chỉ là một người nhưng lại thường sử dụng từ ngữ xưng hô là chúng tôi?
- Phân tích từ ngữ xưng hô mà Thánh Gióng dùng để nói với mẹ và với sứ giả?
- Vị tướng xưng hô với thầy giáo cũ của mình ntn? Điều đó thể hiện thái độ gì? 
I. Bài học(20phút)
 1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
a. Ví dụ:
- Từ ngữ xưng hô:
(a) Choắt:Anh – em (Mặc cảm thấp hèn)
 Mèn: Ta – chú mày (Ngạo mạn, hách dịch)
=>Cách xưng hô bất bình đẳng.
b. Ghi nhớ(19phút): 
Từ ngữ xưng hô tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp và đặc điểm tình huống giao tiếp để lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: 
- Nhầm lẫn từ ngữ xưng hô: Chúng ta (Bao gồm cả người nói và người nghe)
- Sửa lại: Chúng em, chúng tôi (Chỉ bao gồm người nói, chứ không bao gồm người nghe)
 2. Bài tập 2:
- Xưng chúng tôi: Thể hiện tính khách quan, khoa học và sự khiêm tốn
3. Bài tập 3:
* Với mẹ (Người sinh ra mình): Gọi là mẹ (Màu sắc thông thường)
* Với sứ giả: Ông – Tôi 
( Khác thường, mang màu sắc truyền thuyết)
4. Bài tập 4: 
- Vị tướng gọi thầy giáo bằng “thầy” xưng “con”
=> Sự kính trọng và lòng biết ơn.
- Người thầy gọi vị tướng là “Ngài” => Sự tôn trọng cương vị hiện tại của học trò.
4. Củng cố , luyện tập(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học bài, làm BT5,6. Chuẩn bị bài “Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp”.
 . 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 19 
 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được hai cách dẫn lời nói và ý nghĩ là lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng trích dẫn khi viết văn bản. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, chủ động lựa chọn và sử dụng hai cách nói này khi tạo lập văn bản.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: 
-Tự nhận thức,hợp tác, giải quyết vấn đề.
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp: vấn đáp, theo nhóm.
-Kỹ thuật:đặt câu hỏi,giao nhiệm vụ,trình bày một phút.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi
 Khi sử dụng các từ ngữ xưng hô trong hội thoại, ta cần phải chú ý điều gì?
 Đáp án
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp và hiệu quả.
3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ.
-Kỹ thuật dạy học:Đặt câu hỏi,giao nhiệm vụ.
-Rèn kỹ năng sống:Hợp tác,giải quyết vấn đề.
- Học sinh đọc đoạn trích SGK trang 53.
- Trong 2 ví dụ a, b: Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? (Hay phần in đậm nào được phát ra thành lời thành tiếng? Phần nào chỉ là ý nghĩ?
- Các phần in đậm được tách ra phần đứng trước nó bằng dấu hiệu nào?
Thảo luận: Theo em có thể đảo vị trí của phần in đậm lên trước được không? Khi đảo, hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì thì hợp lý?
- GV sử dụng băng chữ để chuyển: Có thể đảo và thêm dấu gạch ngang (-) để ngăn cách. Học sinh quan sát.
- GV chốt: Như vậy trong 2 đoạn văn có chứa phần chữ in đậm đã được tác giả nhắc lại nguyên văn lời nói và ý nghĩ của người khác và được đặt trong dấu ngoặc kép. Đó gọi là lời dẫn trực tiếp.
- Vậy em hiểu thế nào là lời dẫn trực tiếp? 
- Học sinh đọc đoạn trích SGK trang 53.
- Trong phần in đậm ở a, b – Phần nào là lời nói, phần nào chỉ là ý nghĩ?
- Các phần in đậm này được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì?
- Có thể đặt từ “rằng, là” trước phần in đậm của ví dụ a, b được không? (Được)
- GV chốt: ở ví dụ (a), tác giả đã thuật lại lời nói của nhân vật lão Hạc; ở ví dụ (b) thuật lại ý nghĩ của tác giả. Nó không được đặt trong dấu ngoặc kép. Đó là lời dẫn gián tiếp.
- Vậy em hiểu thế nào là lời dẫn gián tiếp? 
- Học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK trang
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
* Giống: Cùng là dẫn lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật. 
* Khác: + Trực tiếp: Dấu hai chấm (:) báo trước có lời dẫn trực tiếp. Phần được dẫn đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Gián tiếp: Thuật lại không cần nguyên văn, có điều chỉnh ND; Có thể thêm từ “ Rằng, là”.
- Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp?
- Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, ta phải làm thế nào? (Bỏ các dấu gạch đầu dòng và thêm một số từ ngữ vào)
- Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
- Học sinh làm miệng.
I. Bài học(15phút)
 1. Cách dẫn trực tiếp 
 a. Ví dụ:
(a) Lời nói
(b) ý nghĩ.
- Ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu hai chấm ( : ) và được đặt trong dấu ngoặc kép “ ”.
b. Ghi nhớ:SGK
2. Cách dẫn gián tiếp
 a. Ví dụ:
(a) Lời nói
(b) ý nghĩ.
- Dấu hiệu ngăn cách: (b) bằng từ “rằng”.
b. Ghi nhớ:
II. Luyện tập(10phút):
 1. Bài tập 1: 
(a) (b) đều là cách dẫn trực tiếp. (a) là dẫn lời nói. (b) là dẫn ý.
 2. Bài tập 2: 
 a. Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: 
Trong Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng”, chủ tịch HCM đã nhấn mạnh rằng: Chúng ta phải ghi nhớ công lao..... anh hùng”.
b. Chuyển lời trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
3. Bài tập 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
 Hôm sau ..... Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan Lang về nói với chàng Trương là nếu như còn nhớ ... thì nàng sẽ trở về.
* Kiểm tra 15’:
Em hãy chuyển ý kiến (b) SGK trang 55 thành lời dẫn trực tiếp.
4. Củng cố, luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học bài, hoàn thiện các BT. Chuẩn bị bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
 .......................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 20 
 Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự đã học ở chương trình ngữ văn lớp 8 và nâng cao ở lớp 9.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tóm tắt văn bản tự sự.
II. Các kỹ năng sống cần giáo dục trong bài:
-Tự nhận thức,giải quyết vấn đề
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-phương pháp:vấn đáp,theo nhóm.
-Kỹ thuật:giao nhiệm vụ ,đặt câu hỏi,động não.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 Đáp án
* Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại cốt truyện để người nghe hiểu được nội dung cơ bản của câu chuyện ấy.
* Yêu cầu: Phải căn cứ vao ND quan trọng nhất của tác phẩm, sự việc, nhân vật chính.
3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ.
-Kỹ thuật dạy học:đặt câu hỏi ,giao nhiệm vụ.
-Rèn kỹ năng sống:tự nhận thức,giải quyết vấn đề.
- Học sinh đọc 3 tình huống SGK trang 58.
GV: ở cả 3 tình huống này, người ta đều phải tóm tắt văn bản tự sự. 
- Vậy yêu cầu của tóm tắt ở từng tình huống này là gì?
 + Tình huống 1: Người kể phải kể lại diễn biến của bộ phim để những người chưa xem nắm được ND, sự việc, diễn biến.
+ Tình huống 2: Người học tóm tắt được văn bản -> Khi học sẽ có hứng thú và hiệu quả hơn.
+ Tình huống 3: Kể một cách khách quan, trung thực với nhân vật, sự việc được kể.
- Qua các tình huống trên, em có nhận xét gì về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự ?
- Hãy tìm, nêu một số tình huống trong cuộc sống mà em cần phải vận dụng tóm tắt văn bản tự sự ?
+ Lớp trưởng báo cáo về việc vi phạm kỉ luật....
+ Chú bộ đội kể tóm tắt diễn biến trận đánh...
+ Người đi đường kể cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông....
- Nhắc lại trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự ? (5 bước)
+ Đọc tác phẩm tự sự
+ Nắm được nhân vật, sự việc chính
+ Sắp xếp sự việc theo trình tự diễn biến của tác phẩm tự sự (Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước....)
+ 
- Theo em, khi tóm tắt văn bản tự sự cần phải đảm bảo yêu cầu gì ? (Chính xác, trung thực, khách quan)
- Vậy việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò, ý nghĩa ntn trong đời sống của chúng ta?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 58, 59.
- Gọi học sinh đọc văn bản tóm tắt SGK trang 58, 59.
- Đối chiếu với văn bản đã học, em thấy các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Thiếu những sự việc nào?
- Trình tự các sự việc đã hợp lí chưa? 
(Sự việc T7 chưa hợp lí. Vì nhờ sự việc trên mà Trương Sinh biết vợ mình bị oan. Tức là TS đã biết sự thật trước khi gặp Phan Lang)
- Sắp xếp lại ?
(Lưu ý : ở sự việc T7 cần phải lược bỏ cụm từ Biết vợ bị oan )
- GV hướng dẫn học sinh viết văn bản tóm tắt dài khoảng 20 dòng.
- Học sinh trình bày trước lớp: Em có thể rút ngắn chi tiết nào mà vẫn đảm bảo ND củavăn bản ?
- Học sinh tìm các sự việc chính của văn bản.
- Học sinh viết văn bản tóm tắt.
I. Bài học(7phút)
 1. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
 a. Ví dụ:
=> Trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng có đủ thời gian, phương tiện, điều kiện để tiếp cận một tác phẩm tự sự. Vì vậy việc tóm tắt tác phâm tự sự là một nhu cầu tất yếu.
b. Ghi nhớ:
2. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự (21phút)
 a. Ví dụ:
* Thiếu 2 sự việc chính:
 + Giới thiệu nhân vật: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương... (8)
 + Hình ảnh chiếc bóng: Một đêm Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ vào chiếc bóng.... (9)
* Sự việc T7 chưa hợp lí.
* Sắp xếp lại: 8, 1, 2, 3, 4, 9, 5, 6, 7. 
II. Luyện tập (10phút)
 1. Bài tập 1 : Viết văn bản tóm tắt Lão Hạc.
- Lão Hạc là một nông dân nghèo, hiên lành, chất phác.
- người con trai duy nhất của lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su.
- Lão Hạc sống một mình cùng con chó Vàng.
- Mất mùa, đói kém, lão phải bán con Vàng.
- Lão nhờ ông giáo trông nom hộ mảnh vườn cho con trai và gửi lại 30 đồng bạc lo ma chay cho mình.
- Nghèo đói, túng quẫn, ân hận dày vò, lão Hạc tự tử bằng bả chó.
4. Củng cố, luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học bài, hoàn thiện các BT. Chuẩn bị bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
 ................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 4.doc