A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng thành phần biệt lập trong giao tiếp.
- Biết đặt câu và vận dụng thành phần tình thái, thành phần cảm thán vào văn bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày .
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ.
-Thế nào là kkởi ngữ ?( 5đ) Cho ví dụ (5đ)?
- Đáp án: phần ghi nhớ (SGK - 8)
Ngày soạn: 17 tháng 01 năm 2012 Tuần 21-Tiết 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán. - Công dụng của các thành phần trên. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu. - Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng thành phần biệt lập trong giao tiếp. - Biết đặt câu và vận dụng thành phần tình thái, thành phần cảm thán vào văn bản. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày ..... C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định lớp 2-Kiểm tra bài cũ. -Thế nào là kkởi ngữ ?( 5đ) Cho ví dụ (5đ)? - Đáp án: phần ghi nhớ (SGK - 8) 3-Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần tình thái HS đọc ví dụ phần I. ? Các từ "chắc", "có lẽ" thể hiện nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? - HS xác định: Là nhận định của người nói đối với sự việc (phần được gạch chân). ? Nếu bỏ những từ đó thì nghĩa sự việc của câu có khác đi không ? - HS xác định: không. GV: các từ chắc, có lẽ trong ví dụ là thành phần tình thái. ? Thế nào là thành phần tình thái? Tìm những từ có ý nghĩa tương tự? GV giới thiệu các dạng khác nhau của thành phần tình thái (3 dạng): - Thái độ tin cậy với sự việc. - Ý kiến với người nói. - Thái độ người nói đối người nghe. I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI. 1. Ví dụ: - Chắc: thể hiện sự tin cậy cao; - Có lẽ: thể hiện độ tin cậy (thấp hơn chắc). 2. Kết luận: Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán HS đọc ví dụ phần II. ? Các từ in đậm có chỉ sự vật, sự việc nào không? ? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi? ? Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì? - HS xác định. ? Hiểu thế nào là thành phần cảm thán? Lấy ví dụ minh hoạ? Hai thành phần cảm thán và tình thái có điểm gì chung? -HS xác định: Điểm chung của 2 thành phần này là thành phần biệt lập. GV cho HS đọc kết luận SGK. II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN. 1. Ví dụ: - Ồ (cảm xúc vui sướng). - Trời ơi! (cảm xúc tiếc rẻ) Các từ không chỉ sự vật, sự việc, không gọi ai. 2. Kết luận : - Thành phần cảm thán dùng bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, tủi...). -Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Hoạt động 3: Luyện tập BT1: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau : Bài tập 1 : Nhận diện các thành phần tình thái & cảm thán *Thành phần tình thái a-Có lẽ c-Hình như d-Chả nhẽ *Thành phần cảm thán b-Chao ôi BT2: Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): Bài tập 2 Dường như [hình như]- có vẻ như- có lẽ- chắc là – chắc hẳn- chắc chắn. BT3: Hãy cho biết, trg số những từ có thể thay thế cho nhau trg câu sau đây, với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc? Bài tập 3 : Trong nhóm từ “chắc, hình như, chắc chắn” thì “chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất, “hình như” có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả dùng từ “chắc” trong câu : “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rắng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”. Vì niềm tin vào sự việc ấy có thể diễn ra theo 2 khả năng : +Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy. +Thứ 2, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn khác đi một chút. BT4: Viết 1 đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức 1 tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng) trg đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. Bài tập 4 : Viết đoạn văn Hiện nay, trên tivi chiếu rất nhiều bộ phim hấp dẫn, em thích nhất là bộ phim “Hướng nghiệp” đang trình chiếu trên HTV9 của Việt Nam. Oi, lần đầu tiên nhận thấy phim nhựa Việt Nam có bước tiến mới với đề tài khá hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của người xem. Phim tuy không có nhiều diễn viên nổi tiếng nhưng mà sao dẫn hấp dẫn và cảm động. Có lẽ do đề tài phù hợp với thời buổi kinh tế hiện nay, lớp trẻ đang bước vào cạnh tranh thương trường D. Củng cố và dặn dò -Đọc ghi nhớ về thành phần tình thái và thành phần cảm thán. + Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Ngày soạn: 15 tháng 12 năm 2012 Ngày soạn: 16 tháng 01 năm 2012 Tuần 21_tiết 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự vệc, hiện tượng đời sống. 2. Kỹ năng: Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này. 3.Thái độ : Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày ..... C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra : Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội. HS đọc văn bản "Bệnh lề mề" ? Tác giả bình luận hiện tượng gì trong đời sống? ? Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó? ? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? (Có) ? Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? (phân tích những nguyên nhân của bệnh lề mề trong từng trường hợp cụ thể). ? Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng lề mề (khách quan và chủ quan)? ? Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao? ? Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao? - HS phát biểu. - GV phân tích lại từng ý kết luận. GV khái quát rút ra dàn bài chung. ? Thế nào là nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội? ? Bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội cần tuân thủ theo những yêu cầu gì? - HS rút ra nhận xét, trả lời. - GV bổ sung, cho HS đọc ghi nhớ SGK. I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 1. Ví dụ: Văn bản "Bệnh lề mề" . - Vấn đề bình luận: bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống. - Các biểu hiện: + Muộn giờ họp. + Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ + Đi muộn, nhỡ tàu xe... (Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng) - Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác. - Tác hại: Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó, tạo thói quen kém văn hoá. - Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau . - Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá . - Bố cục mạch lạc: trước hết nêu hiện tượng từ đó phân tích các nguyên nhân, tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục. 2. Kết luận: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có những vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu về nội dung bài nghị luận gồm: + Nêu sự việc, hiện tượng. + Phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, hại của sự vật, hiện tượng. + Tỏ thái độ (Khen hoặc phê phán). + Đề xuất, kiến nghị. Hoạt động 2: Luyện tập Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. BT1 : Thảo luận : Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết 1 bài văn nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết. GV cho HS làm bài tập theo nhóm: Các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng trong 5' Bài tập 1 : a-Sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn -Giúp bạn học tập tốt. -Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm. -Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường -Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. -Đưa em nhỏ qua đường. -Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt. -Trả lại của rơi cho người mất. b-Trong các sự việc, hiện tượng trên thì có thể viết 1 bài văn nghị luận xã hội cho các vấn đề sau: -Giúp bạn học tập tốt (do bạn yếu kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn). -Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường (xây dựng môi trường xanh – sạch –đẹp) -Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ (đạo lí “uống nước nhớ nguồn”) Bài tập 2 (sgk) GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. Lớp trao đổi - GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 2 D.CỦNG VÀ DẶN DÒ: + Củng cố : Hệ thống kiến thức. - Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Yêu cầu về nội dung ? -Nắm vững lí thuyết về kiểu bài -Chuẩn bị “Cách làm bài ..hiện tượng đời sống” Ngày soạn27 tháng 01 năm 2012 Tuần 22-Tiết 101 HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự vệc, hiện tượng đời sống. 2. Kỹ năng: Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3.Thái độ : Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày ..... C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra : 3- Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài Gv nêu đề bài, học sinh tìm hiểu thực tế và chuẩn bị nội dung cho các làm bài văn nghị luận theo đề bài đã chọn. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. Nạn chặt phá rừng ở địa bàn Xã Buôn Triết Hoạt động 2: Hướng dẫn cách chuẩn bị ở nhà Học sinh đọc đề ở SGK . ? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? ? Đề thuộc loại gì ? ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ? ? Đề yêu cầu làm gì ? như thế được, cụ thể: - GV cho HS rút ra kết luận,yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị để tiết sau trình bày trước lớp theo từng cá nhân. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề : - Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Đề nêu hiện tượng: sự việc tiêu cực trên địa bàn của học sinh - Đề yêu cầu : Nêu thực trạng và suy nghĩ của em về hiện tượng ấy. * Tìm ý : 2 . Lập dàn bài a- MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. b- TB : Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó). Nêu các mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc hiện tượng. Bày tỏ thái độ khen chê đối với sự việc hiện tượng. Nêu nguyên nhân tư tưởng xã hội sâu xa của sự việc hiện tượng. c- KB : ý kiến khái quát đối với sự việc hiện tượng. 3 . Viết bài * Chú ý : Cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, có ý kiến cảm thụ riêng. D. Củng cố và dặn dò + Củng cố: Cách làm bài văn nghị luận + Híng dÉn häc ë nhµ: Tìm hiểu thực tế, làm bài theo yêu cầu. +Đánh giá chung về buổi học: Ngày soạn:16 tháng 01 năm 2012 Tuần 21-Tiết 100 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI A. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: 1 Mức dộ cần đạt: Rèn kĩ nang làm bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 2. Kiến thức: - Biết đối tượng kiểu bài, yêu cầu cụ thể khi nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. -Giáo dục môi trường qua một sự việc, hiện tượng trong đời sống về môi trường 3. Kỹ năng: - Có kĩ năng quan sát, nhận diện đề, kĩ năng xây dựng dàn ý của dạng bài này và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội. 4- Thái độ: Có ý thức đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực và học tập những tấm gương tốt trong học tập và rèn luyện. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra : - Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?(5đ) -Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận?(5đ) => HS trả lời theo nội dung ghi tiết 99 3- Tổ chức dạy học bài mới *Vào bài : Muốn làm bài nghị luận, trước hết cần tìm hiểu đề sau đó tìm hiểu về cách làm. Đó chính là vấn đề mà chúng ta đem ra bàn luận hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài - HS đọc các đề trong SGK. ? Các đề trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống đó? - HS xác định. - GV cho HS tự nghĩ một đề bài tương tự. *Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông *Nhà trường với các tệ nạn xã hội. *Nhà trường với vấn đề môi trường: Tham gia phong trào làm xanh ,sạch , đẹp trường lớp . Phê phán hiện tượng xã rác bừa bãi I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 1. Điểm giống nhau của 4 đề văn là đều đề cập đến những sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến... 2. Các đề nghị luận bổ sung. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài Học sinh đọc đề ở SGK . ? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? ? Đề thuộc loại gì ? ? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ? ? Đề yêu cầu làm gì ? ? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? - Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả. ? Vì sao Thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? - Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được, cụ thể: + Là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng. + Là một học sinh biết kết hợp học với hành. + Là một học sinh có đầu óc sáng tạo... ? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? - Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ... Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng .... Giáo viên giới thiệu chung dàn ý SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục. Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp. - GV cho HS rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một sự việ , hiện tượng trong đời sống. II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề : - Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả. - Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. * Tìm ý : 2 . Lập dàn bài a- MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. b- TB : Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó). Nêu các mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc hiện tượng. Bày tỏ thái độ khen chê đối với sự việc hiện tượng. Nêu nguyên nhân tư tưởng xã hội sâu xa của sự việc hiện tượng. c- KB : ý kiến khái quát đối với sự việc hiện tượng. 3 . Viết bài * Chú ý : Cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, có ý kiến cảm thụ riêng. Hoạt động 3: Luyện tập Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 1 . Mở bài : - Giới thiệu Nguyễn Hiền. - Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền . 2 . Thân bài : * Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền . * Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền : 3 . Kết bài: D -Củng cố và dặn dò - Hệ thống kiến thức. HS đọc lại ghi nhớ - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: +Chuẩn bị nội dung chương trình địa phương ( sgk/25) + Đọc và soạn: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mơi
Tài liệu đính kèm: