Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 7 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 7 năm 2012

“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

CHỊ EM THUÝ KIỀU

I. MỤC TIÊU:

 - Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã học ở chương trình chính khoá.

- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.

- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Soạn câu hỏi, dặn hs xem bài.

- Trò: Ôn tập theo sự hướng dẫn của gv.

III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 1

2. Kiểm tra sự chuẩn bị: 4

3. Nội dung:

*Giới thiệu bài: 1

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần số 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	Ngày soạn: 29/9/2012 
“Truyện kiều” của Nguyễn du
Chị em thuý kiều
I. mục tiêu:
 - Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã học ở chương trình chính khoá.
- GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn câu hỏi, dặn hs xem bài.
- Trò: Ôn tập theo sự hướng dẫn của gv.
III. TIẾN TRèNH DẠY HỌC : 
1. Ổn định lớp:	1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:	4’
3. Nội dung:
*Giới thiệu bài:	1’
H.đ của thầy & trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 10’
 Gv đọc cõu hỏi và đưa ra phương ỏn cho học sinh chọn ý đỳng.
Hs lắng nghe cõu hỏi, phương ỏn và chọn ý đỳng.
Hs nhận xột.
Gv nhận xột.
 Phần I. trắc nghiệm
Chọn đỏp ỏn đỳng nhất. 
1. Đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Du dưới đây có nội dung nào chưa chính xác. Hãy chữa lại cho đúng.
 “Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sống ở thời cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn chế độ PK VN khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là K/N Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn PK Lê, Trịnh, Mạc”.
=> Chỉ ra được nội dung chưa chính xác: đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh Mạc.
 - Chữa lại được: Lê, Trịnh, Nguyễn.
2. Nhận định nào nói được đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
 A. “Truyện Kiều” có giá trị hiện thực
 B. “Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và nhân đạo
 C. “Truyện Kiều” có giá trị nhân đạo
 D. “Truyện Kiều” có giá trị lịch sử
3. Dòng nào nhận định không đúng về nghệ thuật Truyện Kiều?
 A. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo
 B. Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ
 C. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình
 D. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí khéo léo, tinh tế
4. Trong những câu thơ sau, câu thơ nào tả Thuý Kiều?
 A. Cười cười nói nói ngọt ngào
 Hỏi: “Chàng mới ở chốn nào lại chơi”?
 B. “Phong tư tài mạo tót vời
 Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”
 C. “Làn thu thuỷ nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kén xanh”
 D. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang”
Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tả chị em Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều?
 A. Bút pháp tả thực B. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp lãng mạn D. Bút pháp khoa trương
Khi giới thiệu hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân, tác giả giới thiệu chị trước, em sau. Nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của từng người, Nguyễn Du lại miêu tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau. Vì sao?
A. Vì Thuý Vân có vẻ đẹp hơn hẳn Thuý Kiều
B. Vì tác giả muốn tôn lên vẻ đẹp của Thuý Vân
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
D. Vì tác giả có cảm tình với Thuý Vân hơn
Câu thơ "Làn thu thuỷ, nét xuân sơn" miêu tả nét đẹp nào của nhân vật?
Tả vẻ đẹp của đôi mắt và mái tóc
Tả vẻ đẹp của mái tóc và đôi lông mày
Tả vẻ đẹp của đôi mắt và làn da
Tả vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày
Từ "ăn" trong câu thơ "nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương" được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau:
A. Phải nhận lấy, chịu lấy C. Hợp với nhau tạo ra một cái gì hài hoà
B. Vượt trội, hơn hẳn D. Thấm vào bản thân
 Trong khi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời của nàng như thế nào?
A. Êm đềm, hạnh phúc, sung sướng C. Trắc trở, khổ đau
B. Hạnh phúc, vinh hiển D. Long đong, lận đận vất vả mưu sinh
 Câu thơ "Hoa cười ngọc thốt đoan trang", từ "hoa" được sử dụng theo phép tu từ nào?
A. Phép tu từ so sánh C. Phép tu từ hoán dụ
B. Phép tu từ nhân hoá D. Phép tu từ ẩn dụ
Hoạt dộng 2: 25’
Gv nờu cõu hỏi cho hs trả lời.
Hs ghi nhận cõu hỏi và trả lời.
Hs nhận xột.
Gv nhận xột.
Phần II. tự luận
1. Hóy trỡnh bày vị trớ đoạn trớch “Chị em Thỳy Kiều”.
Thuộc phần mở đầu truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh vương viên ngoại đó là 1 gia định thường thường bậc trung. Có 3 người con. Con trai là Vương Quan và 2 cô con gái là chị em Thúy Kiều. Bốn câu trước đoạn trích này nói về gia đình họ Vương vàcon trai là Vương Quan. Từ câu 15 đến câu 38 (24 câu) là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nói về Thúy Kiều và Thuý Vân.
2. Hóy phõn tớch vẻ đẹp của Thỳy Kiều?
Tác giả tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm nền tả Thuý Kiều. Nếu ND tả TV trong 4 câu thơ thì khi tả TK tác giả dùng đến 12 câu. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Một vẻ đẹp vượt trội, vượt chuẩn “càng” phần hơn. TV đẹp đằm thắm nhưng mà chưa tới mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 ở Thuý Vân tác giả kg hề tả đôi mắt mà chỉ tả nét lông mày còn Thuý Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. Vẫn là nghệ thhuật ước lệ tượng trưng. Đôi mắt của Kiều được so sánh với “Làn thu thuỷ nét xuân sơn". Ta thấy có 1 cái gì đấy thật đặc biệt trong đôi mắt cảu TK. Đôi mắt trong như nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp tựa dáng núi mùa xuân. Đôi mất là cửa sổ của tâm hồn, sáng long lanh và sâu thăm thẳm. Hai từ “làn”, “nét” đã thấy được cái vẻ sắc sảo, khôn ngoan và k/n nhìn xuyên suốt sự vật. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh, làm cho ta phải say mê đắm đuối như bị chìm sâu vào tận đáy hồ thu ấy. Đôi mắt ấy là tuyệt đỉnh nhan sắc hiếm có ở trên đời. Vẻ đẹp TK làm cho thiên nhiên đố kị "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". ND chỉ điểm xuyết vẻ đẹp của Kiều bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen ghét, đố kị “hoa ghen”, “liễu hờn”, dự báo cuộc đời của Kiều nhiều súng gió, trắc trở.
	TK không chỉ đẹp về hình thức lẫn nội dung mà còn có tài. Nếu như khi miêu tả Thuý Vân tác giả không nhắc đến tài thì khi miêu tả TK lại được miêu tả rất kĩ. Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. 
	Thông minh vốn sẵn tính trời,
	Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
	Cung thương làu bậc ngũ âm,
	Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
	Bẩm sinh Kiều vỗn thông minh cho nên các môn nghệ thuật như thi, hoạ, ca, ngâm nàng đều ở mức điêu luyện : Kiều là 1 cô gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng. Đặc biệt ND tập trung ca ngợi tài đàn của Kiều đạt đến đỉnh cao “làu bậc ngũ âm”.
	Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức “làu bậc” cây đàn mà nằng chơi là cây đàn “hồ cầm”. Không chỉ đàn hay mà còn biết sáng tác âm nhạc, trên khúc đàn của nàng sáng tác ra là 1 “thiên Bạc mệnh” mà ai nghe cũng sầu não, đau khổ. Mặc dù đó chỉ là “Khúc nhà tay lựa” mà thôi. Nhưng qua đó ta nhận thấy ở TK là 1 con người có trái tim đa sầu, đa cảm.
	Vẻ đẹp tài – sắc của TK là cộng hưởng của đất trười sông núi 4 mùa. vẻ đẹp duy nhất mà thượng đế ban tặng. Tả sắc và tả tài của TK tác giả muốn chúng ta thêm yêu mến vẻ đẹp tài hoa nghệ thuật & vẻ đẹp tâm hồn nhân ái của Kiều. Qua đó ta thấy tình cảm của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình trân trọng, tin yêu.
	4. Củng cố:	2’
	- Hóy túm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
	5. Dặn dũ:	2’
	- Xem lại kiến thức vừa ụn tập.
	- Xem lại bài Kiều ở lầu Ngưng Bớch tiết sau ụn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc