TRAU DỒI VỐN TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những định hướng để trao dồi vốn từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Những định hướng chính để trao dồi vốn từ.
2. Kĩ năng:
- Giả nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Dùng từ đặt câu đầy đủ chính xác nghĩa.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 9a3.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thuật ngữ? đặc điểm của thuật ngữ? Tìm những thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Từ là chất liệu tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ , tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng đê phát triển kĩ năng diễn đạt.
TUẦN 8 TIẾT 37 Ngày soạn: 20 - 09 - 2010 Ngày dạy: 27 – 09 - 2010 Tiếng việt: TRAU DỒI VỐN TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những định hướng để trao dồi vốn từ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Những định hướng chính để trao dồi vốn từ. 2. Kĩ năng: - Giả nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: - Dùng từ đặt câu đầy đủ chính xác nghĩa. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9a3...................... 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là thuật ngữ? đặc điểm của thuật ngữ? Tìm những thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Từ là chất liệu tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ , tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng đê phát triển kĩ năng diễn đạt. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1 . Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. - Ví dụ: GV cho HS đọc ví dụ SGK. a.(?) Qua ví dụ em hiểu ý kiến đó như thế nào? Nội dung lời nói gồm mấy ý ? (?) Lời nói nhằm khuyên điều gì? b. (?) Tìm lỗi dùng từ trong ví dụ ? - Câu a: thừa từ “đẹp” Vì “thắng cảnh” à cảnh đẹp. - Câu b. sai từ”dự đoán” Phải thay bằng từ (phỏng đoán, ước tính) - Câu c: Dùng sai từ “đẩy mạnh”. Ở đây nói về quy mô phải dùng từ “mở rộng” GV đưa thêm ví dụ: 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: (?) Thực hiện đúng lời khuyên của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng chưa? Ý kiến của Tô Hoài như thế nào? (?) Muốn vận dụng tốt vốn từ phải làm gì? * HS đọc * Ghi nhớ (SGK/ 100) * HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP - Đọc yêu cầu BT1,2, 3 - Làm miệng trước lớp - H/s khác nhận xét, bổ sung * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Mở rộng vốn từ: hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng. - Hệ thống, khắc sâu nội dung bài - Học bài : + Hoàn thành những bài tập còn lại -Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu + Soạn bài : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. I.TÌM HIỂU CHUNG. 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. a. Ví dụ: a. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu ,đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt. à Phải không ngừng trau dồi vốn từ. b. – Anh ấy làm việc rất năng lực. - Những đôi mắt ngây thơ trong sáng nhìn vào nét phấn của cô giáo. + Thay năng lực = năng nỗ + Bỏ từ ngây thơ. 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: a. - Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiến nói của quần chúng nhân dân. * Ghi nhớ (SGK/ 100) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - Hậu quả : Kết quả xấu - Đoạt : Chiếm được phần thắng - Tinh tú : Sao lên trời (nói khái quát) Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ. Im lặng à vắng lặng, yên tĩnh. Cảm xúc à cảm động, cảm phục. Thành lập à thiết lập. Dự đoán à phỏng đoán, dự tính. Bài tập 4: Bình luận ý kiến. Người nông dân sáng tạo ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc để đúc rút kinh nghiệm mùa màng. à Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc – học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TUẦN 8 TIẾT 38 + 39 Ngày soạn: 20- 09 - 2010 Ngày dạy: 27 – 09 - 2010 Văn bản : LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại. - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ.trong đoạn trích. 3. Thái độ: - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phân tích, thuyết trình. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9a3................. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nội dung chính đoạn trích? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Truyện LVT của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân , đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ mươi năm sau khi tác phẩm ra đời , một người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, mà điều thôi thúc Ong ta chính là hiện tượng đặc biệt “ở Nam Kì lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu LVT trong khi đưa đẩy mái chèo” Ong xem truyện LVT “như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - H/s đọc chú thích (SGK/112) ? Giới thiệu những nét chính về T/g ? - GV diễn giảng thêm. ? Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác phẩm? - GV diễn giảng - Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính. - Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là dạy đạo lí làm người: cụ thể + Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: Tình cha mẹ, con cái, vợ chồng , tình yêu. + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phá nguy. + Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (Kết thúc có hậu) - Thể loại: Mang tính chất kể: chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm -> Tính chất của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm. lời nói, cử chỉ cuả họ * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản - Hướng dẫn H/s đọc: To, rõ, truyền cảm, thay đổi giọng cho phù hợp với câu thơ kể, tả, đối thoại. ? VB trích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần? - GV nhắc lại phần tóm tắt: - H/s đọc lại đoạn 1(14 câu đầu) - GV: Giới thiệu qua phần đầu đoạn trích - Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hón đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng khụng nờn tự chuốc lấy nguy hiểm. a.Hình ảnh Lục Vân Tiên: ( HS đọc đoạn 1) (?) Em hiểu được gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ? - Chàng trai trẻ trung 16 –17 tuổi, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. (?) Trong hành động đánh cướp em hình dung như thế nào về LVT ? (?) Lực lượng giữa hai bên đối lập. Vậy vì sao VT lại hành động như vậy? (?) Hình ảnh và hành động đó của chàng gợi nhớ hành động của một nhân vật trong truyện cổ nào ? - Hình ành Triệu Tử Long trong Tam Quốc . (?) Sự chiến thắng của chàng gợi cho em suy nghĩ gì? (?) Cảnh trò chuyện giữa LVT và KNN cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? (?) LVT đánh cướp xong sao không đi ngay? Phân tích chi tiết VT bảo họ chớ ra ngoài? (?) Khi NN tỏ ý cảm ơn, VT làm gì? (GV bình) (?) Qua miêu tả hành động , ngôn ngữ đối thoại của nhân vật em hiểu gì về chàng LVT? HẾT TIẾT 38 CHUYỂN TIẾT 39 1.Ổnđịnh:Lớp9a3...................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - HS: Đọc đoạn 2: ? Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? ( Thể hiện qua những câu thơ nào? ) - HS: Tìm kiếm trả lời ? Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tình cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên ? ? Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? (Hai câu cuối ) * Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng thấy việc bất bình không tha" -> Xuất phát từ câu núi của Mạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vì dũng dó" ( Thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng ) ? Nhận xét chung về Lục Vân Tiên. theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này? - HS : Trả lời b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga: (HS đọc đoạn 2) (?) KNN được NĐC miêu tả bằng những hình ành nào? Nghệ thuật gì? (?) Phân tích từ ngữ xưng hô , cách nói năng và cách trình bày sự việc? (?) Qua cách ứng xử đó em cảm nhận được những nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó? ? Nhận xét chung về nhân vật Kiều Nguyệt Nga? ? Nhận xét gì về ngôn ngữ của VB ( trích) ? ? Có dễ hiểu không? Phù hợp không? ? Nhận xét gì về NT xây dựng nhân vật của T/g? ? Nêu nội dung chính của văn bản (trích)? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng Vb - Nhân vật: + Lục Vân Tiên: Dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa. + Kiều Nguyệt Nga: Hiền hậu, nết na, ân tình - Nghệ thuật xây dựng nhân vật của T/g - Làm bài tập (SGK/116) - Học bài - Soạn: "Miêu tả nội tâm trong VB tự sự" I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Nhà thơ Nam Bộ có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua) - Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. 2 .Sự nghiệp : - Có nhiều tác phẩm có giá trị.Truyện LVT viết trước khi thực dân Pháp xâm lược 1854. - Kết cấu chương hồi: Với mục đích truyền đạo lí làm người. - Đặc điểm thể loại: Tryuện mang tính chất là kể hơn là đọc à chú trong hành động nhân vật. 3. Tóm tắt tác phẩm: (4 phần) + LVT đánh cướp cứu KNN. + LVT gặp nạn và được cứu giúp. + KNN gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ. + LVT và KNN gặp nhau. à Phần cuối : Nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của NDC. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục:- 2 phần: - 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp - Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh. b.Phân tích : * Hình ảnh Lục Vân Tiên: Khi cứu Kiều Nguyệt Nga: + Nổi giận lôi đình. + Tả đột hữu xông. à hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp. Mang vẽ đẹp của một dũng tướng tài ba ,cái đức c ... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ************************************************ TUẦN 9 TIẾT 44 + 45 Ngày soạn: 03- 10 - 2010 Ngày dạy: 09 – 10 - 2010 Tiếng Việt : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9a3.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức về từ vựng đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.Thành ngữ. Nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; ? Nhắc lại KN: Từ đơn, từ phức? cho VD? ? Nhắc lại các loại từ phức, cách phân biệt? - 1 H/s đọc BT 2 - HS: Làm bài tập -> Trình bày trước lớp - 1 H/s đọc yêu cầu BT * Bài tập 3: SGK/123 - Từ láy: Có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp - Từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô ? Nhắc lại khái niệm thành ngữ? - HS: Đọc yêu cầu BT - GV: Hướng dẫn H/s làm bài - HS: Trình bày BT trước lớp - GV: Thành ngữ, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh Tục ngữ: Là những cụm từ biểu thị phán đoán ,nhận định. - 1 H/s đọc yêu cầu BT - HS: Làm BT -> Trình bày trước lớp (chia nhóm) *Bài tập 4: - 2 dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chương VD: Vợ chồng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau (Thuý Kiều báo ân báo oán) "Cái con mặt sứa gan lim này" "tuồng mèo mả gà đồng" (Sùng bà nói về Thị Kính) * Đọc yêu cầu BT ? Thế nào là nghĩa của từ? ? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì? - GV: Hướng dẫn H/s làm BT - HS: Trình bày BT trước lớp H/s khác nhận xét - Gv : Đánh giá - Cách giải thích đúng b: vì cách giải thích: a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đó dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất ( độ lượng - tính từ ) *Chọn cách giải thích đúng, giải thích vì sao lại chọn cách giải thích đó - HS: Cách giải thích đúng b: Vì cách giải thích; a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, ? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì? ? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? GV: Hướng dẫn Hs làm BT. * Bài tập: - GV: Cho hs đọc yêu cầu của đề bài - HS: Thảo luận nhóm, trình bày - Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ - GV:Cung cấp một số bài tập - HS: Thực hiện - Hướng dẫn H/s làm bài - Đầu (2) Được dùng theo nghĩa gốc - Đầu (4) Dùng theo nghĩa tu từ - Đầu (1), (3) Dùng theo nghĩa từ vựng - Đầu (1)(3),(4)-> Chuyển nghĩa HẾT TIẾT 44 CHUYỂN TIẾT 45 1. Ổn định: Lớp 9a2......................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 2: Từ đồng âm. Từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Trường từ vựng ? Thế nào là từ đồng âm? ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD? - HS: Làm bài tập (mục V/SGK 124) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD? HD H/s làm bài tập mục VI. - Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy? - Đọc yêu cầu BT 3 - Trình bày miệng trước lớp ? Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD - HS: Đọc yêu cầu BT - HS: Trình bày trước lớp - GV: Diễn giảng thêm - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: Rất, hơi, lắm, quá) - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá) ? Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD - HS: 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống - 1 H/s trình bày miệng - H/s: Khác bổ sung ? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng? Cho VD? - HD H/s làm BT - HS: Trình bày trước lớp * bài tập: - 2 từ cựng tường từ vựng là tắm - bể -> Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp - GV: Hướng dẫn H/s làm bài * Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ ra tác dụng của chúng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hệ thống bài - Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa: - Các nội dung: : Từ, đồng âm, , trường từ vựng + Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập - Soạn "Đồng chí" - Lập dàn ý đề bài viết số 2 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. - Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng: gà, vịt, nhà, cây, xe ,trời - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại + Từ ghép: Được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: Nhà cửa,quần áo, cây cỏ + Từ láy: Được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào * Bài tập 2: SGK/122 - Từ ghép: Giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo - Từ láy: Nho nhỏ, gật gự, lạnh lung, xa xụi, lấp lánh 2. Thành ngữ: a. Khái niệm: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng. b. Bài tập * Bài tập 2: SGK/123 mục II - Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e + " Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm + "Chó treo mèo đậy": Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại + "Được voi đòi tiên": Tham lam được cái này muốn cái khác hơn + "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa - Tục ngữ: "Gần mựcthì rạng": Hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. *Bài tập 3: - Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: + Đầu voi đuôi chuột: Công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì? + Như chó với mèo: Xung khắc, không hợp nhau - Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: + Cây nhà lá vườn: Những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ) + Cưỡi ngựa xem hoa: Việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao 3. Nghĩa của từ: a. Khái niệm : - Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị - Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể b. Bài tập: *Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: - Nghĩa của từ mẹ là: "Người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con" 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; a. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc b. Bài tập: *Bài tập 1: - Giải thích các thành ngữ sau trong "Truyện Kiều" - "Cá chậu chim lồng": Chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống trong vùng giam hãm, cầu thực: - Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyờn vợ chồng, việc nhân duyên do trời định * Bài tập 2: - " Đầu súng trăng treo" (1) - " Ngồi đầu cầu nước trong như ngọc" (2) - " Trên đầu những rác cùng rơm" (3) - " Đầu xanh có tội tình gì" (4) HẾT TIẾT 44 CHUYỂN TIẾT 45 5.Từ đồng âm: a. Khái niệm: - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau - Từ đồng âm: Ý nghĩa của các từ này không có mối liên hệ với nhau - Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau. b. Bài tập: *Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: - Lá 1: nghĩa gốc, Lá 2 (lá phổi): Mang nghĩa chuyển - Đường 1: Đường ra trận, Đường 2: Như đường => Từ đồng âm-> Nghĩa khác nhau, không có nghĩa 6.Từ đồng nghĩa: a. Khái niệm: b. Bài tập: *Bài tập 2: - Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" *Bài tập 3: - Khi người ta đã ngoài 70 xuân-> Từ xuân thay thế cho từ tuổi => Xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi ( Lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ ) - Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả 7. Từ trái nghĩa a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó VD: Già >< Trẻ ( độ tuổi) b. Bài tập: *Bài tập 1: - Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp *Bài tập 2: - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo 8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: a. Khái niệm: VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn b. Bài tập : - Từ: Từ đơn và từ phức - Từ phức: Từ ghép và từ láy + Từ ghép: Chính phụ + đẳng lập + Từ láy: Láy toàn bộ + láy bộ phận Láy bộ phận: Láy âm và láy vần - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu 9. Trường từ vựng a. Khái niệm. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút b. Bài tập: * Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .
Tài liệu đính kèm: