Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 16 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 16 năm 2012

TUẦN 16

Tiết 76 – Văn bản

CỐ HƯƠNG

Lỗ Tấn

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu VB truyện hiện đại nước ngoài.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một VB truyện hiện đại.

 - Kể và tóm tắt được truyện.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 16 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Tiết 76 – Văn bản
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
	- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
	- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
	- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu VB truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một VB truyện hiện đại.
	- Kể và tóm tắt được truyện.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: 1’
GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
(?) Kể tóm tắt VB Chiếc lược ngà?
(?) Nêu nghệ thuật và ý nghĩa VB Chiếc lược ngà?
3. Bài mới: 34’
Quê hương là đề tài cho bao nhà thơ sáng tác. Sau nhiều năm đi xa nhân vật “tôi” trong truyện Cố Hương của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà. Tuy không đến đổi bẽ bàng như nhà thơ Hạ Tri Chương nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê và tâm trạng người về quê lần cuối cùng không trở lại...
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: 20’
(?) Giới thiệu đôi nét về Lỗ Tấn?
(?) Những tác phẩm nổi tiếng của tg’?
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 14’
I/ Nội dung:
- GV đọc một đoạn, sau đó hướng dẫn HS đọc -> hết.
- Hoặc có thể đọc kết hợp tóm tắt các đoạn không đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (1). Kiểm tra sự hiểu biết của HS ở chú thích 3, 4, 6, 10, 11
(?) Truyện có nội dung gì?
(?) Cho biết ngôi kể trong truyện. Tác dụng?
(?) Có thể đồng nhất nhân vật 
“tôi” với tác giả được không, vì sao?
Giảng: “Tôi” cũng tên là Tấn (tên tác giả). Trong cuộc đời nhà văn cũng vài lần về thăm quê, nhưng “tôi” vẫn là nhân vật văn học, kết quả sáng tạo, hư cấu nghệ thuật của tác giả. Chú ý đọc phần chú thích (1) SGK 217
(?) Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật trung tâm?
* GV giảng thêm: Trong truyện có nhiều nhân vật, nhưng chỉ có “tôi” và Nhuận Thổ là 2 nh.vật đáng lưu ý. Nếu Nhuận Thổ là nhân vật hội tụ đầy đủ nhất cái hiện thực đau lòng của nông thôn TQ lúc bấy giờ thì “tôi”, trong tư cách về thăm làng cũ để lại ra đi, lại chính là nhân vật người quan sát. Vì thế Nhuận Thổ là nhân vật chính nhưng “tôi” mới thật sự là nhân vật trung tâm.
(?) Cho biết bố cục của truyện.
(?) Cốt truyện diễn tả theo trình tự ntn?
(?) Chú ý ở đầu truyện và cuối truyện có hình ảnh gì giống nhau.
* GV giảng: Cách gặp lại như vậy ta gọi là “đầu cuối tương ứng” tương ứng không phải là lập lại đơn thuần .Trên đường rời quê còn có mẹ, “tôi” và Hoàng; về quê, “tôi” hình dung, dự đoán thực trạng của Cố Hương - rời quê “tôi” ước mơ Cố Hương đổi mới.
- HS trả lời. HS khác bổ sung.
 - HS chú ý: giọng chậm buồn, bùi ngùi khi kể, tả. 
- Giọng ấp úng của Nhuận Thổ. 
- Giọng chao chát của thím Hai Dương.
à Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa cả gia đình sinh sống nới khác.
à Ngôi thứ nhất xưng “tôi”. “Tôi” trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm.
à Không thể, mặt dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình. Nhưng đây vẫn là truyện ngắn có mang yêu tố hư cấu.
à Nhân vật: “tôi”, Nhuận Thổ, người mẹ, thím Hai Dương, Thủy Sinh, Hoàng.
à - Nhân vật trung tâm: “tôi”; nhân vật chính: Nhuận Thổ.
à Chia làm 3 phần:
- Tôi không quản... làm ăn sing sống: “tôi” trên đường về quê.
- Tinh mơ sáng hôm sau... sạch trơn như quét: những ngày “tôi” ở quê.
- Thuyền chúng tôi... thành đường thôi: “tôi” trên đường xa quê.
à Cốt truyện diễn tả theo trình tự thời gian
à Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về Cố Hương và cũng con người ấy trong suy tư trong một chiếc thuyền rời Cố Hương.
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
- Lỗ Tấn (1881 – 1936), quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng.
- Bối cảnh xã hội TQ trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người TQ đầu TK XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả.
- Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng. Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
- Nhân vật trung tâm: “tôi”; nhân vật chính: Nhuận Thổ.
4. Củng cố: 3’
(?) Nêu ba nét cơ bản về tác giả.
(?) Cho biết nội dung tác phẩm.
5. Dặn dò: 2’
- Đọc lại VB.
- Chuẩn bị tiết 2.
Tiết 77 – Văn bản
CỐ HƯƠNG (tt)
Lỗ Tấn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Nhân vật Nhuận Thổ : 20’
(?) Trong truyện nhân vật Nhuận Thổ hiện lên với mấy hình ảnh ? 
(?) Câu hỏi thảo luận : Trong kí ức của "tôi", Nhuận Thổ hiện lên như thế nào? (Về hình dáng, động tác, giọng nói, thái độ đối với “tôi”, tính cách?)
(?) Nhận xét về Nhuận Thổ hồi nhỏ?
(?) Về thăm quê, "tôi" gặp Nhuận Thổ có hình dáng như thế nào? 
(?) Ngoài ra, động tác, giọng nói, thái độ, tính cách của Nhuận Thổ có gì khác xưa ?
(?) Nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy?
(?) Qua sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả phản ánh hiện thực xã hội TQ lúc bấy giờ ntn ?
2. Nhân vật “tôi”: 15’
(?) Nhắc lại vai trò của nhân vật “tôi” trong tác phẩm ?
(?) Là người chứng kiến sự thay đổi của Nhuận Thổ từ quá khứ đến hiện tại, với những chi tiết nhỏ nhất, và cả so sánh Nhuận Thổ trong quá khứ với Thủy Sinh hiện tại : Nhuận Thổ trong quá khứ « cổ đeo vòng bạc », Thủy Sinh trong hiện tại « cổ không đeo vòng bạc », « vàng vọt, gày còm »...Cho thấy « tôi » là một nhân vật với tâm hồn như thế nào ?
* GV bổ sung : Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm...
(?) Thông qua cái nhìn của « tôi », ta thấy được xã hội TQ ở đầu TK XX ntn ?
(?) Nguyên nhân vì sao ? (Thông qua hình ảnh Nhuận Thổ) 
(?) Những nguyên nhân trên dẫn đến hình ảnh người lao động?
à Cho HS đọc lại phần 3.
(?) Trên đường rời quê, "tôi" có những suy ngẫm gì? Ý nghĩa của từng suy ngẫm?
(?) Diễn biến tâm trạng của "tôi"?
(?) Tình cảm đối với cố hương bao trùm cả TP?
(?) Tại sao khi rời quê, "tôi" lại nói "lòng tôi không chút lưu luyến"?
(?) Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì.
II/ Nghệ thuật: 5’
(?) Nêu các biện pháp nghệ thuật chính?
III/ Ý nghĩa văn bản:5’
(?) Nêu chủ đề chính của VB?
à Hướng dẫn tự học:
	Đọc, nhớ một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
à Có hai hình ảnh Nhuận Thổ trong truyện, một Nhuận Thổ trong kí ức của người kể chuyện và một Nhuận Thổ trong hiện tại. 
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à Nhuận Thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị : 
- Hình dáng : Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
- Động tác : Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra.
- Giọng nói : Thân mật.
- Thái độ đối với “tôi” : Thân nhau, xưng em.
- Tính cách : Nhanh nhẹn, tốt bụng. 
à Mạnh khoẻ, đáng yêu, lanh lợi, tháo vát
- HS trả lời (ghi bài).
- HS tìm chi tiết trả lời.
- HS khác bổ sung. Ghi bài.
à Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại thân hào đày đọa thân anh...
à Tg’ biểu lộ sự ngậm ngùi, xót thương, phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo còn đè nặng những kiếp người như Nhuận Thổ.
à “Tôi” là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. 
à Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả.
- HS chú ý, ghi bài.
à Sa sút, suy nhược
à Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, ...
à Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
à +Tình bạn giữ Thuỷ Sinh và Hoàng .............
->Hi vọng vào tương lai
+Hình ảnh con đường
->Sự sáng tạo, tìm tòi hướng đi cho cố hương, cho đất nước
à "Tôi" từ chỗ buồn -> đau xót, thất vọng -> hi vọng
à Tình yêu quê hương sâu sắc đặc biệt.
à Quan tâm, đoạn tuyệt với những gì là lỗi thời, là lạc hậu của quê hương, quan tâm vươn đến những chân trời mới
à Cuối truyện xuất hiện hình ảnh “con đường” trong suy nghĩ, liên tưởng của nhân vật “tôi”.
Hình ảnh này biểu tượng, biểu trưng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai, con đường tự do, hạnh phúc. Con đường tự thân vận đông, xây dựng và hi vọng của con người. Con đường không tự nhiên mà có mà do con người đi mãi thành.
- HS trả lời (ghi bài)
- HS trả lời (ghi bài)
1. Nhân vật Nhuận Thổ : 
Có hai hình ảnh Nhuận Thổ trong truyện, một Nhuận Thổ trong kí ức của người kể chuyện và một Nhuận Thổ trong hiện tại.
a. Nhuận Thổ trong quá khứ:
Nhuận Thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị : 
- Hình dáng : Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
- Động tác : Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra.
- Giọng nói : Thân mật.
- Thái độ đối với “tôi” : Thân nhau, xưng em.
- Tính cách : Nhanh nhẹn, tốt bụng. 
à Mạnh khoẻ, đáng yêu, lanh lợi, tháo vát
b. Nhuận Thổ trong hiện tại:
- Hình dáng: Nước da vàng sạm, lại có những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, bàn tay thô kệch
- Động tác: Co ro cúm rúm, ngập ngừng, trâm ngâm, lặng lẽ.
- Giọng nói: Lễ phép, khách tình.
- Thái độ đối với “tôi”: Cung kính, xa cách.
- Tính cách: Đần độn, mụ mẫm đi.
à Nhuận Thổ trong hiện tại nghèo khổ, vất vả tội nghiệp.
è Sự khác biệt như vậy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội TQ.
2. Nhân vật “tôi”: 
- Là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. 
- Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả.
 - Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm với những lí giải về:
	+ Tình cảnh sa sút, suy nhược của người TQ đầu TK XX mà Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội TQ thời đó.
	+ Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó.
	+ Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.
 - Nhân vật “tôi” còn được khắc họa với những ước mơ về một đất nước TQ trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
II/ Nghệ thuật:
	- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
	- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
	- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
III/ Ý nghĩa văn bản:
	Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQ đẹp đẽ trong tương lai.
4. Củng cố: 3’
(?) Qua truyện ngắn, tác giả muốn thể hiện điều gì?
(?) Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện?
5. Dặn dò: 2’
- Đọc lại VB, xem kĩ nội dung.
- Bước đầu xem lại kiến thức TLV, chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 3.
Tiết 78 – TLV
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành một bài văn tự sự. giúp HS ôn lại kiến thức và kĩ năng để thực hiện trong bài kiểm tra.
- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài TLV của mình. Tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: giáo án, bài kiểm tra đã chấm
	2. HS: xem lại yêu cầu của đề.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: 1’
GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 34’
	Tiết trước chúng ta viết bài viết, tiết này chúng ta sẽ nhận lại bài xem thang điểm, đáp án để xem kết quả học tập môn văn của bản thân như thế nào?
ØHoạt động 1:GV ghi lại đề lên bảng 4’
Ä GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài.
GV gọi HS trình bày về yêu cầu thể loại và đối tượng.
ØHoạt động 2:GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho các đề văn 15’
Ä GV định hướng HS lập dàn bài (Có trong đáp án).
à
- Thể loại: Văn tự sự 
- Yêu cầu: Em hãy kể lại một lỗi lầm khiến em nhớ mãi.
Ä HS ghi dàn bài vào vở.
Đề : Em hãy kể lại một lỗi lầm khiến em nhớ mãi.
(Trong khi kể có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
ĐÁP ÁN
a/ Mở bài (1.5đ)
Giới thiệu khái quát về câu chuyện em sẽ kể
b/ Thân bài (7đ)
Trình bày được các nội dung cơ bản sau:
- Đó là lỗi lầm đáng nhớ (1đ).
- Địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện (0,5đ)
- Diễn biến như thế nào? (3,5đ)
- Trong khi kể có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm (2đ)
c/ Kết bài (1.5đ)
Nêu kết cục và suy nghĩ của bản thân về câu chuyện đó
	* Sạch, đẹp, sai chính tả dưới 4 lỗi: 1đ.
ØHoạt động 3: GV nhận xét ưu khuyết điểm 15’
Ä GV tiến hành nhận xét ưu, nhược điểm.
Ưu điểm: 
* Mở bài:
- Đa số làm tốt mở bài, đưa vào phần MB được chủ đề chính. 
* Thân bài:	Kể sự việc.
- Kể sự việc khá tốt 
- Kết hợp được miêu tả tâm trạng và yếu tố nghị luận vào bài viết.
- Phân bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Xây dựng được hình thức đối thoại, độc thoại trong bài viết. 
* Kết bài:
 Nói được kết bài, rút ra bài học. 
Nhược điểm:
* Mở bài:
- Một vài em không làm mở bài 
-Một số em làm mở bài nhưng chưa đưa vào MB được luận đề.
* Thân bài:	
- Nhiều em chưa phân đoạn nên bài khó nhìn, thiếu sự rõ ràng. 
- Vài em còn kể sự việc, chưa kết hợp được miêu tả tâm trạng và hoàn toàn chưa có yếu tố nghị luận. 
- Sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại chưa đúng/ 
* Kết bài:
 Có quên bỏ phần KB.
Ä Trong quá trình nêu nhận xét. GV nêu điển hình vài em mắc lỗi để HS dễ nhận ra và sửa lỗi.
Ä Cuối cùng GV nhận xét ưu nhược điểm chung.
	Ưu điểm:
- Làm bài đúng yêu cầu, thời gian qui định.
- Xác định đúng yêu cầu của bài và làm bài tốt.
- Có đầu tư tốt cho bài viết.
- Đa số sử dụng câu tương đối mạch lạc.
- Bài làm sạch sẽ.
- Tỉ lệ TB trở lên cao 
	Nhược điểm:
- Vài em còn viết sai chính tả, sử dụng dấu câu chưa chính xác.
- Dùng nhiều câu tối nghĩa, chữ viết cẩu thả, cả bài không dùng dấu câu.
- Còn kể lòng vòng, lời văn lủng cụng, bài khô khan, không ấn tượng. 
- Chưa kết hợp được các yếu tố mà GV qui định. 
Ø Hoạt động 4:
 Phát bài, hướng dẫn HS chữa lỗi sai, đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu đánh giá bài làm để HS thấy rõ hơn những gì mình đã và chưa làm được
ØHoạt động 5:
Ä Yêu cầu HS trình bày ý kiến thắc mắc (nếu có)
ØHoạt động 6: GV đọc bài văn hay và công bố tỉ lệ
Ä HS lắng nghe, quan sát bài làm của mình để đối chiếu, rút kinh nghiệm.
Ä HS lắng nghe, quan sát bài làm của mình để đối chiếu, rút kinh nghiệm.
Ä HS chữa lỗi sai
Ä HS trình bày ý kiến thắc mắc (nếu có)
4. Củng cố: (3’)
 GV củng cố lại ý chính của bài.
 5. Dặn dò: (2’)
	- Xem lại bài sửa để chuẩn bị cho bài viết sau tốt hơn.
	- Chuẩn bị tiết trả bài TV (Bước đầu xem lại kiến thức).
Tiết 79 – TV
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS một lần nữa ôn lại kiến thức cơ bản và hệ thống về tiếng việt - văn - tập làm văn 
- Tích hợp với tập làm văn trong quá trình sửa bài.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm cho bản thân.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Bài kiểm tra HS, đáp án.
	2. HS: Xem lại kiến thức TV.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1’)
	 GV kiểm tra sĩ số. 
 2. Kiểm tra: (2’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Tiến hành : (38’)
ØHoạt động 1: Sửa bài kiểm tra.
- GV yêu cầu HS đọc lại đề .
- Tuần tự gọi các HS chỉnh sửa từng phần trong đề .
- Hướng dẫn HS xây dựng đáp án
HS xây dựng đáp án và ghi vào vở
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: 
¤ Đáp án của đề thi: 1
	 1[ 1]a...	 2[ 1]c...	 3[ 1]b...	 4[ 1]d...	 5[ 1]a...	 6[ 1]d...	 7[ 1]a...	 8[ 1]a...
	 9[ 1]d...	 10[ 1]a...	 11[ 1]d...	 12[ 1]b...	 13[ 1]a...	 14[ 1]c...	 15[ 1]b...	 16[ 1]d...
	 17[ 1]b...	 18[ 1]a...	 19[ 1]a...	 20[ 1]a...
II. Tự luận
1. Caâu 1: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
	+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
	+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
	+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Câu 2: 1-b; 	2-a; 	3-d	4-c
2/ Câu 3: (HS tự làm)
Ø Hoạt động 2: Đánh giá ưu khuyết điểm:
	- GV đánh giá ưu khuyết điểm của bài làm HS, trong quá trình nhận xét GV nêu điển hình vài em.
* Ưu điểm:
	- Đa số làm đúng yêu cầu thời gian (45’).
	- Trật tự làm bài, không trao đổi.
	- Phần trắc nghiệm đa số làm đạt yêu cầu.
	- Phần tự luận đa số hiểu và thực hiện đúng yêu cầu đặt ra.
* Khuyết điểm:
	- Còn một vài em chưa chịu học bài nên làm không tốt phần trắc nghiệm (Toàn 9ª7, Xích 9A6) 
- Một số chưa chịu học lí thuyết TV (GV dặn trước) nên không làm được. 
Ø Hoạt động 3: HS trình bày ý kiến thắc mắc ( nếu có )
- GV giải trình các ý kiến.
Tỉ lệ:
- HS đánh giá bài làm của mình, có thắc mắc về điểm số hoặc bài kiểm tra thì trình bày ý kiến với GV.
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 TB trở lên
9A6
32
9A7
37
4. Củng cố: 3’
	- GV nhận xét tiết học, động viên các em cho bài làm sau.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Xem lại các kiến thức về TV để chuẩn bị tốt cho thi HKI. 
	- Chuẩn bị kiến thức văn học cho tiết trả bài tt.
Tiết 80 – Văn bản
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
(Phần thơ và truyện hiện đại)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS một lần nữa ôn lại kiến thức cơ bản và hệ thống về văn. 
- Tích hợp với tập làm văn, TV trong quá trình sửa bài.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm cho bản thân.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm cho bản thân.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Bài kiểm tra HS, đáp án.
	2. HS: Xem lại kiến thức TV.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1’)
	 GV kiểm tra sĩ số. 
 2. Kiểm tra: (2’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Tiến hành : (38’)
ØHoạt động 1: Sửa bài kiểm tra.
- GV yêu cầu HS đọc lại đề .
- Tuần tự gọi các HS chỉnh sửa từng phần trong đề .
- Hướng dẫn HS xây dựng đáp án
HS xây dựng đáp án và ghi vào vở
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: 
¤ Đáp án của đề thi: 1
	 1[ 1]b...	 2[ 1]c...	 3[ 1]a...	 4[ 1]d...	 5[ 1]a...	 6[ 1]c...	 7[ 1]d...	 8[ 1]b...
	 9[ 1]b...	 10[ 1]a...	 11[ 1]b...	 12[ 1]a...	 13[ 1]b...	 14[ 1]b...	 15[ 1]d...	 16[ 1]b...
	 17[ 1]d...	 18[ 1]b...	 19[ 1]b...	 20[ 1]d...
II. Tự luận 
1/ Câu 1: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì có vết sẹo trên mặt không giống trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ người cha dồn hết tình thương con vào việc làm chiếc lược. Trong một trận càn, ông hi sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi về tặng đứa con gái yêu quý của mình
2/ Câu 2: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" :
a. Hoàn cảnh sống và làm việc :
 - Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600m.
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
à Công việc có ích, đòi hỏi nghị lực và tinh thần trách nhiệm cao
b. Phẩm chất :
* Với công việc :
Suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc có ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề tha thiết.
* Với công việc :
- Cuộc sống không cô đơn buồn tẻ.
- Sống ngăn nắp, chủ động. 
* Với mọi người :
Cởi mở, chân thành, chu đáo, khiêm tốn
è Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
Ø Hoạt động 2: Đánh giá ưu khuyết điểm:
	- GV đánh giá ưu khuyết điểm của bài làm HS, trong quá trình nhận xét GV nêu điển hình vài em.
* Ưu điểm:
	- Đa số làm đúng yêu cầu thời gian (45’).
	- Trật tự làm bài, không trao đổi.
	- Phần trắc nghiệm đa số làm đạt yêu cầu.
	- Phần tự luận đa số hiểu và thực hiện đúng yêu cầu đặt ra.
* Khuyết điểm:
	- Còn một vài em chưa chịu học bài nên làm không tốt phần trắc nghiệm 
- Một số chưa chịu đọc lại VB Chiếc lược ngà nên tóm tắt chưa đạt yêu cầu. 
Ø Hoạt động 3: HS trình bày ý kiến thắc mắc ( nếu có )
- GV giải trình các ý kiến.
- HS đánh giá bài làm của mình, có thắc mắc về điểm số hoặc bài kiểm tra thì trình bày ý kiến với GV.
4. Củng cố: 3’
	- GV nhận xét tiết học, động viên các em cho bài làm sau.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Xem lại các kiến thức về VB để chuẩn bị tốt cho thi HKI. 
	- Chuẩn bị bài tt “Cố hương”:
	+ Đọc kĩ VB, chú thích, tác giả.
	+ Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. 
Thị trấn 
Duyệt, ngày  tháng. năm 2011
Tổ phó
Đồng Thị Hồng Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc