Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 17 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 17 năm 2011

Tuần 17 . Tiết 16 . Ngày soạn 2/12/2011

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN.

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I.

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức; vận dụng

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập

B. Chuẩn bị:

1. GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.

2. HS: SGK- Lập bảng hệ thống ôn tập.

C. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức: (1)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong những ngày ở quê?

 Nêu suy nghĩ của em về tư tưởng, thái độ, tình cảm và khát vọng của Lỗ Tấn được thể hiện qua nhân vật “Tôi”?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 17 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 . Tiết 16 . 	Ngày soạn  2/12/2011 
Ôn tập Tập làm văn.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức; vận dụng
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
B. Chuẩn bị:
GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.
HS: SGK- Lập bảng hệ thống ôn tập.
C. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong những ngày ở quê?
 Nêu suy nghĩ của em về tư tưởng, thái độ, tình cảm và khát vọng của Lỗ Tấn được thể hiện qua nhân vật “Tôi”?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1 SGK/206.
? Phần tập làm văn trong ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào ? những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
Như thế, nội dung tập làm văn lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả về KT lẫn KN
-> Giúp thấy được điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả ở lớp 9 và lớp dưới.
- HS nêu các nội dung lớn và các nội dung trọng tâm cần chú ý.
I- Câu hỏi ôn tập:
1. Các nội dung lớn:
a) Văn bản thuyết minh: với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các phương thức khác như: nghị luận, giải thích, miêu tả.
b) Văn bản tự sự có 2 trọng tâm: 
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ? cho ví dụ ?
- HS nêu điểm khác và giống nhau của các yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự.
3. Phân biệt văn thuyết minh: có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự:
a) Văn bản thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan khoa học
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
b) Văn bản nghị luận giải thích: 
- Dùng vốn sống trực tiếp ( do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp ( học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó, giúp người đọc, người nghe hiểu vấn đề dó.
- Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c) Văn bản miêu tả:
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh cảm xúc chủ quan của người viết.
- Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.
? Văn tự sự trong ngữ văn 9, tập 1 nêu lên những nội dung gì ?
* Yêu cầu học sinh biết:
+ Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Kĩ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản
+ Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
+ Việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào?
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ minh hoạ:
+ Đoạn văn tự sự, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
+ Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố Nghị luận.
- HS đọc câu hỏi 4
- HS nêu ở mục các nội dung tự sự vừa lặp lại, vừa nâng cao.
- “Thực sự mẹ không lo lắng  dài và hẹp”
( Cổng trường mở ra – Lí Lam )
- “Vua Quang Trung cưỡi voi ra danh trại  nói được “
( Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái)
- “Lão không hiểu tôi  đáng buồn “
( Lão Hạc – Nam Cao )
Câu 4.
? Thế nào là đối thoại ?
? Thế nào là độc thoại ?
?Thế nào là độc thoại nội tâm?
 ? Nêu vài trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự?
- Tìm ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là VBTS.
? Theo em, liệu có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không ?
- HS nhắc lại khái niệm
- HS phát biểu 
VD:
- “ Tôi cất giọng véo von
“ Cái cò  tao ăn”
 vào tổ tao đâu !”
( DMPLK – Tô Hoài)
- HS giải thích
- HS phát biểu 
Câu 6.
Câu 8: vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bỗ trợ nhằm làm nổi bậc phương thức chính là phương thức tự sự.
- Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Trong thực tế một văn bản vận dụng nhiều phương thức biểu đạt ( TS- MT-BC).
- Đánh dấu “X” vào ô trống mà kiu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó.
- HS phát biểu 
Câu 9.
T T
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính 
TS
MT
NL
BC
TM
ĐH
1
TS
X
X
X
X
2
MT
X
X
X
3
NL
X
X
X
4
BC
X
X
X
5
TM
X
X
6
ĐH
- Một số tác phẩm tự tự được học trong SGK ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rỏ bố cục 3 phần MB, TB, KB
? Tại sao bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ ba phần đã nêu ?
- GDHS: viết văn bản phải có đủ 3 phần.
? Những KT và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản, tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ văn không?
- Em hãy phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc, hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ( kể chuyện)
? Em hãy phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ ? 
- HS phát biểu
- HS phát biểu, cho ví dụ, phân tích.
- HS nêu ví dụ và phân tích (HS xem lại bài “đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự” hoặc bài “luyện tập kết hợp với tự và miêu tả nội tâm”) -> thấy rỏ điều vừa nêu.
- HS phát biểu
Câu 10: 
Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK ngữ văn lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rỏ bố cục 3 phần: MB, TB, KB. Tuy vậy bài viết tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ 3 phần vì:
+ Khi còn ngồi nghế nhà trường, hs đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “phạm” của nhà trường sau khi trường thành, học sinh có thể tự do “phối cách”
Câu 11: những KT và kĩ năng của kiểu VBTS của phần TLV đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc, hiểu vản bản, tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ văn.
VD: khi đọc về các yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong VBTS, các kĩ thuật về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Câu 12: Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc, hiểu văn bản và phần tập làm văn tương ứng đã giúp hs học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
VD: Các văn bản tự sự trong ngữ văn đã cung cấp cho hs các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện.
4. Củng cố: (2’)
 	GV củng cố toàn bộ nội dung ôn tập
5. Hướng dãn về nhà: (3’)
- Ôn lại lí thuyết và bài tập vận dụng để chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I.
- Dựa vào văn bản: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; của Nguyễn Khoa Điềm, em hãy xây dựng một văn bản tự sự trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 + Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với người mẹ Tà-ôi.
 + Đối thoại với người mẹ và diễn tả nội tâm của người mẹ đó; diễn tả suy nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bằng yếu tố độc thoại nội tâm.
- Chuẩn bị: Tổng ôn tập các phân môn chuẩn bị kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc