TUẦN 32
Tiết 151 – Văn bản
BỐ CỦA XI-MÔNG
(Trích)
G. đơ Mô-pa-xăng
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong VB, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một VB dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một VB tự sự.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
TUẦN 32 Tiết 151 – Văn bản BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích) G. đơ Mô-pa-xăng I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong VB, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người. II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một VB dịch thuộc thể loại tự sự. - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một VB tự sự. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1. Ổn định: (1’) GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Phân tích nhân vật Rô-bin-xơn qua bức chân dung tự họa, hoàn cảnh bị lạc vào đảo hoang và tinh thần của RBX? Qua đó em học hỏi được gì ở nhân vật này? (?) Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của VB? 3. Bài mới: (35’) Chúng ta đã học “Buổi học cuối cùng” lớp 6 (Đô – đê), “Ông cuốc đanh mặc lễ phục” lớp 7 (Mô – li – e) ở lớp 9 có “Bố của Xi – mông” nhà văn pháp cùng thời với Đô – đê è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: (?)Nêu những nét cơ bản về tác giả Mô – pa – xăng? Gv: là nhà văn pháp, cha ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Sau chiến tranh, ông lên Pa – ri kiếm ăn, làm việc với các bộ hải quân và giáo dục. mở đầu sự nghiệp sang tác 1880 với truyện ngắn “Viên mỡ bò” ông nổi tiếng với thể loại truyện ngắn à Gv bổ sung thêm về tác giả: Những năm cuối đời, ông có dấu hiệu bị bệnh thần kinh, ngày đầu 1892 ông dung dao định tự sát, không chết những phát điên vòa bệnh viện thần kinh hơn một năm sau thì mất. (?) Nêu xuất xứ của tác phẩm? (?) Tác phẩm “Bố của Xi mông” có nội dung gì? è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: I/ Nội dung: - GV cho HS tìm hiểu từ khó. - Cho HS đọc VB. Gv cung cấp thêm phần cuối truyện Một buổi tối, Phi – líp đã đến nhà Blăng sốt và xin được làm bố của Xi – mông (?)Căn cứ và diễn biến truyện chia bài văn làm bốn phần, đặt tiêu đề cho từng phần (?)Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự kể? (?)Truyện có những nhân vật chính nào? - Cho HS tiến hành phân tích từng nhân vật. 1. Nhân vật Xi mông: (?)Vì sao Xi mông buồn, đau đớn? (?) Câu hỏi thảo luận: Những đau đớn ấy được tác giả khắc họa ntn qua ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong văn bản? (?)Vì sao em không nhảy xuống sông? Gv: trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ (?)Khi gặp chú Phi-líp, Xi-mông có suy nghĩ gì? (?) Ngày hôm sau khi vào trường, vẫn bị bạn bè trêu chọc một cách ác ý em đã đối đáp ra sao? (?) Em có nhận xét gì khi Xi-mông nói với các bạn bố mình là Phi-líp? - HS trả lời SGK. - HS đọc văn bản phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại à - Phần 1: Từ đầuà “khóc hoài”: Tâm trạng tuyệt vọng vọng của Xi mông - Phần 2: Bỗng một bàn tay à một ông bố: Xi mông gặp bác Phi líp - Phần 3: Hai bác cháu à rất nhanh: Phi líp đưa Xi mông về nhà gặp chị Blăng sốt - Phần 4: Phần còn lại: Truyện ở trường hôm sau à Truyện được kể theo ngôi thứ ba theo trình tự thời gian. à Có 3 nhân vật chính: Xi-mông, Phi-líp, Blăng-sốt. à Vì không biết bố mình là ai, những đứa trẻ trong đường trêu chọc, do đó em đau khổ - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. à - Cảm giác uể oải sau khi khóc. - “Thế là em nghĩ đến nhà khóc hoài” - Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: “Chúng nó đánh cháu không có bố”. - Em nói tiếp: “cháu không có bố” - Nhưng Xi-mông khóc và bảo: “Không mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sôngkhông có bố”. à Vẫn là đứa trẻ còn nhỏ tình cảm hời hợt và dễ bị phân tán trước cảnh đen tối. à Muốn có bố và chú Phi-líp phải hứa tìm bố cho em, nếu không em nhảy xuống sông... à Tự hào nói với các bạn bố mình là Phi-líp. à Những khao khát, những ước mơ rất đáng thương, đáng trân trọng của em. A/ TÌM HIỂU CHUNG: - Guy-đơ Mô-pa-xăng (1950 – 1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. - Những truyện ngắn có nội dung phản ánh sâu sắc nhiều phương diện xã hội, cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này. - Tác phẩm tiêu biểu : tiểu thuyết “ Một cuộc đời”(1883) “Ông bạn đẹp” (1885) và hơn 300 truyện ngắn - VB được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên. B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: I/ Nội dung: 1. Nhân vật Xi mông: - Hoàn cảnh: Không có bố bị bạn trêu chọc. - Nỗi đau bộc lộ bỏ nhà ra bờ sông ngồi khóc, định nhảy xuống cho chết, cách nói đứt quãng, sự lặp đi lặp lại: “Cháukhông có bố không có bố ” - Khi gặp bác Phi-líp yêu cầu bác làm bố mình. - Vào trường: Tự hào nói với các bạn bố mình là Phi-líp. à Những khao khát, những ước mơ rất đáng thương, đáng trân trọng của em. 4. Củng cố: (3’) (?) Mô pa xăng sống vào giai đoạn lịch sử nào? (?) Hoàn cảnh đáng thương của xi Mông trogn đoạn trích là gì? 5. Dặn dò: (1)’ -Học nội dung bài đã ghi -Chuẩn bị tiết 2, trả lời câu hỏi còn lại sgk Tiết 152 – Văn bản BỐ CỦA XI-MÔNG (tt) Trích G. đơ Mô-pa-xăng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 2. Nhân vật Blăng-sốt: (?)Theo em chị Blăng sốt có phải là người xấu không? (?) Việc tác giả sơ qua cài nét hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi líp có ý nghĩa gì? (?)Qua thái độ với phi líp làm rõ bản chất gì ở chị Blăng sốt? (?)Blăng sốt là người mẹ ntn? (?) Hoàn cảnh của chị Blăng-sốt gợi cho em suy nghĩ gì? * Liên hệ GD: Sống và làm người cần có bản chất tốt, dù trong hoàn cảnh nào cũng không bị mọi người khinh bỉ 3. Nhân vật Phi-líp: - Gv yêu cầu hs nhớ lại đoạn cuối truyện. (?)Qua đoạn tả chân dung Phi-líp, em có thiện cảm với nhân vật này không? Vì sao? (?)(?) Ở đoạn đầu khi gặp Xi-mông bị chúng bạn trêu chọc và khóc. Phi-íp có hành động gì? (?)Qua đó ta biết gì về con người này? (?)Cho biết diễn biến tâm trạng của Phi líp khi gặp chị Blăng sốt và lúc trả lời câu hỏi của Xi mông? II/ Nghệ thuật: (?)Tác giả sử dụng nghệ thuật để làm rõ vấn đề gì? III/ Ý nghĩa văn bản: (?)Truyện nêu lên ý nghĩa gì? à Hướng dẫn tự học: - Kể tóm tắt câu chuyện. - Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã học. à Bị lầm lỡ, lừa dối. Chị từng là “Một trong những cô gái đẹp nhất cùng” à Hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc. à Hình dáng, tư thế nghiêm trang thái độ với khách. Cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cám đàn ông. à Khi con nói bị đánh vì không có bố “đôi má nước mắt lã chã tuôn rơi” Khi con nghe hỏi Phi líp “bác có muốn làm bố cháu không” thì chị lắng ngắt hai bàn tay ôm ngực à Hoàn cảnh cần được thông cảm với những phẩm chất tốt đẹp. à Phi líp là người thợ rèn, cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu à Đưa Xi mông về nhà. à Người tốt bụng, yêu trẻ con. à Tâm trạng vừa phức tạp vừa bất ngờ. (ban đầu có ý đùa cợt Blăng sốt, sau biết người tốt bỏ ý định đó, thương Xi mông và thương Blăng sốt . Trả lời câu hỏi của Xi mông nửa thật nửa đùa - HS trả lời (ghi bài). - HS trả lời (ghi bài). 2. Nhân vật Blăng-sốt: - Là cô gái đức hạnh bị lừa dối, lầm lỡ. - Qua hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” cho thấy chị sống rất đúng đắn, nghiêm túc. - Nghe con nói bị đánh vì không có bố, chị xấu hổ, đau đớn à Hoàn cảnh cần được sự cảm thông và những phẩm chất tốt đẹp của chị. 3. Nhân vật Phi-líp: Là người lao động lương thiện, yêu nghề, yêu trẻ. Lòng nhân hậu và tình yêu thương con người. II/ Nghệ thuật: - Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động... - Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí. III/ Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. 4. Củng cố: 2’ (?) Nhân vật Phi líp trong đoạn trích là người ntn? (?) Nêu nội dung chính của văn bản? 5. Dặn dò: 2’ -Học kĩ nội dung đã phân tích - Chuẩn bị “Ôn tập về truyện”. trả lời câu hỏi sgk -Kẻ bảng hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại VN (câu 1) vào tập.
Tài liệu đính kèm: