Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8

KIỀU Ở NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều)

_Nguyễn Du_

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1/ Kiến thức:

 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu VB truyện thơ trung đại.

 - Nhận và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	Ngày soạn: 3/10/2012
Tiết 36, 37 – Văn bản
KIỀU Ở NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)
_Nguyễn Du_
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
	- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
	- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
	- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu VB truyện thơ trung đại.
	- Nhận và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
	- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
	- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
III/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Tiết 1:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gv kiểm tra tập bài soạn của hs. 
3. Bài mới: 
 *Giới thiệu bài: 1’
	Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà mắng nhiếc. Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách. Đau đớn tủi nhục, phần biết mình bị lừa nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ lỗ vốn, dụ cho Thúy Kiều ra lầu Ngưng Bích. Đoạn trích miêu tả cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích cô đơn, đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng gì, ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: 5’
(?) Nêu vị trí của đoạn trích?
GV: Qua đoạn trích chúng ta sẽ học hỏi được “ngôn ngữ độc thoại” và “tả cảnh ngụ tình” của tác giả.
HOẠT ĐỘNG 2: 
*Đọc văn bản và chia bố cục: 
 20’
Gv đọc đoạn thơ. 
GV cho HS đọc lại đoạn thơ. (Yêu cầu: giọng diễn cảm, mạch lạc)
GV cho HS hỏi - đáp từ khó.
(?) Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính?
*Bức tranh thiên nhiên thứ nhất: 15’
à Gọi HS đọc lại 4 câu đầu.
(?) 4 câu thơ đầu bức tranh thiên nhiên hiện ra qua cái nhìn của ai?
à GV giải thích câu thơ thứ 2.
(?) Đặc điểm không gian trong 4 câu thơ này như thế nào?
(?) Thể hiện qua chi tiết nào?
(?) Bức tranh thiên nhiên hiện ra qua cái nhìn của Kiều mênh mông, vắng lặng cho thấy tâm trạng của Kiều lúc này như thế nào?
(?) Qua khung cảnh thiên nhiên em có cảm nhận được hoàn cảnh, của Kiều như thế nào?
(?) Tìm từ ngữ cho thấy sự cô đơn, cách biệt đó?
 (?) 2 câu thơ tiếp theo cho em cảm nhận thời gian như thế nào?
* GV giảng: Trăng hiện ta trước mắt, mây sớm bay qua hàng ngày, đèn khuya thắp sáng mỗi tối à Thời gian cứ lạnh lùng trôi qua nhưng cảnh ngộ của nàng vẫn không thay đổi.
(?) Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều?
(?) Phân tích từ bẽ bàng qua việc thể hiện tâm trạng của Kiều?
(?) Giải thích câu thơ: “Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng”?
(?) Vậy theo em phần thứ nhất của đoạn trích thơ này là tả cảnh, tả tình hay tả cảnh ngụ tình? Giải thích?
* Liên hệ GD: Qua ngòi bút của Nguyễn Du, ta cũng học hỏi được ngôn ngữ miêu tả tài tình của ông: mượn cảnh ngụ tình
à Nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm.
HS đọc. 
HS thực hành theo yêu cầu.
à Chia 3 phần:
- 6 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên thứ nhất
- 8 câu tiếp: Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
- 8 câu cuối: Bức tranh thiên nhiên thứ hai.
HS đọc, HS khác chú ý.
à Của Thúy Kiều.
HS chú ý phần Chú thích.
à Không gian bao la, hoang vắng. 
à non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông.
à Buồn bã, cô độc.
à Cô đơn, cách biệt. 
à Khóa xuân (Kiều bị giam lỏng.)
à Thời gian tuần hoàn, khép kín, giam hãm con người.
à Bẽ bàng (xấu hổ, tủi thẹn).
à Thể hiện sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều: vừa chán ngán buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm đèn khuya.
à Cảnh vật cũng như chia sẽ, đồng cảm với nàng.
à Tả cảnh ngụ tình, thông qua cảnh thấy được tâm trạng của nhân vật hiện ra.
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
 - Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm.
- Khái niệm “ngôn ngữ độc thoại” và “tả cảnh ngụ tình”.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
1. Bức tranh thiên nhiên thứ nhất: (6 câu đầu)
- Phản chiếu tâm trạng, suy ngh ĩ của Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.
Tiết 2:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: 15’
à Cho HS đọc lại phần 2.
(?) Phần 2 này là lời nói của ai? Cho ai nghe?
* GV giảng: Nguyễn Du sử dụng tài tình ngôn ngữ độc thoại.
(?) Câu hỏi thảo luận: Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không, vì sao?
(?) Trong 8 câu thơ, mấy câu nàng thể hiện nỗi nhớ Kim Trong, mấy câu thể hiện nỗi nhớ cha mẹ?
* GV: Cũng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
à Cho HS phân tích 4 câu đầu.
(?) Khi nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” ra điều gì trước tiên?
(?) Tác giả dùng chữ “tưởng” ở đây có nghĩa là gì?
(?) “Tin sương luống những rày trông mai chờ” nghĩa là gì?
(?) Em hiểu như thế nào về câu: “Tấm son gội rửa bao giờ cho phai” ? 
(?) Tóm lại qua 4 câu thơ cho ta thấy Kiều nhớ tới Kim trọng với một tâm trạng như thế nào?
à Cho HS quan sát 4 câu tiếp.
(?) Khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều dùng chữ tưởng. Nhưng khi nhớ tới cha mẹ, nàng dùng từ “xót”. “Xót” ở đây có nghĩa như thế nào?
(?) Giải thích nội dung của 4 câu thơ này? (Chú ý các chú thích, giải thích ngắn gọn)
(?) Thông qua tình cảm của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ cho em thấy được đức tính tốt, đáng quý của nhân vật này là gì?
* Bức tranh thiên nhiên thứ hai: 15’
à Gọi HS đọc lại phần 3.
(?) Cảnh thực hay hư?
* GV giảng: Phần 2 thể hiện suy nghĩ, nhớ thương, tưởng về quá khứ thì Phần 3 đưa nàng về thực tế phũ phàng. 
(?) Câu hỏi thảo luận: Mỗi cảnh vật có nét riêng, đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
* GV bổ sung: Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ. 
(?) Cảnh tượng gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi báo trước điều gì về số phận Kiều?
* GV: Và quả thực ngay sau lúc này, Kiều mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào hoàn cảnh “Thanh lâu hai lược, thanh y hai lần”.
(?) Trong 8 câu thơ cuối từ nào thường xuyên lặp lại? Mấy lần?
(?) Tác giả dùng biện pháp tu từ gì?
(?) Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du?
(?) Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
HS đọc, HS khác chú ý.
à Là lời nói của Kiều, tự nàng suy nghĩ, tự nàng nghe.
HS thảo luận nhóm 3’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
à Nàng nhớ tới Kim Trọng (trước), cha mẹ (sau) 
à Nhớ như vậy là hợp theo qui luật tâm lí: Mối tình đầu của người con gái bao giờ cũng mặn nồng, tha thiết, giờ lại tan tác trong hoàn cảnh này, cảnh vật trăng hiện lên (đêm thề của nàng với Kim Trọng cũng có trăng) nên nàng nhớ tới lời thề nhớ Kim Trọng, sau đó nàng day dứt khi nhớ đến cha mẹ.
à 4 câu đầu: Nỗi nhớ Kim Trọng.
- 4 câu tiếp: Nhớ cha mẹ.
à Dưới nguyệt chén đồng: Chén rượu thề nguyền dưới trăng cùng lòng, cùng dạ với nhau.
à Tưởng tượng, Thúy Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang hướng về mình.
à Ý nói Kim Trọng không biết Kiều đã bán mình đi xa, tới nay hãy còn mong chờ tin tức nàng, thật là uổng công.
à Có hai cách hiểu:
- Cách 1: Tấm lòng nhớ Kim Trọng không bao giờ nguôi.
- Cách 2: Tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gội rửa được.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS chú ý.
à Day dứt, đau xót, nhớ thương.
à Kiều day dứt nhớ thương gia đình, đau xót vì không được gần gũi để chăm sóc, phụng dưỡng mẹ cha; càng xót xa hơn khi thời gian trôi đi, cha mẹ lại càng già yếu mà nàng lại ở xa xôi
à Chung thủy, hiếu thảo.
HS đọc, HS khác chú ý.
à Cảnh là thực (cảnh của buổi chiều nơi Kiều ngồi ở lầu Ngưng Bích nhìn ra) nhưng được “khúc xạ” qua tâm hồn con người nên có phần hư ảo.
HS thảo luận nhóm 3’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
à Cảnh vật có nét riêng: Thuyền thấp thoáng xa; hoa trôi trên sóng, cỏ xanh trải dài mặt đất tới chân mây, gió cuốn mặt biển, tiếng sóng vỗ
- Cảnh có nét chung là diễn tả tâm trạng Kiều: cánh buồm thấp thoáng xa xa gợi nên nỗi nhớ nhà da diết; cánh hoa trôi man mác trên dòng nước nhắc đến thân phận lạc loài của nàng; rồi màu xanh xanh bất tận khiến cho nỗi buồn mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng nỗi buồn đó bỗng dội thành một nỗi kinh hoàng khi “ầm ầm tiếng sóng”.
à Số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
à Từ Buồn trông (4 lần) .
à Điệp ngữ.
à Tạo âm hưởng trầm buồn.
à Điệp khúc lặp lại như làm nhân thêm nỗi buồn của nàng à Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
2. Tâm trạng của Kiều khi ở 
lầu Ngưng Bích: (8 câu tiếp)
- Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng.
- Day dứt, nhớ thương gia đình.
Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với chung thủy, hiếu thảo – một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
3. Bức tranh thiên nhiên thứ hai: (8 câu cuối)
Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
* Nghệ thuật: 5’
(?) Nhận xét những nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
II/ Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
* Ý nghĩa văn bản: 4’
(?) Nêu ý chính của VB?
III/ Ý nghĩa văn bản:
	Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều...
HOẠT ĐỘNG 3: 2’
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong VB.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
4. Củng cố: 2’
(?) Đọc diễn cảm lại đoạn thơ.
5. Dặn dò: 2’
- Học bài.
- Chuẩn bị “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”: Đọc VB, chú thích, từ khó. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu. (Chú ý: Cuộc đời của tác giả, nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga).
***************************
Tuần 8	Ngày soạn : 3/10/2012
Tiết 38, 39 – Văn bản
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
_Nguyễn Đình Chiểu_
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Thể thơ lục bát truyền thống của dân t ... yện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Nhân vật Lục Vân Tiên: 15’
(?) Đọc đoạn trích em cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên là một con người như thế nào?
(?) Tìm những câu thơ kể, tả hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên? 
 (?) Tìm những câu thơ kể, tả cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga?
(?) Câu hỏi thảo luận: Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
* GV bổ sung: Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân”, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bên vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
 (?) Qua nhân vật Lục Vân Tiên cho ta thấy được mơ ước, tâm tư gì của tác giả?
* Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: 
 15’
(?) Với tư cách của người chịu ơn. Em hãy tìm ngôn ngữ, cử chỉ của Kiều Nguyệt Nga khi nói trò chuyện với LVT, qua đó bộc lộ những nét đẹp tâm hồn của nàng như thế nào?
à GV gọi HS tìm từng chi tiết và phân tích.
(?) Tóm lại qua đó cho thấy KKN là người con gái như thế nào? Qua đó cũng thể hiện đạo lí gì của tg’?
à Là người tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
à Vân Tiên tả đột hữu xông
Bị Tiên một gậy thác rày than vong.
à Vân Tiên nghe nói động long
Nàng là phận gái ta là phận trai
à Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. 
HS thảo luận nhóm 3’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
à Hành động đánh cướp: Tính anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của chàng.
à Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: Bộc lộ tính cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm nhân hậu.
à Biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi hỗn loạn nhiễu nhương này, người ta trông mong ở những người tài đức, giám ra tay cứu nạn giúp đời. Lục Vân Tiên là 1 hình ảnh lí tưởng mà tác giả muốn gửi gắm tình yêu và ước vọng.
à Nét đẹp tâm hồn của KNN qua ngôn ngữ, cử chỉ:
* Trước hết, đó là lời lẽ của 1 cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức: cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp”.
*“Làm con đâu dám cãi lời cha”, “Chút tôi liễu yếu đào tơ - Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”. à Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước * Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
à Thể hiện chân thành niềm cảm kính, xúc động của mình:
* Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. à Chịu ơn cứu mạng mà còn cứu cả một đời trong trắng của nàng.
* Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi. à Tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và dám liều mình để giữ trọn ân tình, thuỷ chung với chàng.
à Thùy mị, nết na, tri ân người đã cứu mình. Thể hiện đạo lí nhân nghĩa của tg’.
I/ Nội dung:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
* Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện qua: 
- Hành động dũng cảm đánh cướp, cứu người.
- Tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: 
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na, một lòng tri ân người đã cứu mình.
II/ Nghệ thuật: 5’
(?) Nhận xét cách miêu tả nhân vật chủ yếu của tác giả?
(?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích này so với ngôn ngữ trong thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du?
II/ Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
 - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
III/ Ý nghĩa văn bản: 4’
(?) Đoạn trích ca ngợi ai? Thông qua đoạn trích ta biết gì về suy nghĩ của tác giả?
III/ Ý nghĩa văn bản:
 Đoạn trích ca ngợi phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
HOẠT ĐỘNG 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần Chú thích.
4. Củng cố: 2’
(?) Giới thiệu nhân vật Lục Vân Tiên
(?) Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người con gái như thế nào?
5. Dặn dò: 2’
- Học bài. Xem lại nội dung.
- Chuẩn bị “Miêu tả nội tâm trong VB tự sự”: Đọc vd, trả lời câu hỏi theo yêu cầu. (Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự). Xem (làm) trước BT3. 
*********************************
TUẦN 8	Ngày soạn: 3/10/2012
Tiết 40 – TLV
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu VB.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2. Kĩ năng: 
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
(?) Đọc lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết ý nghĩa.
3. Bài mới: 
 *Giới thiệu bài: 1’
	 Yếu tố miêu tả trong văn tự sự làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Trong VB tự sự ngoài việc sử dụng yếu tố miêu tả (thường là các được biết miêu tả bên ngoài – ngoại cảnh, hình dáng con người), còn có miêu tả nội tâm. Vậy miêu tả nội tâm là gì? Chúng có tác dụng như thế nào trong văn tự sự. Ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: 18’
(?) Nhắc lại yếu tố miêu tả trong VB tự sự?
(?) Bằng kiến thức của mình em hãy cho biết “nội tâm” có nghĩa là gì?
à Cho HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
(?) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?
(?) Sao em biết đoạn đầu là tả cảnh?
(?) Dấu hiệu nào cho em biết đoạn sau là miêu tả nội tâm?
(?) Vậy qua đó em hãy cho biết miêu tả nội tâm trong VB tự sự là gì?
(?) Vậy đoạn thơ miêu tả tâm trạng của Kiều theo em là miêu tả nội tâm trực tiếp hay gián tiếp? 
* GV bổ sung: Đó cũng là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
 (?) Vậy những câu thơ tả cảnh trên có mối quan hệ với việc thể hiện nội tâm nhân vật không? Vì sao?
à Gọi HS đọc vd 2.
(?) Đoạn trích miêu tả bên ngoài hay miêu tả nội tâm của nhân vật?
(?) Câu hỏi thảo luận: Thế thông qua miêu tả hình dáng bên ngoài đó cho em thấy được tâm tư gì của lão Hạc?
à GV kết luận. 
(?) Vậy em nhận xét cách miêu tả hình ảnh bên ngoài thông qua cho ta biết tâm trạng bên trong của nhân vật là cách diễn tả trực tiếp hay gián tiếp ?
(?) Tóm lại qua tìm hiểu em hãy cho biết ta có mấy cách để miêu tả nội tâm nhân vật? Đó là những cách nào? 
(?) Thế nào là cách diễn tả trực tiếp?
(?) Cách diễn tả gián tiếp?
*Liên hệ GD: Nếu trong văn tự sự ta bỏ đi phần miêu tả nội tâm nhân vật thì em thử hình dung nhân vật đó như thế nào?
à Yếu tố miêu tả là tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất,  của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
à Là tâm tư, tình cảm riêng của mỗi con người (nói khái quát) - (Từ điển TV)
à Trong tác phẩm: Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật.
HS đọc, HS khác chú ý.
à Tả cảnh: Trước lầu Ngưng Bích  bụi hồng dặm kia.
Hoặc:
Buồn trông cửa bể  kêu quanh ghế ngồi.
à Miêu tả tâm trạng: Tưởng người  vừa người ôm.
à Vì những câu thơ tái hiện lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng (ta có thể hình dung, phát thảo để vẻ một bức tranh). 
à Vì đoạn thơ tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc lúc tuổi già.
- HS trả lời.
à Trực tiếp.
HS chú ý, ghi nhận.
à Có, vì nhiều khi từ việc miêu tả ngoại cảnh, ngoại hình mà người viết cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật :
- Cảnh vật thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu càng bao la, hoang vắng thì càng làm nổi bật nỗi cô đơn của Kiều.
- Cảnh vật thiên nhiên 8 câu thơ cuối buồn vắng mênh mông thì đó cũng chính là tâm trạng của Kiều khi ngồi ở lầu Ngưng Bích. 
HS đọc, HS khác chú ý.
à Miêu tả hình ảnh bên ngoài của lão Hạc.
HS thảo luận nhóm 4’. 
Đại diện trả lời.
Nhóm khác nhận xét. 
à Thông qua miêu tả bên ngoài cho thấy được tâm trạng của lão Hạc: Đau đớn tột cùng, dằn vặt, hối hận (khi bán đi “cậu Vàng” thương yêu) .
à Diễn tả gián tiếp.
à Có 2 cách: diễn tả trực tiếp và diễn tả gián tiếp.
à Là diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
à Là thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật.
à Nhân vật không sinh động, không thể hiện lên tích cảnh rõ, không có linh hồn
I/ TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1. Xét các vd – SGK117
2. Bài học:
- Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật.
- Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 2: 15’
B/ LUYỆN TẬP:
Bài tập 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Bài tập 3: Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó. Và rồi như tôi mong ước trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét (lớp trưởng) đi ngang qua. Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi phải vui mới đúng chứ nhưng không trong lòng tôi lại cảm thấy có lỗi và bản thân mình ích kỉ. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như là chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! Đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho mình, lúc ấy tôi vui không sao tả xiết, trong lòng nhẹ đi nhiều.
HOẠT ĐỘNG 3: 1’
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học
4. Củng cố: 2’
(?) Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là gì? Có mấy cách để miêu tả nội tâm nhân vật? 
5. Dặn dò: 2’
 - Học bài. Xem lại BT.
- Chuẩn bị Luyện tập củng cố: miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: Xem lại lý thuyết tiết sau ôn tập và làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc