Vb : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚ TRỊNH
( Trích Vũ trung tuỳ bút )
- Phạm Đình Hổ –
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê –Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này .
2. Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích thể loại vb tuỳ bút trung đại.
3. Bồi dưỡng lòng dũng cảm, dám phê phán những kẻ chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan. Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Đọc vb, tìm hiểu chú thích, soạn bài .
III. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4) :
a) Câu hỏi :
(1) Ý nghĩa của việc đưa những yếu tố thần kì vào vb “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ?
(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện người con gái nam Xương”
b) Đáp án :
(1) - Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của tính cách Vũ Nương : giàu lòng vị tha
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
(2) Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
3. Bài mới : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích () (1) ).
Ngày soạn : 13 09 2009 Tuần : 5 Ngày dạy : 15 09 2009 Tiết : 22 Vb : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚ TRỊNH ( Trích Vũ trung tuỳ bút ) - Phạm Đình Hổ – I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê –Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này . Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích thể loại vb tuỳ bút trung đại. Bồi dưỡng lòng dũng cảm, dám phê phán những kẻ chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành. II. Chuẩn bị : * GV : Tham khảo tài liệu liên quan. Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. * HS : Đọc vb, tìm hiểu chú thích, soạn bài . III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : a) Câu hỏi : Ý nghĩa của việc đưa những yếu tố thần kì vào vb “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ? Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện người con gái nam Xương” b) Đáp án : (1) - Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của tính cách Vũ Nương : giàu lòng vị tha - Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện. (2) Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. Bài mới : Giới thiệu về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích (¶) (1) ). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd đọc vb, tìm hiểu chung vb : * Hd đọc -> đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS. * Gọi HS đọc c/ thích -H: Thể loại của vb ? -H: Bố cục của đoạn trích ? Hđ 1 : Đọc vb, tìm hiểu chú thích, thể loại vb, bố cục : * Nghe, lưu ý cách đọc -> Đọc vb. * Tìm hiểu chú thích. * Tuỳ bút ( là một loại bút kí, thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết ). * Bố cục : 2 phần : - Đ1 : Từ đầu đến triệu bất tường : Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm. - Đ2 (phần còn lại ) : Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. I. Đọc, tìm hiểu chung : 1. Đọc văn bản . 2. Tìm hiểu chú thích. Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb. -H: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào ? * GV góp ý cách trả lời của HS -> thuyết giảng, chốt. -H: Em có nhận xét gì về lời văn ghi chép sự việc của tác giả trong vb ? -H: Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói : “Mỗi khi đêm thanh ... Kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” ? -H: Dựa vào thế Chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì ? Vì sao chúng có thể làm được như vậy ? Thực chất những hành động đó là gì ? -H: Theo em, ý nghĩa của đv cuối bài “Nhà ta ở phường Hà Khẩu ... cũng là vì cớ ấy” là gì ? -H (Tlnhóm) : Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước ? Hđ 2 : Đọc – hiểu vb. * Phát hiện -> Nêu : - Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp, ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa, vì vậy “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền tốn của. - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Hồ Tây được miêu tả tỉ mỉ : diễn ra thường xuyên (“ba bốn tháng một lần”), huy động rất đông người hầu hạ ( “binh lính dàn hầu vòng quanh mặt hồ” – mà Hồ Tây thì rất rộng ), các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công ... bày đặc nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém ( các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày hàng bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ để tấu nhạc làm vui ...) - Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ ( chim quí, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đó hình dáng kì lạ, chậu hoa, cây cảnh ) về tô điểm cho nơi ở của chúa...... * Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. * Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, lại được bày vẻ, tô điểm như “bến bể đầu non”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thực. Cảm xúc chủ quan của tác giả đến đây mới bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường”, tức là điềm gở, điềm chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của dân lành. Và quả thực điều đó sẽ sảy ra không lâu sau khi Trịnh Vương mất. * Liệt kê -> phân tích -> trả lời. - Ra ngoài doạ dẫm. Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quí thì biên 2 chữ “phụng thủ”. Đêm đến, lẻn ra, sai lính đem về, có khi phá nhà đập tường để đưa vật đi. Buộc tội gia chủ giấu vật phụng thủ. Dậm doạ tống tiền. - Đó là thủ đoạn, qui trình quen thuộc của bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng. Kết quả là nhiều gia chủ phải kêu van chí chết, phải dâng nọp tiền bạc hoặc chịu mất vật quí hết sức vô lí. Hoặc nhiều gia đình phải phá bỏ những vật đó đi để tránh khỏi tại vạ. Đó là thủ đoạn vừa ăn cướp và la làng của bọn tay sai quái đản. Sở dĩ chúng làm được như vậy là vì được chúa dung dưỡng, vì theo lệnh chúa, vì chúng đắc lực giúp thoả mãn thú chơi xa xỉ của chúa. * Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc từng xảy ra ngay tại nhà mình : bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ. Cánh dẫn câu chuyện như thế đã làm tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Cảm xúc của tác giả ( thái độ bất bình, phê phán ) cũng được gởi gắm một cách kín đáo qua đó ). * Thảo luận nhóm -> Nêu đáp án : Sự khác nhau giữa thể văn tuỳ bút với thể truyện : - Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách ... thậm chí cả những chi tiết tưởng tượng, hoang đường. - Thể loại tuỳ bút nhằm ghi chép về nhữg con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác ( ví dụ như bút kí, kí sự ). II. Phân tích. 1. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh : - Xây dựng đình đài liên tục, đi chơi liên miên. - Chúa thường xuyên dạo chơi ở Hồ Tây, huy động nhiều người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém. - Cướp đoạt những của quí trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa 2. Những hành động của bọn hoạn quan thái giám : - Ra ngoài doạ dẫm. - Dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quí thì biên 2 chữ “phụng thủ”. Đêm đến, lẻn ra, sai lính đem về. - Buộc tội gia chủ giấu vật phụng thủ. - Dậm doạ tống tiền. => Là lũ “vừa ăn cướp vừa la làng ; vừa vơ vét để ních đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa. Hđ 3 : Hd tổng kết. * Gọi HS khái quát lại nd – nt của vb -> GV góp ý, chốt. Hđ 3 : Tổng kết * Khái quát nd và nghệ thuật của vb. III. Tổng kết : (Ghi nhớ – SGK ) Hđ 5 : Dặn dò : - Nắm nội dung kiến thức bài học, học thuộc lòng một số chi tiết tiêu biểu trong vb. - Tìm hiểu phần “Đọc thêm”. Làm bài tập phần “Luyện tập” - Soạn bài “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn”.
Tài liệu đính kèm: