Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Đồng chí - Chính Hữu

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Đồng chí - Chính Hữu

Vb : ĐỒNG CHÍ

- Chính Hữu -

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

II. Chuẩn bị :

· Gv :

- Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

- Phiếu học tập.

· Hs : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

Từ sau CM 8/1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới : tình đồng đội, đồng chí của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc : “Đồng chí”.

 Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Chính Hữu ( theo chú thích ().

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1212Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Đồng chí - Chính Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
18
10
2010
TUAN :
10
NGAY DAY :
20
10
2010
TIET :
47
Vb : ĐỒNG CHÍ
- Chính Hữu -
I. Mục tiêu cần đạt : 	Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
II. Chuẩn bị :
Gv : 
- Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
- Phiếu học tập.
Hs : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
Từ sau CM 8/1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới : tình đồng đội, đồng chí của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc : “Đồng chí”.
	Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Chính Hữu ( theo chú thích (µ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd Hs đọc và tìm hiểu chung về vb.
* Hd đọc ( đọc chậm rãi, tình cảm ... Câu thơ “Đồng chí” cần đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga ) -> Gv đđọc mẫu -> Gọi Hs đọc -> Gv góp ý cách đọc của Hs.
* Cho Hs nêu những từ ngữ mà các em chưa hiểu nghĩa -> Gv giải thích.
* Gv giải thích thêm về từ “đồng chí” ( mới xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam từ những năm 30, thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng 8 1945 )
-H: Thể loại của bài thơ ?
-H: Bố cục ? Nội dung chính từng phần là gì ?
* Gv thuyết giảng thêm : Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. Hai nội dung trên đan cài và thống nhất với nhau trong cả tác phẩm.
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về vb
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu những từ ngữ khó.
* Thể loại : thơ tự do, các câu thơ với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
* Bố cục : 
- 7 câu đầu : Những cơ sở của tình đồng chí.
- 10 câu tiếp : Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- 3 câu cuối : Biểu tượng giàu chất thơ về người lính.
I. Đọc vb, tìm hiểu chú thích.
Hđ 2 : Hd Hs phân tích vb.
* Gv đọc diễn cảm 7 câu thơ đầu.
-H: Theo nhà thơ, tình đồng đội, đồng chí giữa tôi ( chủ thể – nhân vật trữ tình ) và anh ( người lính đồng đội ) bắt nguồn từ những cơ sở nào ? 
* Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cơ sở : cảnh ngộ xuất thân các anh bộ đội Cụ Hồ.
-H: Bài thơ mở đầu bằng những dòng tâm sự. Lời thơ mộc mạc tự nhiên dường như chẳng có gì khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày : “Quê hương anh ... đất cày lên chẳng hẹn quen nhau ” . Qua thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” em hiểu được điều gì về nguồn gốc xuất thân của những người lính Cụ Hồ này ?
* Gv : Như vậy, qua hai câu thơ trên, ta thấy, tình đồng đội, đồng chí bắt nguồn sâu xa, trước hết từ hoàn cảnh xuất thân : họ đều là những người nông dân nghèo khổ, từ nhiều làng quê khắp đất nước VN tập hợp lại thành đội quân cách mạng.
-H Chính vì ra đi từ nhiều miền quê khác nhau như vậy nên trước khi vào quân ngũ, cùng chung đơn vị, quan hệ của họ như thế nào ? 
* Gv : Tóm lại, sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen nhau.
-H: Không những cùng chung cảnh ngộ, mà ở những người lính này còn có nhiều điểm tương đồng khác. Đó là những điểm tương đồng nào ? Và chi tiết thơ nào nói lên điều đó ?
* Gv : Từ những người xa lạ, chính những điểm chung ấy đã kéo những người lính này sát lại bên nhau. Và họ trở nên thân nhau, thương nhau, gọi nhau là “đồng chí”.
-H: Theo em, vì sao Chính Hữu lại tách từ đồng chí đứng thành một câu thơ riêng ? Tác dụng của kết cấu mới lạ này là gì ?
* Gv : Đây là một trong những câu thơ quan trọng trong bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài ; nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Câu thơ có kết cấu mới lạ : chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn để nhấn manh, cô đúc, kết tinh mọi tình cảm và cảm xúc của người lính ; nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu thơ ở trước hai tiếng ấy là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.
Hđ 2 : Phân tích vb
* Đọc diễn cảm 7 câu thơ đầu.
* Tình đồng đội, đồng chí của những người lính cách mạng bắt nguồn từ : chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, chung nhiệm vụ, chung lí tưởng và cùng chịu đựng những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
* Các anh xuất thân từ tầng lớp nông dân, ra đi từ những vùng quê cơ cực, nghèo khó, lam lũ, nhọc nhằn.
- Chưa từng quen biết nhau.
* Nghe, lưu ý.
* Họ cùng chung hành động, nhiệm vụ và lí tưởng ; cùng chịu đựng gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
* Tạo ra một kết cấu mới lạ -> Nhấn mạnh, cô đúc, kết tinh mọi tình cảm, cảm xúc của người lính.
II. Phân tích
1. Cơ sở của tình đồng chí : chung cảnh ngộ xuất thân, nhiệm vụ, lí tưởng.
- Quê hương anh .. đất cày lên sỏi đá -> thành ngữ -> quê hương các anh đều nghèo khó, lam lũ -> Họ là những người nông dân mặc áo lính.
- Tôi với anh ... chẳng hẹn quen nhau : trước khi vào quân ngũ, cùng đơn vị, họ chưa từng quen biết nhau.
- Súng bên súng đầu sát bên đầu -> Họ cùng chung hành động, nhiệm vụ và lí tưởng.
- Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ -> cùng chịu đựng gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Đồng chí -> Nhấn mạnh, cô đúc, kết tinh mọi tình cảm, cảm xúc của người lính.
* Gọi Hs đọc diễn cảm 10 câu thơ tiếp theo.
-H: Qua các câu thơ : “Ruộng nương anh ... ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí ? 
* Gv : Đồng chí, trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau ; ở đây, cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đi đánh giặc.
H: Trước lúc ra đi, người lính đã làm việc gì ? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình hay không ?
* Gv: Từ “mặc kệ” với nghĩa là bỏ tất cả, không quan tâm. Nếu hiểu hoàn toàn theo nghĩa ấy – nghĩa đen thì ý kiến trên phần nào có cơ sở. Nhưng nếu ngẫm nghĩ sâu thêm sẽ thấy không phải như vậy. Chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mãnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng. Thế mà nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao, những quyết tâm mãnh liệt. Đó là đi đánh giặc cứu nước, theo Cụ Hồ đi kháng chiến. Tình cảm lớn lao đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Mặc khác, từ “mặc kệ” có phần gợi ra chất vui, tếu táo, hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, ... mà ngược lại. Sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị và cảm động.
-H: Khi các anh ra trận thì tình cảm của hậu phương, người ở lại dành cho các anh ntn ? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt điều này ?
* Gv : Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà. Hình ảnh ấy vừa được sử dụng như một phép hoán dụ ( giếng nước gốc đa biểu hiện cho làng quê VN – quê hương người lính ), vừa được sử dụng như một phép nhân hoá . Nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi thương nhớ quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn. Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc, đâïm đà.
-H: Rời quê hương, vào bộ đôi, cuộc sống và chiến đấu của các anh vẫn mang đậm cái nghèo, sự thiếu thốn ở làng quê. Những câu thơ nào trong đoạn này giúp em biết được điều đó ?
-H: Thiếu thốn vật chất, sự khắc nghiệt của thời tiết, thậm chí cả sự hi sinh cũng không làm cho những người lính này sơn lòng, nản chí. Theo em, sức mạnh nào đã khiến người lính vượt qua được mọi gian khó đó ?
* Chia sẻ những khó khăn, gian lao trong cuộc đời bộ đội, trong cuộc kháng chiến trường kì mới đang ở giai đoạn đầu mới là đặc điểm quan trọng của tình đồng chí. Những câu thơ đối nhau – đối xứng chứ không đối lập : áo anh – quần tôi, rách vai – vài mãnh vá – một cách đầy dụng ý. Chia sẽ kỉ niệm về những trận sốt rét rừng – căn bệnh kinh niên và phổ biến của những người lính phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng vô cùng thiếu thốn, gian khổ. Hình ảnh nụ cười buốt giá – nụ cười bừng lên, sáng ngời trong gió rét, trong sương muối, nụ cười của tình đồng chí, tình thương yêu vô bờ trong im lặng trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay => Đoạn thơ khắc họa tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
* Gọi Hs đọc diễn cảm 3 câu thơ cuối.
-H: Theo em, ý nghĩa tả thực của ba câu thơ này là gì ? 
-H: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “đầu súng trăng treo” là gì ?
* Gv : Kết thúc bài thơ, tác giả dựng lên một bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, một biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ. 3 hình ảnh : người lính – vầng trăng – khẩu súng trong cảnh rừng hoang sương muối trong đêm phục kích chờ giặc. Chính tình đồng chí thắm thiết đã sưởi ấm lòng những người lính giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.
 Súng tượng trưng cho chiến đấu, trăng là hình ảnh của thanh bình, súng là con người, trăng là quê hương đất nước ; súng – hình ảnh người chiến sĩ, trăng – hình ảnh người thi sĩ. Hai hình ảnh kết hợp hài hoà, vừa hiện thực vừa lãng mạn bay bổng, vừa gợi tả, vừa cụ thể, vừa giàu sức khái quát, nói lên lý tưởng chiến đấu, mục đích của cuộc chiến đấu mà người lính đang tham gia : chiến đấu cho yên bình, cho ánh trăng mãi mãi yên cười trên đỉnh núi. Ấy là biểu tượng thi vị của khát vọng hoà bình. Nó biểu hiện được tâm hồn, tư thế của người chiến sĩ : bình tĩnh, lạc quan, dũng cảm và lãng mạn.
* Đọc diễn cảm đoạn thơ “Ruộng nương anh ... nắm lấy bàn tay”.
* Sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau ; nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đi đánh giặc.
* Gửi lại ruộng nương cho bạn thân cày cấy 
* Người ở lại luôn thương nhớ người ra trận.
* Tôi với anh biết  chân không giày 
* Khái quát -> Nêu.
2 Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (10 câu tiếp) : 
- Ruộng nương anh ... gió lung lay : gửi lại ruộng nương cho bạn thân cày cấy ; dứt khoát, kiên quyết gạt tình riêng ra đi vì nghĩa lớ – cứu nước.
- Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính : hoán dụ, nhân hoá -> quê hương, hậu phương không nguôi thương nhớ người ra trận.
- Cùng chia ngọt sẻ bùi : 
+ Sốt rét rừng hành hạ.
+ Áo rách vai, quần vài mãnh vá, chân không giày.
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay -> Tình thương, lí tưởng chiến đấu đã giúp người lính vượt qua mọi gian khổ để sống, chiến đấu và chiến thắng.
3. Biểu tượng giàu chất thơ về người lính ( 3 câu cuối ) :
- Một đêm phục kích chờ giặc giữa rừng hoang đầy sương muối, người lính thấy “đầu súng trăng treo”.
- Đầu súng trăng treo -> 
Hđ 3 : Hd Hs tổng kết.
* Cho Hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Qua việc phân tích bài thơ, em hãy cho biết, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí” ?
-H: Bài thơ “Đồng chí” không chỉ ngợi ca tình đồng chí mà qua đó còn khắc họa chân dung và phẩm chất của anh bộ dội Cụ Hồ một cách chân thực, sâu sắc mà cảm động. Đó là những phẩm chất gì ?
-H: Tư tưởng chủ đạo của bài thơ này là gì ?
-H: Đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ ?
Hđ 3 : Tổng kết 
* Thảo luận nhóm -> Trình bày kết quả thảo luận : Vì 
- Đó là một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Cả bài thơ tập trung diễn tả tình cảm này.
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
* - Đó là anh bộ dội xuất thân từ nông dân nghèo.
 - Vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ lại tất cả ruộng nương, làng quê, gia đình, ra đi đánh giặc, nhưng vẫn không nguôi nhớ làng, nhớ nhà, nhớ gia đình thân yêu, giếng nước gốc đa, mái rạ, bờ tre.
 - Vượt qua những gian khổ thiếu thốn, bệnh tật, vẫn lạc quan yêu đời, vui đời vệ quốc.
 - Đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí sâu nặng, thắm thiết.
* Khẳng định và ngợi ca :
 - Những cơ sở của tình đồng chí.
 - Những biểu hiện của tình đồng chí.
 - Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí.
- Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
* - Chi tiết và hình ảnh chân thực, giản dị, cô đọng vừa gợi tả vừa gợi cảm  
 - Thể thơ tự do, lời thơ rất giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời nói hằng ngày nhưng vẫn chắt lọc rất kĩ lưởng.
III. Tổng kết :
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạnh và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô động, giàu sức biểu cảm.
Hđ 4 : Dặn dò 
- Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài giảng.
- Làm bài tập 2 của phần Luyện tập.
- Soạn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 - DONG CHI.doc