Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

- Nguyễn Đình Chiểu -

 * Cấu trúc của bài văn tế:

 Bài văn tế thường có 4 phần: Lung khởi; Thích thực; Ai vãn; Kết

 * Cấu trúc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:

 - Phần 1: Lung khởi: (câu 1,2): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân – nghĩa sĩ.

 - Phần 2: Thích thực: (câu 3 đến câu 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công.

 - Phần 3: Ai vãn (câu 16 đến câu 28): bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người nghĩa sĩ.

 - Phần 4: Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

 * Tìm hiểu:

 1/ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân bước đầu tham gia khởi nghĩa:

 a/ Xuất thân:

 - Người nông dân nghèo khổ với cuộc đời bé nhỏ, vất vả, hiền lành, chất phác: chỉ biết ruộng trâu, làng,việc; không hề biết đến chiến trận, binh đao.

 Người nông dân sinh ra là để sống cuộc sống lao động bình thường chứ không phải để cầm vũ khí . Họ đã sống một cuộc sống như thế từ đời này qua đời khác và công việc hàng ngày của họ cũng cứ như vậy tiếp diễn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
- Nguyễn Đình Chiểu -
	* Cấu trúc của bài văn tế:
	Bài văn tế thường có 4 phần: Lung khởi; Thích thực; Ai vãn; Kết
	* Cấu trúc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
	- Phần 1: Lung khởi: (câu 1,2): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân – nghĩa sĩ.
	- Phần 2: Thích thực: (câu 3 đến câu 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công.
	- Phần 3: Ai vãn (câu 16 đến câu 28): bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người nghĩa sĩ.
	- Phần 4: Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
	* Tìm hiểu:
	1/ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân bước đầu tham gia khởi nghĩa:
	a/ Xuất thân:
	- Người nông dân nghèo khổ với cuộc đời bé nhỏ, vất vả, hiền lành, chất phác: chỉ biết ruộng trâu, làng,việc; không hề biết đến chiến trận, binh đao.
à Người nông dân sinh ra là để sống cuộc sống lao động bình thường chứ không phải để cầm vũ khí . Họ đã sống một cuộc sống như thế từ đời này qua đời khác và công việc hàng ngày của họ cũng cứ như vậy tiếp diễn.
	b/ Trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:
	- Quá trình chuyển biến trong nhận thức và tình cảm:
	+ Lo lắng, mong đợi triều đình lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm
	+ Căm thù giặc sâu sắc (ghét, muốn ăn gan, cắn cổ)
	+ Ý thức sâu sắc về vận mệnh đất nước (một mối xa thư đồ sộ)
	+ Tự nguyện gánh vác vận nước (ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ)
- Hành động của người nông dân trong bước chuyển biến thành nghĩa sĩ: Tự nguyện làm lính, tự nguyện đứng lên chiến đấu (vốn chẳng phải; chẳng qua là; nào đợi; không chờ; chi nài)
à Quá trình người nông dân trở thành nghĩa sĩ là quá trình bình thường mà rất đỗi phi thưòng à Nguyễn Đình Chiểu đã rất nhạy cảm và sáng tạo trong việc xây dựng nên hình ảnh độc đáo của người nông dân trong một thời đại mới: thời đại chống quân xâm lược phương Tây lần đầu đến nước ta; đồng thời ghi lại sự tất yếu của quy luật tình cảm: Căm thù tất sẽ biến thành hành động.
	2/ Người nghĩa sĩ trong trận công đồn rực lửa:
	- Không hề được trang bị, chưa hề rèn tập, vũ khí là dụng cụ lao động thô sơ > < kẻ thù có vũ khí hiện đại, tổ chức chính qui
à cuộc chiến đấu không cân sức
	- Xả thân: Coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có
	- Không khí cuộc chiến đấu vô cùng sôi sục à (sử dụng động từ mạnh, nhịp văn ngắn, gấp gáp)
	+ Hình ảnh của đội quân áo vải được khắc hoạ hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hoá.
	+ Hình tượng những người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến công, khẩn trương, quyết liệt, sôi động và đầy hào hứng.
à Cuộc chiến anh dũng không ngang sức với một tinh thần hi sinh vì đại nghĩa tuyệt vời, hình ảnh người anh hùng nghĩa sĩ đẹp tráng lệ; đây là những con người bình thường đã trở thành phi thường trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
à Từ đó, ta có thể nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:
	+ Là hình tượng của người nông dân yêu nước, căm thù giặc, do thiếu vắng quân đội chính qui của triều đình đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt.
	+ Thể hiện một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn bạt vía.
	+ NĐC đã xây dựng nên một tượng đài người nghĩa sĩ – nông dân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học thành văn với tất cả vẻ đẹp và tầm vóc lịch sử có thực của mình: hiên ngang, bi tráng mà giản dị.
	3/ Lòng xót thương của tác giả trước sự hi sinh anh dũng của người nghĩa sĩ:
	- Có nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành, nỗi xót xa của những gia đình mất người thân (hình ảnh những người mẹ già, vợ trẻ), nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le, hoà chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi; nơi nơi đều nhuốm màu tang tóc bi thương.
	- Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng “tấc đất, ngọn rau”, “bát cơm manh áo” của dân mình.
	- Biểu dương công trạng của người nông dân – nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công.
	4/ Một vài yếu tố nghệ thuật đặc trưng:
- Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế được làm nên bởi cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt; giọng văn bi tráng, thống thiết; hình ảnh sống động...
- Nghệ thuật ngôn ngữ: giản dị dân dã nhưng được chọn lọc tinh tế, có sức biểu cảm lớn và giá trị thẩm mĩ cao (cui cút, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, chia rượu lạt, mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng)
- Giọng điệu thay đổi theo dòng cảm xúc: kể sôi nổi hào hứng như reo vui cùng khí thế của nghĩa quân; chuyển sang trầm lắng thống thiết; nhấn mạnh bởi cảm xúc trong tiếng nức nở, kêu thương ai oán à tạo nên chất trữ tình thống thiết, nhiều tầng nhiều lớp rất đậm đà.
*Chủ đề:
Tác giả bộc lộ niềm tự hào về tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, đồng thời bày tỏ niềm cảm phục và xót thương sâu sắc đối với họ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan te nghia sy Can Giuoc.doc