Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn – Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn – Tiếng Việt

Phần I (7điểm):

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu:

Ta làm con chim hót

1. Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào?trong bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?

3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ “Tôi”, nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại dùng đại từ Ta. Vì sao vậy?

4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết:

Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Coi đây là câu chuyển đoạn hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.

Phần II (3 điểm):

Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng” (Kim Lân):

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khứ thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

- Nước mắt ông lão giàn ra, chảy dòng dòng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.

( Sách Văn học 9, tập hai – NXBGD

Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một – NXBGD)

1. Qua đoạn đối thoại này, em thấy tâm trạng ông hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?

2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”?

3. Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học, viết về đề tài nông dân và ghi rõ tên tác giả.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Văn – Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề số 1: (Bài thi bắt buộc với HS dự tuyển vào các lớp chất lượng cao và cũng là bài thi điều kiện của các HS dự tuyển vào các lớp chuyên).
Môn: văn – tiếng việt (ngữ văn).
Ngày thi: 25 tháng 6 năm 2005.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Phần I (7điểm): 
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu:
Ta làm con chim hót
Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào?trong bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ “Tôi”, nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại dùng đại từ ‘Ta’. Vì sao vậy? 
Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết:
Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.
Coi đây là câu chuyển đoạn hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Phần II (3 điểm):
Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng” (Kim Lân):
Thế nhà con ở đâu? 
Nhà ta ở làng chợ Dầu.
Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
Có.
Ông lão ôm khứ thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy dòng dòng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: 
ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
( Sách Văn học 9, tập hai – NXBGD
Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một – NXBGD) 
Qua đoạn đối thoại này, em thấy tâm trạng ông hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào?
Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”?
Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học, viết về đề tài nông dân và ghi rõ tên tác giả.
đề số 2: (Bài thi bắt buộc với HS dự tuyển vào các lớp chất lượng cao và cũng là bài thi điều kiện của các HS dự tuyển vào các lớp chuyên).
Môn: văn – tiếng việt.
Ngày thi: 21 tháng 6 năm 2001.
Thời gian làm bài: 150 phút.
**********
Phần I (7điểm): 
Hãy chép lại 8 câu thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận theo bản in SGK Văn 9.
Có bạn cho rằng từ đông trong câu thơ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng có nghĩa chỉ phương hướng (phương đông). Em hãy tìm ba từ đồng âm khác nghĩa với từ đông nói trên bằng cách cho ví dụ và nêu ngắn gọn ý nghiã của các từ đó.
Để phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận , một bạn HS viết: “ Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng, mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới – những người ngư dân đêm ngày gắn bó với biển Đông ” .
Nếu coi đây là câu mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp, thì theo em , đề tài của đoạn văn ấy là gì? 
Em hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định, trong đó có ít nhất hai lời dãn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu bị động.
Phần II (3 điểm):
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết về Bác Hồ:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Theo em hình ảnh mặt trời trong câu thơ trên có phải là ẩn dụ không? vì sao?
Em hãy tìm hai trường hợp trong các bài thơ đã học, trong đó hình ảnh mặt trời được dùng với ý nghĩa tương tự.
Em hãy đọc câu thơ:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
Trong thực tế, tiếng chim chỉ là âm thanh, không thể đem lại ánh sáng cho cả cánh rừng. Thế nhưng câu thơ vẫn được coi là đặc sắc. Vì sao vậy?
Từ đó, em có nhận xét gì về cái hay của câu thơ Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá mà em vừa tìm hiểu ở phần trên?
đề số 3: (Bài thi bắt buộc với HS dự tuyển vào các lớp chất lượng cao và cũng là bài thi điều kiện của các HS dự tuyển vào các lớp chuyên).
Môn: văn – tiếng việt (ngữ văn).
Ngày thi: 21 tháng 6 năm 2002.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Câu 1 (3 điểm) :
Hãy đọc những câu văn cảm động dưới đây :
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ cam tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Những câu văn ấy được trích từ tác phầm nào, của ai? Nêu vắn tắt sự hiểu biết của em về hoàn cảng ra đời của tác phẩm đó.
Theo em trong các câu văn ấy, tác giả đã thể hiện tình cảm gì, cách thể hiện của tác giả có gì đặc sắc khiến người đọc nhớ mãi?
Câu 2 (4 điểm) :
Với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ hình ảnh những con người lao động thật bình dị mà đẹp đẽ, điển hình là nhân vật anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên núi Yên Sơn.
Nếu câu văn trên là câu chốt được đặt ở đầu một đoạn văn thì theo em, đề tài của đoạn văn ấy là gì?
Em hãy viết tiếp khoảng mười câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp để hoàn thành đoạn văn theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp với câu cuối là câu phủ định.
Câu 3 (3 điểm):
Bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu được mở đầu bằng khổ thơ: 
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Hãy chép 4 câu thơ ở khổ thơ tiếp theo của bài thơ.
Theo em hình ảnh Mặt trời chân lí chói qua tim trong câu thơ thứ hai được xây dựng trên cơ sở nghệ thuật tu từ gì? Hãy làm rõ hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó. 
Nắng vốn là ánh sáng bên ngoài rọi chiếu vạn vật, nhưng ý thơ trong tôi bừng nắng hạ vẫn diễn tả được một cách độc đáo cảm xúc của nhà thơ . Vì sao vậy?
đề số 4: (Bài thi bắt buộc với HS dự tuyển vào các lớp chất lượng cao và cũng là bài thi điều kiện của các HS dự tuyển vào các lớp chuyên).
Môn: văn – tiếng việt .
Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2003.
Thời gian làm bài: 150 phút.
------------------------
Phần I (4 điểm): 
1. Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam,
Bão táp mơa sa đứng thẳng hàng.
và ở cuối bài, nhà thơ đã bày tỏ nguyện ước Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Theo em những hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhận được từ những hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa nhơ thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. 
2. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam.
Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam. ( Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả).
Phần II (6 điểm):
1. Một bài thơ trong sách Văn học 9 có câu:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hãy chép lại chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác?
Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ trên? 
2. Từ hờn trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ buồn. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ.
3. Để phân tích đoạn thơ đó, một học sinh có câu:
Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc.
Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn cho một đoạn văn viết theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp thì đoạn văn ấy sẽ mang đề tài gì?
Viết tiếp sau câu mở đoạn trên từ 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vờa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập.( Ghạch một ghạch dưới câu ghép đẳng lập đó). 
đề số 5: (Bài thi bắt buộc với HS dự tuyển vào các lớp chất lượng cao và cũng là bài thi điều kiện của các HS dự tuyển vào các lớp chuyên).
Môn: văn – tiếng việt.
Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2004.
Thời gian làm bài: 150 phút.
-------------------------
Phần I (6 điểm): 
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Hai khổ thơ trên có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Bài thơ có những câu trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình THCS? Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì?
Hãy trình bày với những cảm nhận của em khi đọc hai câu:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(Chú ý từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của câu thơ) 
Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ về tình đồng đội của những người chiến sĩ lái xe được miêu tả trong hai khổ thơ trên.
Phần II (3 điểm):
Các nhân vật: người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét cao đẹp, đáng quí.
Dùng câu trên làm mở đoạn, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng một trang giấy thi. Trong đoạn có một câu mà chủ ngữ là cụm chủ vị (ghạch một nét dưới câu đó).
đề số 6: (Bài thi cho HS dự tuyển vào các lớp chuyên Văn).
Môn: văn (khối chuyên).
Ngày thi: 19 tháng 6 năm 2004.
Thời gian làm bài: 150 phút.
-------------------
Phần I (5 điểm): 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Ghi rõ tên, năm sáng tác, tác giả của bài thơ có những câu trên.
Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?
Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gơị cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó? 
Phần II (5 điểm):
Lấy tích từ một truyện dân gian nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” mang đậm nét sáng tạo tài ba của Nguyễn Dữ, đã trở thành một “kì bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. Phần cuối tác phẩm (kể về cuộc sống ở nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương) không chỉ thể hiện tính chất truyền kì của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc.
Em hãy trình bày những suy nghĩ về vấn đề đó trong một bài viết.
Trường THPT Chu văn an 
Tổ giáo vụ
đề số 7: (Kiểm tra kiến thức HS ôn thi vào lớp 10 – năm học 2003-2004).
Môn: văn – tiếng việt.
Thời gian làm bài: 150 phút.
---------------------------
Phần I (7,5 điểm): 
Em hãy chép lại chính xác bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.
Giả thích các từ “thói đời”, “hờ hững”.
Bạn có cho rằng: Hai câu kết của bài thơ này là lời than thân trách phận của bà Tú trước bao gian truân, vất vả trong cuộc đời. í kiến của em thế nào? Hãy làm sáng tỏ.
Khi làm bài văn để phân tích bài thơ trên, có một bạn học sinh viết trong bài làm của mình một chuyển đoạn như sau:
“Nhưng bài thơ không chỉ thể hiện một cách cảm động hình ảnh bà Tú”
Theo em, liền trước câu chuyển đoạn trên phải là đoạn văn mang đề tài gì?
Đoạn văn được mở đầu bằng câu chuyển đoạn đó phải mang đề tài nào? 
Em hãy viết hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận này theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp, có đọ dài không quá 15 câu, sao cho:
+ Câu chuyển đoạn trên đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn. 
+ Thành phần thân đoạn có ít nhất hai lời dẫn trực tiếp.
+ Thành phần kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán.
Phần II (2 điểm):
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao đã hai lần để nhân vật ông giáo triết lí về cuộc đời như sau:
Lần thứ nhất: “ Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”.
Lần thứ hai: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Em hãy chỉ ra những chi tiết, sự việc, nguyên cớ dẫn tới từng lần ông giáo triết lí như trên. 
Hãy giải thích nội dung sâu xa của những lời triết lí ấy. 
Phần III (0,5 điểm):
Nêu tên hai tác phẩm (có ghi rõ tên tác giả) ở trong chương trình Văn họclớp 8 và Văn học lớp 9 mà nôij dung của hai tác phẩm đó là bài ca về tình yêu thương con người. 
Trường THPT Chu văn an 
Tổ giáo vụ
đề số 8: Kiểm tra kiến thức văn hoá.
HS ôn thi vào lớp 10 – năm học 2004-2005).
Môn: văn – tiếng việt.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Câu 1 (2 điểm): 
Hãy phân tích sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai văn bản sau:
Nhìn chung, sông ngòi trong miền thường có lượng phù sa nhỏ, nước trong, đồng thời giá trị dinh dưỡng của phù sa thấp. Do đó các đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp đã nhỏ lại kém phì nhiêu.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Câu 2 (2 điểm):
Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, khi Sở Khanh nghe Kiều nói, Nguyễn Du viết: 
Lặng nghe lẩm nhẩm gật đầu:
“Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!...”
Hai câu thơ này gợi cho em nhớ tới hai câu thơ nào trong đoạn trích “Kiều gặp Từ Hải’ ? Cách miêu tả mỗi nhân vật trong từng câu thơ có gì giống và khác nhau ?
Câu 3 (6 điểm):
Phân tích bài thơ “ông đồ” (Vũ Đình Liên) một bạn học sinh viết: “Ông Đồ vừa là hình ảnh một lớp người đang tàn tạ, vừa là niềm tiếc nhớ cảnh cũ người xưa”.
Tìm một từ trái nghĩa với từ “tàn tạ” và đặt câu với từ trái nghĩa đó.
Nếu coi đó là câu mở đoạn của đoạn văn tổng – phân – hợp thì đoạn văn mang đề tài gì?
Hãy viết tiếp để có đoạn văn hoàn chỉnh (15 câu). Đoạn văn có sử dụng phép thế đồng nghĩa liên kết câu (ghạch chân câu văn có sử dụng phép thế).
Trường THPT Chu văn an 
Tổ giáo vụ
đề số 9: bài thi cho hs dự tuyển lớp chuyên văn.
Môn: văn (khối chuyên).
Ngày thi: 21 tháng 6 năm 2005.
Thời gian làm bài: 150 phút.
Câu 1 (6 điểm): 
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ đặc sắc viết về Bác Hồ. ở tác phẩm này, hệ thống các ẩn dụ trang nhã đã góp phần tạo nên những hình ảnh đẹp, lời thơ giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm sâu nặng thiêng liêng của đồng bào miền Nam đối với vị cha già dân tộc.
	Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2 (4 điểm):
Viết về người chiến sĩ, nét nổi bật trong thơ chính hữu là cảm hứng ngợi ca. Những câu thơ bình dị mà sâu sắc của bài thơ “Đồng chí” cũng có nguồn cảm hứng như thế:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Sách Văn học 9 tập hai , NXBGD.
Sách ngữ văn 9 thí điểm tập một, Nhà XBGD)
Hãy ghi lại (Khoảng 2 trang giấy thi) cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
đáp án và biểu điểm: Đề số 1.
Phần I: (7điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Chép chính xác 7 câu nối tiếp với câu đã cho theo bản in sách Văn học 9 tập hai.	1đ
Chép sai hoặc thiếu một câu trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (1 điểm) HS nêu được 
	-Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, không lâu trước khi nhà thơ mất.	0,5đ
	-Thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống và ước nguyện của tác giả. 	0,5đ
Câu 3: (1 điểm)
	-Cả ‘Tôi’ và ‘Ta’ đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.	0,5đ
	-Từ ‘Ta’ không những chỉ ước nguyện cá nhân mà còn của nhiều người.	0,5đ
Câu 4: (4 điểm)
Yêu cầu chung: Đoạn văn viết có độ dài khoảng 10 đến 12 câu, liên kết chặt chẽ đủ lí lẽ và dẫn chứng làm rõ ý khái quát, có lời dẫn trực tiếp, kết đoạn là một câu hỏi tu từ,không mắc lỗi chính tả ngữ pháp 
Biểu điểm: 	-Hoàn thành tốt các yêu cầu trên: 	4đ
	-Đạt phần lớn các yêu cầu trên (lí lẽ, dẫn chứng, chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc một số ít lỗi diễn đạt):	3đ
	- Chỉ nêu được khoảng một nửa các yêu cầu trên (thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ), bố cục chưa thật rõ ràng, vẫn còn một số lỗi diễn đạt:	2đ
	-Đoạn viết quá sơ sài, sai lạc về nội dung, còn nhiều lỗi diễn đạt:	1đ
Không có lời dẫn trực tiếp: trừ 0,5 điểm
Không có câu kết đoạn trừ 0,5 điểm
Câu kết đoạn không phải là câu hỏi tu từ trừ 0,25 điểm.
Không chép lại câu mở đoạn trừ 0,25 điểm.
Phần II (3 điểm). 
Câu 1: (1 điểm) HS thấy được:
	-Ông hai nói với con thực chất là để giãi bày lòng mình.	0,5đ
	-Tình cảm thiêng liêng sâu lặng với làng chợ Dầu và tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai:	0,5đ
Câu 2: (1 điểm)
Ông Hai trong truyện luôn tự hào và nhớ về làng chợ Dầu quê ông. Nhưng “Làng chợ Dầu” chưa khái quát được tình cảm của những người dân quê với làng xóm, quê hương, với đất nước trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.	1đ
Nếu HS chỉ nêu được tình cảm của nhân vật với làng, với nước mà chưa nêu được sức khái quát của nhan đề tác phẩm thì chỉ cho 0,5 điểm. 
Câu 3: (1 điểm): HS kể được đúng tên của mỗi tác phẩm: 0,25 điểm.
	đúng tên tác giả: 0,25 điểm
	đúng tất cả :	1 đ 
đáp án và biểu điểm: Đề số2.
Phần I: 
Câu 1: Chép lại đủ và đúng 8 câu thơ :
Câu 2: 
Câu 3:
Câu 4: 
Phần II (3 điểm). 
Câu 1: 
Câu 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO DE THI VAO LOP 10 CHUYEN HA NOICO DAP AN.doc