Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viếng lăng bác - Viễn Phương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viếng lăng bác - Viễn Phương

VIẾNG LĂNG BÁC

 - Viễn Phương –

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác ; thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình ; p/ tích các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong thơ.

- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Bác Hồ ; sống – chiến đấu – làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II. Chuẩn bị :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên .

 b) Đáp án :

(2) “Mùa xuân nho nhỏ” :

- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

- Bài thơ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước ; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viếng lăng bác - Viễn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
20
01
2011
TUAN :
23
NGAY DAY :
22
01
2011
TIET :
115
VIẾNG LĂNG BÁC
	- Viễn Phương –
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác ; thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình ; p/ tích các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong thơ.
- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Bác Hồ ; sống – chiến đấu – làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Chuẩn bị :
* GV	 : 	Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS 	 : 	Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) :
a) Câu hỏi :
Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên .
 b) Đáp án : 
(2) “Mùa xuân nho nhỏ” : 
- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Bài thơ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước ; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
 3. Bài mới :
- GV giới thiệu những nét cơ bản về tác giả , tác phẩm ( theo chú thích (¶) )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung vb.
* GV hướng dẫn đọc ( đọc diễn cảm, nhịp chậm, lắng sâu, thiết tha ) -> GV đọc mẫu -> gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ mà các em chưa rõ nghĩa -> GV giải thích.
-H: Cảm hứng bao trùm bài thơ là gì ? Mạch vận động của tâm trạng nhà thơ trong bài ntn ?
* GV chốt :
- Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí trang nghiêm ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
- Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : mặt trời , vầng trăng , trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ.
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb,
* Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ khó.
* Phát hiện -> Nêu :
- Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. 
- Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. 
I. Đọc, tìm hiểu chung vb :
Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb.
* GV đọc diễn cảm khổ 1.
-H: Khổ thơ thứ nhất được bắt đầu bằng lời xưng hô “Con ở miền Nam”. Ý nghĩa của lời xưng hô cho em thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào ?
* GV : “Con” là từ để xưng hô trong gia đình của con cái đối với cha mẹ, với người lớn tuổi. “Con” là lời xưng hô mang sắc thái gần gũi, thân thương và kính trọng của người nói. Con cũng là cách xưng hô không phải là mới với Bác. “Người không con mà có triệu con” ( Nguyễn Đình Thi ). Các nhà thơ đều xưng “con” đối với Bác. Nhưng “Con ở miền Nam” của Viễn Phương mang một sắc thái mới đầy xúc động và thành kính, vì đó là một nơi xa xôi, nơi đi trước về sau, nơi Bác hằng khát khao mong nhớ ( Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà – Miền Nam mong Bác nỗi mang cha , Tố Hữu ).
-H: Vì sao tác giả dùng từ “ra thăm” chứ không phải “ra viếng” lăng Bác ?
-H: Aán tượng đầu tiên về quan cảnh quanh lăng Bác là những hàng tre ngoài lăng. Theo em, cách tả tre của tác giả có gì đáng chú ý, ý nghĩa của cách miêu tả này là gì ?
* GV : Ý nghĩa của cách tả này cho thấy lăng Bác thật gần gũi, ở trong tre, ở giữa tre, như một làng quê thân thuộc. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng : cây cối mang màu đất nước, biểu tượng của dân tộc đã tập trung về vây quanh Bác, xếp thành đội ngủ chỉnh tề để giữ “giấc ngủ bình yên” cho người. Qua cách nhìn tre, tả tre, ta cũng thấy được tấm lòng nhà thơ với Bác.
-H: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ chỉ ai ? Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì ?
-H: Hai câu cuối của khổ thơ nhấn mạnh tình cảm của mọi người đối với Bác. Theo em, đó là tình cảm gì ? Cách diễn đạt có gì độc đáo ?
-H: Cảnh trong bên trong lăng đựơc Viễn Phương giới thiệu ntn ? 
 Hình ảnh “trời xanh” trong câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” dùng để chỉ ai ? 
* GV thuyết giảng :
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị :
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
 Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
-H: Trước Bác, tâm trạng của Viễn Phương như thế nào ? Nhà thơ dùng nghệ thuật gì để diễn tả điều này ?
-H: Điệp từ “muốn làm” diễn tả ước muốn gì của tác giả ? Ước muốn đó thể hiện tình cảm với Bác ntn ?
Hđ 2 : Phân tích vb
* Đọc diễn cảm khổ 1.
* “Con” -> Tình cảm với Bác thật tha thiết, thành kính và thiêng liêng.
* Từ “ra thăm” gợi sự thân mật, gần gũi hơn từ “ra viếng”.
* Vừa tả thực, vừa ẩn dụ tượng trưng.
-> Lăng Bác thật gần gũi, như ở giữa một làng quê thân thuộc, gắn bó với mọi người.
 * Aån dụ : Bác -> Vừa thể hiện được sức sống bất diệt, tầm vóc lớn lao vĩ đại của Bác ; vừa thể hiện được sự tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác
- So sánh, ví von -> Tình cảm tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác.
* Phân tích -> trả lời.
* Phát hiện -> Suy luận -> Nêu 
II. Phân tích :
 1. Cả xúc, tâm trạng của Viễn Phương khi viếng lăng Bác ( khổ 1 ) :
- “Con ở miền Nam .. ra thăm lăng Bác” 
 + “Con” -> Tình cảm với Bác thật tha thiết, thành kính và thiêng liêng.
 + “ra thăm  ” : con về thăm cha, thăm nơi Bác ở, thăm chỗ Bác nằm.
- “Đã thấy trong sương  thẳng hàng” :
 + “hàng tre” được tả thực, rất xanh tốt, trải dài, ẩn mình trong làng sương mỏng.
 + Nhân hoá, liên tưởng, tượng trưng : tre biểu tượng cho đất nước VN ; cho đức tính kiên cường, bất khuất, trung hiếu của dân tộc VN.
=> Lăng Bác thật gần gũi, như ở giữa một làng quê thân thuộc, gắn bó với mọi người.
2. Tình cảm của nhân dân đối với Bác ( khổ 2 ) :
- “Mặt trời” : 
 + tả thực -> Mặt trời của tự nhiên, ngày ngày đi qua lăng Bác.
 + Aån dụ : Bác -> Vừa thể hiện được sức sống bất diệt, tầm vóc lớn lao vĩ đại của Bác ; vừa thể hiện được sự tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác
- “Ngày ngày dòng người  mùa xuân” -> So sánh, ví von -> Tình cảm tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác.
3. Cảm xúc và suy nghĩa của tác giả khi vào trong lăng ( khổ 3 ) :
- Bác nằm thanh thản như đang ngủ, trong ánh sáng dịu như vầng trăng ở trong lăng.
- “Trời xanh” :
 + Tả thực : trời của tự nhiên.
 + Aån dụ : Bác còn mãi với non sông, đất nước.
- Viễn Phương vô cùng đau xót trước sự ra đi của người.
4. Khổ 4 : Niềm lưu luyến và ước muốn của tác giả : 
- Lưu luyến, buồn, thương xót khi phải rời lăng Bác về Nam.
- Điệp “muốn làm” -> Ước muốn :
 + Làm con chim hót ru giấc ngủ ngàn thu của Người.
+ Làm đoá hoa toả hương ngào ngạt quanh lăng Bác.
 + Làm cây tre như người vệ binh trung hiếu sắc son canh lăng Bác.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết :
-H: Nêu khái quát nội dung của vb trên.
-H: Qua việc phân tích ở trên, em hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của vb.
* GV thuyết giảng thêm : Những nét nghệ thuật nổi bật trong bài thơ :
- Giọng điệu bài thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào viếng lăng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố : thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ và hình ảnh.
- Thể thơ và nhịp điệu : thể thơ 8 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ cuối nhịp nhanh hơn, với điệp từ “muốn làm” được lặp ba lần, thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả.
- Hình ảnh trong bài thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng. Những hình ảnh này vừa quen thuộc, vừa gần gũi lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
Hđ 3 : Tổng kết.
* Khái quát nội dung -> trả lời.
* Liệt kê -> Nêu.
* Nghe, lưu ý.
III. Tổng kết :
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
Hđ 4 : Dặn dò 
 - Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài giảng của giáo viên.
 - Làm bài tập 2 phần Luyện tập.
 - Soạn bài “Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )”

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-VIENG LANG BAC.doc