Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị Luận văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị Luận văn học

Bài 24 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

 ( Làm ở nhà )

I. Mục tiêu cần đạt : Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau :

- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) đã được học ở các tiết trước đó trong khi thực hành.

- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, để làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).

- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, . )

II. Chuẩn bị :

* HS : Nắm cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ; tìm hiểu các đề bài trong SGK.

* GV : Đề – đáp án – biểu điểm .

ĐỀ :

 Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

DÀN BÀI

1. Mở bài :

- Nguyễn Thành Long là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.

- “Lặng lẽ Sa Pa” ( 1870 ) là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm ấy của tác giả.

- Nhân vật anh thanh niên trong truyện là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh thật đặc biệt nhưng có ý thức sống đẹp, yêu đời,

2. Thân bài :

a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> thật đặc biệt, đầy gian khổ .

b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :

- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.

- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc buồn đến chết mất”.

- Ham thích đọc sách.

- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 814Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần \ tiết : 24 \ 120
Tập làm văn
Bài 24 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 ( Làm ở nhà )
I. Mục tiêu cần đạt : Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau :
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) đã được học ở các tiết trước đó trong khi thực hành.
- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, để làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, .. )
II. Chuẩn bị :
* HS : Nắm cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ; tìm hiểu các đề bài trong SGK.
* GV : Đề – đáp án – biểu điểm .
ĐỀ : 
 Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
DÀN BÀI
1. Mở bài : 
Nguyễn Thành Long là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
“Lặng lẽ Sa Pa” ( 1870 ) là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm ấy của tác giả.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh thật đặc biệt nhưng có ý thức sống đẹp, yêu đời,  
2. Thân bài :
a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> thật đặc biệt, đầy gian khổ .
b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :
- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”.
- Ham thích đọc sách.
- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Rất khiêm tốn.
c. Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật : truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, 
3. Kết bài 
Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
( Cảm xúc, suy nghĩ của người viết ).
BIỂU ĐIỂM :
 	 9 -> 10 : Đủ ý, văn phong trong sáng ; bố cục rõ ràng, hành văn mạch lac ; không mắc lỗi
	 7 -> 8 : Đủ ý , diễn đạt trôi chảy, lô gíc ; mắc 3 lỗi mỗi loại.
	 5 -> 6 : ½ số ý trở lên , đôi chỗ diễn đạt chưa thật trôi chảy ; mắc 10 lỗi trở xuống.
	 3 -> 4 : Bố cục chưa đảm bảo, sơ sài ; mắc trên 10 lỗi mỗi loại.
	 0 -> 2 : Lạc đề, chỉ viết vài dòng hoặc bỏ giấy trắng, mắc lỗi quá nhiều.
III. Thống kê kết quả, nhận xét đề bài :
Kết quả bài viết của HS :
Lớp
Số lượng
0 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
9A2
9A3
 * Nhận xét đề kiểm tra : 
IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doc24 - VIET BAI TLV 6.doc