VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC -
I. Mục tiêu cần đạt : Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau :
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về bài thơ đã được học ở các tiết trước đó .
- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, để làm tốt bài nghị luận về một bài thơ .
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, . )
II. Chuẩn bị :
* HS : Nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ ( hoặc đoạn trích ) ; ôn lại các văn bản thơ đã học ở học kì II.
* GV : Đề – đáp án – biểu điểm .
ĐỀ :
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
DÀN BÀI
1. Mở bài :
- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- “Viếng lăng Bác” viết trong dịp ông ra miền Bắc viếng lăng Bác ( 1976 ). Bằng giọng thơ trang nghiêm, thành kính mà tha thiết, dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bài thơ đã thể hiện được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính vừa tự hào vừa xót xa của tác giả lần đầu tiên ra viếng lăng Bác.
2. Thân bài :
a) Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác.
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” : Nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác, mang trong lòng niềm thương nhớ Bác của cả đồng bào miền Nam. Cách xưng hô thân mật “con” tạo không khí ấm áp thân thương -> Tình cảm của nhà thơ đối với Bác là tình cảm của người con đối với người cha, là tâm trạng của người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác.
- “Đã thấy đứng thẳng hàng” : đứng trong dòng người xếp hàng ngoài lăng Bác, hình ảnh đập vào mắt tác giả đầu tiên và là ấn tượng đậm nét về cảnh quang lăng Bác là “hàng tre” :
+ “hàng tre” được tả thực, rất xanh tốt, trải dài, ẩn mình trong làng sương mỏng.
+ Nhân hoá, liên tưởng, tượng trưng : tre biểu tượng cho đất nước VN, cho đức tính kiên cường, bất khuất, trung hiếu của dân tộc VN. Hàng tre như những con người xếp hàng bên lăng Bác, bất chấp “bão táp mưa sa” như những vệ binh đứng gác với thái độ trang nghiêm thành kính, với ý chí kiên cường bền bỉ -> Lăng Bác thật gần gũi, như ở giữa một làng quê thân thuộc, gắn bó với mọi người.
Ngay soan 03 03 2011 Tuan 27 Ngy day 05 03 2011 Tiet 134, 135 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - I. Mục tiêu cần đạt : Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau : - Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về bài thơ đã được học ở các tiết trước đó . - Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, để làm tốt bài nghị luận về một bài thơ . - Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, .. ) II. Chuẩn bị : * HS : Nắm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ ( hoặc đoạn trích ) ; ôn lại các văn bản thơ đã học ở học kì II. * GV : Đề – đáp án – biểu điểm . ĐỀ : Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. DÀN BÀI 1. Mở bài : - Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. - “Viếng lăng Bác” viết trong dịp ông ra miền Bắc viếng lăng Bác ( 1976 ). Bằng giọng thơ trang nghiêm, thành kính mà tha thiết, dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bài thơ đã thể hiện được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính vừa tự hào vừa xót xa của tác giả lần đầu tiên ra viếng lăng Bác. 2. Thân bài : a) Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác. - “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” : Nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác, mang trong lòng niềm thương nhớ Bác của cả đồng bào miền Nam. Cách xưng hô thân mật “con” tạo không khí ấm áp thân thương -> Tình cảm của nhà thơ đối với Bác là tình cảm của người con đối với người cha, là tâm trạng của người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác. - “Đã thấy đứng thẳng hàng” : đứng trong dòng người xếp hàng ngoài lăng Bác, hình ảnh đập vào mắt tác giả đầu tiên và là ấn tượng đậm nét về cảnh quang lăng Bác là “hàng tre” : + “hàng tre” được tả thực, rất xanh tốt, trải dài, ẩn mình trong làng sương mỏng. + Nhân hoá, liên tưởng, tượng trưng : tre biểu tượng cho đất nước VN, cho đức tính kiên cường, bất khuất, trung hiếu của dân tộc VN. Hàng tre như những con người xếp hàng bên lăng Bác, bất chấp “bão táp mưa sa” như những vệ binh đứng gác với thái độ trang nghiêm thành kính, với ý chí kiên cường bền bỉ -> Lăng Bác thật gần gũi, như ở giữa một làng quê thân thuộc, gắn bó với mọi người. b) Khổ 2 : Tình cảm của nhân dân đối với Bác : - “Ngày ngày mặt trời rất đỏ” : “Mặt trời “ : + Tả thực : Mặt trời của tự nhiên, ngày ngày đi qua lăng Bác. + Aån dụ : Bác -> Vừa thể hiện được sức sống bất diệt, tầm vóc lớn lao vĩ đại của Bác ; vừa thể hiện được sự tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác - “Ngày ngày dòng người mùa xuân” -> So sánh, ví von -> Tình cảm tôn kính, thương nhớ vô biên của nhân dân đối với Bác. c) Khổ 3 : Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng : - “ Bác nằm dịu hiền” : Bác nằm thanh thản như đang ngủ, trong ánh sáng dịu như vầng trăng ở trong lăng. Khung cảnh và không khí yên tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở trong lăng. - “Vẫn biết trong tim” : “Trời xanh “ : + Tả thực : Mặt trời của tự nhiên. + Aån dụ : Bác còn mãi với sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Bác hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. + Dù vẫn tin như thế song không thể không xót đau vì sự ra đi của người. d) Khổ 4 : Niềm lưu luyến và ước muốn của tác giả : - Lưu luyến, buồn, thương xót khi phải rời lăng Bác về Nam. - Điệp “muốn làm” -> Ước muốn : + Làm con chim hót ru giấc ngủ ngàn thu của Người. + Làm đoá hoa toả hương ngào ngạt quanh lăng Bác. + Làm cây tre như người vệ binh trung hiếu sắc son ngày ngày canh giấc ngủ cho Người. 3. Kết bài : - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. - Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. - ( Cảm xúc của người viết ). BIỂU ĐIỂM : 9 -> 10 : Đủ ý, văn phong trong sáng ; bố cục rõ ràng, hành văn mạch lac ; không mắc lỗi 7 -> 8 : Đủ ý , diễn đạt trôi chảy, lô gíc ; mắc 3 lỗi mỗi loại. 5 -> 6 : ½ số ý trở lên , đôi chỗ diễn đạt chưa thật trôi chảy ; mắc 10 lỗi trở xuống. 3 -> 4 : Bố cục chưa đảm bảo, sơ sài ; mắc trên 10 lỗi mỗi loại. 0 -> 2 : Lạc đề, chỉ viết vài dòng hoặc bỏ giấy trắng, mắc lỗi quá nhiều.
Tài liệu đính kèm: