Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều

Bài 7 . Mã Giám Sinh mua Kiều

Tiết 36 : Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sấu sắc bon buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

2.Kĩ năng.

-Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích tâm trạng qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.

3.Thái độ.

- Lên án phê phán thói xâu trong xã hội và cảm thông chia sẻ với nhân vật Kiều.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ? Nêu cảm nhận của em về đoạn trích đó?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 /10/2007 
Ngày giảng: 26/10/2007 
Bài 7 . Mã Giám Sinh mua Kiều
Tiết 36 : Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sấu sắc bon buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích tâm trạng qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
3.Thái độ.
- Lên án phê phán thói xâu trong xã hội và cảm thông chia sẻ với nhân vật Kiều.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ? Nêu cảm nhận của em về đoạn trích đó?
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ? Nêu cảm nhận của em về đoạn trích đó?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: (2’ )
Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu vạ, Vương ông và Vương Quan bị bắt giữu, bị đánh đập dã man, nhà của bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải Đõ tế nhuyễn của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham Trước tình cảnh cha và em bị chúng đánh đập Gường cao rút ngược dây oan, Dẫu là đã cũng nát gạn lọ này Thúy Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gai đình thoát khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV giới thiệu vị trí đoạn trích.
GV Nêu yêu cầu đọc
- Phân biệt được giọng của người kể chuyên và lời của nhân vật ( Chú ý lời nhân vật Mã Giám Sinh)
GV đọc yêu cầu học sinh đọc nhận xét.
GV cùng học sinh giải nghĩa các từ khó để học sinh bước đầu cảm nhận được văn bản.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?
GV định hướng cách tìm hiểu văn bản tìm hiểu theo tuyến nhân vật.
GV: Gọi học sinh đọc 22 câu thơ đầu.
?Đoạn thơ tập chung miêu tả cuộc mua bán theo em trong cuộc mua bán này nhân vật nào là trung tâm? Vì sao?
?Mã Giám Sinh được hiện lên qua những phương diện nào?
GV yêu cầu học sinh đọc những câu thơ miêu tả diện mạo, cử chỉ của mã Giám Sinh.
?Tên Mã Giám Sinh được hiểu như thế nào và trong đoạn trích này nó mang ý nghĩa gì?
?Diện mạo của mã Giám Sinh được hiện lên như thế nào?
?Tứ tuần được hiểu như thế nào?
?Qua những từ ngữ miêu tả trên em hình dung Mã Giám Sinh là người như thế nào?
?Nguyễn Du nói Mày râu nhẵn nhụi ngầm biểu thị thái độ gì? Vì sao?
?Cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh được miêu tả như thế nào?
?Ngồi tót là kiểu ngồi như thế nào?
?Nhận xét gì về cách nói năng, cử chỉ của Mã Giám Sinh?
?Bức chân dung của Mã Giám Sinh được hiên lên qua nghệ thuật gì? Qua nghệ thuật đó người đọc hình dung được gì về Mã Giám Sinh?
GV: Đây là nhân vật phản diện đầu tiên ta gặp trong truyện Kiều. Nếu như ở n/v chính diện Nguyễn Du tả bằng phương pháp lí tưởng hóa thì đến nhân vật phản diện Nguyễn Du lại tả bằng phương pháp hiện thực hóa. Ông dùng ngôn ngữ đời thường để khắc họa chân dung nhân vật bằng phương pháp này tác giả đã phơi bày được bản chất của Mã Giám Sinh. Vậy bản chất của Mã Giám Sinh được thể hiện thế nào...
GV khái quát nội dung tiết 1.
-Nghe, ghi
- Học sinh đọc.
-Theo dõi văn bản 
-Phát hiện
-Nghe, ghi
-Phát hiện giải thích
-Phát hiện
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Giải thích.
-Hình dung
-Suy luận
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nghe
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở đầu phần 2 ( Gia biến và lưu lạc) sau khi gia đình Thúy Kiều bị vu oan...đoạn trích gồm 26 câu thơ từ câu 623 đến câu 648.
*Đọc.
*Từ khó.
*Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Bố cục: 2 phần
+Phần 1: 22 câu đầu: Diễn biến cuộc mua bán
+Phần 2: còn lại Kết quả cuộc mua bán.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Mã Giám Sinh.
-Xuất hiện trong suốt cuộc mua bàn, là chủ nhân của cuố mua bán 
( là người mua)
-Cử chỉ, diện mạo, hành vi, lời nói, bản chất
*Diện mạo, cử chỉ.
Hỏi tên , rằng: Mã Giám Sinh
...
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-Tên học trò học ở trường Quốc Tử Giám.
-Một chức Giám Sinh người ta mua của triều đình.
-Tên Giám Sinh, họ Mã.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhịu,áo quần bảnh bao
-Ngoài 40 tuổi
-Tuy đã ngoài 40 tuổi song Mã Giám Sinh là kẻ chải chuốt bề ngoài thái quá, ăn diện trai lơ trẻ trung.
-Mỉa mai giễu cợt kẻ chải chuốt, thái quá , không những chỉ cạo râu mà còn cạo cả mày, thực tế không có ai thế cả.
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh...
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-Nhảy lên ngồi rất nhanh, ngồi chồm hỗm trên ghế dành cho người lớn tuổi.
-Nói năng cộc lốc, trả lời nhát gừng, cử chỉ thiếu lịch sự trơ trẽn, hỗn hào.
-Nghệ thuật tả thực Mã Giám Sinh là kẻ thiếu văn hóa hỗn hào, dối trá.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. (1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Chuẩn bị cho nội dung tiết 2/
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Bài 7 Mã Giám Sinh mua Kiều
Tiết 37: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sấu sắc bon buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2.Kĩ năng.
-Rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát kể chuyện, phân tích tâm trạng qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
3.Thái độ.
- Lên án phê phán thói xâu trong xã hội và cảm thông chia sẻ với nhân vật Kiều.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Mã Giám Sinh Mua Kiều ? Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Du?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’ )
Tiết trước các em đã tìm hiểu phần 1 của bài qua đó ta thấy được hình ảnh Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ vô học, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Bản chất của Mã Giám Sinh được tác giả phơi bày như thế nào và tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích ra sao chúng ta cùng tìm hiểu .
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn thơ.
? Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh được thể hiện qua những câu thơ nào?
?Hành động,thái độ của Mã Giám Sinh trước sự xuất hiện của Kiều được thể hiện qua hình ảnh nào?
?Giải thích ý nghĩa của chú thích 7 
? Từ đó em hiểu gì về hành động của mã Giám Sinh?
?Lời nói của Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán thể hiện qua câu thơ nào?
?Giải thích ý nghĩa của các chú thích 8,9 ?
?Nhận xét hành động và lời nói của mã Giám Sinh trong cuộc mua bán?
?Qua mẫu thuẫn này em cảm nhận được điều gì ở nhân vật Mã Giám Sinh từ cuộc mua bán?
GV: Câu thơ có kè bớt 1 thêm 2 đã gợi lên cảnh người bán kẻ mua đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên đặt xuống nhiều lần.
?Nghệ thuật tả thực trong cảnh mua bán đã mang lại giá trị gì?
GV khái quát chuyển ý.
GV yêu cầu học sinh đọc những câu thơ miêu tả nhân vật Thúy Kiều.
? Trong lễ vấn danh này tâm trạng của Kiều được biểu hiện qua những câu thơ nào? Theo em đó là tâm trạng gì?Em hãy lí giải?
GV: Kiều ngại ngùng dợn gió e sương vì sương gió làm cho hóa tàn hoa rụng Kiều tự ví mình là hoa nên nhìn hoa mà thấy thẹn, đó chính là tình cảm và đạo đức cao đẹp thầm kín của Kiều, chỉ mình Kiều cảm thấy. (Trần Đình Sử, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học, NXB Giáo dục, 1999)
?Kiều hiện lên trong đoạn trích với tâm trạng như thế nào?
?Qua đoạn trích em cảm nhận được tình cảm , thái độ của tác giả như thế nào? 
GV Thái độ khinh bỉ thể hiện qua miêu tả Mã Giám Sinh với cái nhìn mỉa mai, châm biếm, bộ mặt mày râu nhẵn nhụi cho thấy sự thiếu tự nhiên râu cạo nhẵn lông mày tỉa tót trai lơ. Hai từ nhẵn nhụi gợi cảm giác về một sự trơ lì, bất cận nhân tình. áo quần bảnh bao từ bảnh bao người ta chỉ dùng khen trẻ con chứ ít ai dùng khen người lớn. Đặc biệt sự đả kích sâu cay hơn là một người đã trạc ngoại tứ tuần mà cố tỉa tót công phu, tô vẽ cho mình dáng trẻ trung...Cái gật gù lẩm nhẩm tính toán trong cuộc mua bán của Mã Giám Sinh chẳng khác gì cử chỉ đê tiện của Sở Khanh sau này.
GV khái quát tòan bài.
?Nêu những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích?
?Cảm nhận của em về đoạn trích?
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh học thuộc lòng đoạn trích.
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Giải thích
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Nghe
-Nhận xét
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện, giải thích
-Nghe
-Nhận xét
-Cảm nhận
-Nghe
-Khái quát
-Cảm nhận
-Đọc ghi nhớ
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Mã Giám Sinh.
*Bản chất của mã Giám Sinh.
Đắn đo cân sắc cân tài
....
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài 4 trăm
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu
-Thử tài năng của Kiều xem xét kĩ lưỡng món hàng, mặc cả một cách trắng trợn. Thái độ thờ ơ vô cảm trước nỗi hổ thẹn, tủi nhục của Kiều.
Rằng mua Ngọc đến Lam Kiều
Sinh nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
-Lời nói mẫu thuẫn với hành động , hành động thì cân lên đătụ xuống món hàng cò kè, ngã giá còn lời nói thì sinh nghi xin dạy ...
- Mã Giám Sinh giả dối bản chất con buôn lưu manh bất nhân và mục đích chính là vì tiền đã được hiện rõ.
-Nghệ thuật tả thực đã mang lại ý nghĩa lớn đó là qua ngôn ngũ miêu tả trực diện hình ảnh nhân vật phản diện được hoàn chỉnh về diện mạo và tính cách cụ thể sinh động đồng thời có ý nghĩa khái quát về một loại người trong xã hội đó là loại người giả dối vô học, bất nhân.
2. Hình ảnh Thúy Kiều.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
-Tâm trạng đau đớn tủi hổ, thẹn thùng.
+Kiều đau nỗi đau đang chất chứa, tình yêu dang dở, gia đình tan nát cho nên mỗi bước đi là một dòng lệ.
+Tủi hổ, thẹn thùng vì là một tiểu thư khuê các sống trong cảnh Êm đềm chướng rủ màn che vậy mà bây gìơ bỗng trở thành món hàng cho bọn con buôn mặc cả. Kiều thẹn trước hoa và mặt dày trước gương.
.-Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích với tâm trạng đau đớn xót xa tuỉ hổ, thẹn thùng.
-Nguyễn Du đau xót trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
-Ông khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bon con buôn bất nhân, tàn bạo đồng thời tố cáo xã hội đồng tiền chà đạp nên con người.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-Thành công ở nghệ thuật tả thực qua diện mạo cử chỉ ngôn ngữ.
2. Nội dung: 
-Bản chất đê tiện của Mã Giám Sinh qua cuộ mua bán.
-Ngợi ca nhân phẩm của Kiều.
-Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
* Ghi nhớ: sgk/99
IV.Luyện tập.
-Học thuộc lòng đoạn trích.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 1’ )
-Học thuộc lòng đoạn trích.
-Phân tích đoạn thơ để thấy rõ đặc điểm nghệ thuật tả thực của Nguyễn Du.
-Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 2 bài văn Miêu tả trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36-37 - VH.doc