Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Dình Chiểu)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Dình Chiểu)

A.Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức.

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh đọc truyện thơ Nôm, biết phân tích nhân vật.

3.Thái độ.

- Có ý thức sưu tầm cảm, hiểu truyện viết bằng thơ Nôm.

B. Chuẩn bị.

-Giáo viên:

+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

+ Tranh Lục Vân Tiên đánh cướp.

-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5)

? Đọc thuộc lòng đoạn trích ''Thuý Kiều báo ân báo oán'' và nêu giá trị nội dung nghệ thuật đoạn trích.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Dình Chiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 10/2007 
Ngày dạy: 29/ 10 /2007 
Bài 8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 (Nguyễn Dình Chiểu)
Tiết 38 : Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh đọc truyện thơ Nôm, biết phân tích nhân vật.
3.Thái độ.
- Có ý thức sưu tầm cảm, hiểu truyện viết bằng thơ Nôm.
B. Chuẩn bị.
-Giáo viên:
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
+ Tranh Lục Vân Tiên đánh cướp.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (5’)
? Đọc thuộc lòng đoạn trích ''Thuý Kiều báo ân báo oán'' và nêu giá trị nội dung nghệ thuật đoạn trích.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ những năm 1864, chỉ sau 10 năm sau khi tác phẩm ra đời một người Pháp đã dịch tác phẩm ra tiếng Pháp. Đặc biệt ở Nam Kỳ lục tỉnh có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm vài ba câu khi đưa đẩy mái chèo. Truyện Lục Vân Tiên như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc. Để cảm nhận được nội dung đó của tác phẩm chúng ta cùng tìm hiều bài.
* Hoạt động 3: Bài mới (37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu sao.
?Nêu hiểu biết về tác giả?
-Giáo viên nhấn mạnh thêm SGV/114 -115.
? Từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu em đánh giá như thế nào về con người này?
?Dựa vào chú thích hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
GV trình bày đặc điểm của truyện nôm Lục Vân Tiên 
GV yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm.
GV nhận xét tóm tắt của học sinh, bổ sung.
?Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV tóm tắt truyện theo 4 phần để học sinh nắm được toàn bộ tác phẩm.
? Em hãy tìm những tình tiết truyện trùng với cuộc đời tác giả?
?Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? 
?Kiểu kết cấu này có tác dụng gì đối với thể loaị văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức?
GV nêu yêu cầu đọc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
-Chú ý chuyển giọng phù hợp với những câu thơ miêu tả, kể chuyện, cử chỉ lời nói của nhân vật
GV đọc, yêu cầu học sinh đọc tiếp.
?Dựa vào phần tóm tắt truyện cho biết đoạn trích nằm ở phần nào?
?Đoạn trích được kết cấu như thế nào? Kết cấu này có ý nghĩa gì?
GV kết cấu này giống như nhiều truyện nôm khuyết danh và chuyện cổ tích Thạch Sanh.
?Theo em đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung chính? 
GV định hướng h/s đọc hiểu văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc 14 câu thơ đầu.
?Đoạn thơ miêu tả sự việc nào?
GV:Lục Vân Tiên là một chàng trai tuổi vừa hai tám 
( tức 16) văn võ song toàn chàng vừa rời trường học bước vào đời lòng hăm hở muốn lập công danh. Giữa đường gặp tình huống bất bằng chàng bèn thi thố tài năng.
?Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả như thế nào?
? Cuộc đọ sức được diễn ra trong tình thế nào?
?Khi thấy bọn cướp Vân Tiên có hành động như thế nào?
?Triệu Tử mở vòng Đương Dang được hiểu thế nào?
? Kết quả trận đánh NTN ?
?Em cảm nhận được gì qua h/ả Lục Vân Tiên đánh cướp
?Qua hình ảnh anh hùng Lục Vân Tiên tác giả muốn gửi gắm điều gì?
GV khái hết tiết 1
-Đọc
-Độc lâp
-Nghe
-Đánh giá
-Trình bày
-Nghe, ghi
-Tóm tắt
-Phát hiện
-Độc lập
-Nhận xét
-Suy luận
-Nghe
-Đọc
-Tóm tắt
-Phát hiện, nhận xét
-Phát hiện
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Diễn giải, phân tích.
-Phát hiện
-Giải thích
-Cảm nhận
-Nhận xét
I. Đọc - Tìếp xúc văn bản..
1.Tác giả:
-Một nhà thơ lớn của dân tộc.
-Nguyễn Đình Chiểu - Một nhân cách lớn có nghị lực sống và cống hiến cho đời ( gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua).
+Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2.Tác phẩm.
-Truyện được viết vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX được lưu truyền rộng rãi ở Nam bộ và Nam Trung bộ.
-Truyện viết bằng thơ nôm theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biễn của từng nhân vật chính.
-Truyện được viết ra nhằm mục đích là trực tiếp là truyền dạy đạo lí làm người.
Đạo lí làm người được thể hiện ở mấy điểm sau:
+Xem trọng tình ngiã giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, anh em, vợ chóng, bạn bè, tình yêu thương cưu mang những con người gặp con hoạn nạn...
+Đề cao tinh thần nghãi hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+Thể hiện khát vọng của nhân cân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
-Đặc điểm thể loại: Truyện có tính chất là một truyện để kể nhiều hơn là để đọc, đẻ xem. Vì thế khi đi vào nhân dân nó dễ dàng biến thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như kể thơ, nói thơ, hát Vân Tiên...do vậy chuyện chú trọng đén hành động nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm. Do vậy tính cách nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm , lời nói, cử chỉ của họ.
3.Tóm tắt tác phẩm.
-Truyện kể về cuộc đời đầy truận truyên của một nho sinh là Lục Vân Tiên. 
-Truyện gồm 4 phần
+Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
+Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
+Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và và giữ lòng thủy chung.
+Phần 4: Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga.
-Chi tiết trùng: bỏ thi về chịu tang mẹ, đau mắt rồi bị mù, bị bội hôn, về sau gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp.
-Chi tiết khác: Vân Tiên được cho thuốc sáng mắt, đỗ trạng nguyên và cầm quân đi đánh giặc. Nguyễn Đình Chiểu thì vẫn bị mù về quê bốc thuốc dạy học, sáng tác thơ văn...
-Thường có kiểu kết cấu ước lệ, gần như đã thành khuôn mẫu Người tốt thường gặp gian truân, trắc trở trên đường đời bị kẻ xấu hành hạ...nhưng họ vẫn được phù hộ cứu giúp để rồi tai qua nạn khỏi được đền ơn xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị.
-Kiểu kết cấu này vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công, vô lí, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta ở hiền gặp lành...
4.Đoạn trích.
*Đọc:
*Vị trí đoạn trích:
-Nằm ở phần đầu của truyện. Trên đường về thăm cha mẹ trước khi lên kinh đô ứng thí, Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành cướp bóc dân chúng.
*Kết cấu đoạn trích.
-một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái đẹp thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
-Kết cấu này thể hiện khát vọng của nhân dân: Giữa thời rối loạn mong người có tài đức xuất hiện để cứu nạn giúp đời.
* Bố cục: 2 phần.
-Phần 1: Từ đầu ... thân vong Lục Vân Tiên đánh cướp.
-Phần 2:Còn lại. Cuộc trò truyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
a. Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tiên Rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
-Bọn cướp đông, thanh thế lẫy lừng, hùng hổ dọa dẫm...
-Vân Tiên chỉ có một mình trong tay không có vũ khí...
-Không do dự tính toán.
-Lục Vân Tiên được miêu tả rất đẹp như anh hùng trong văn chương thời xưa. ( Thạch Sanh, Võ Tòng, Lỗ chí Thâm..) 
-Lục Vân Tiên là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vì nghĩa quên thân mình.
- Tác giả gửi gắm khát vọng hành đạo giúp đời của mình qua h/ả Lục Vân Tiên.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
- Chuẩn bị tiếp bài Cuộc trò truyện giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga
-Về nhà học thuộc lòng đoạn trích.
Chuẩn bị bài : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Ngày soạn: 27/ 10 /2006 
Ngày dạy: 29/ 10/2006 
 Bài 8. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (tiếp)
 (Nguyễn Dình Chiểu)
Tiết 39: Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên - Kiều nguyệt Nga.
-Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tinh cách nhân vật của truyện.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh đọc truyện thơ Nôm, biết phân tích nhân vật.
3.Thái độ.
- Có ý thức sưu tầm cảm, hiểu truyện viết bằng thơ Nôm.
B. Chuẩn bị.
-Giáo viên:
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
+ Tranh Lục Vân Tiên đánh cướp.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (15’)
? Chép thuộc lòng đoạn đầu trong bài thơ: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và nêu nội dung chính đoạn thơ đó ?
Đáp án + Biểu điểm:
- Chép đúng, đủ đoạn thơ ( 7 điểm )
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ,
Chó quen làm thói hò đồ hại dân.
Phong lai mặt đỏ phừng phừng
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây
Phong lai trở chẳng kịp tay
Bị tiên một gậy thác rày thân vong.
Nội dung :- Miêu tả Vân Tiên là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vì nghĩa quên thân mình. ( 1,5 điểm )
- Tác giả gửi gắm khát vọng hành đạo giúp đời của mình qua h/ả Lục Vân Tiên. ( 1,5 điểm )
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
Để giúp các em hiểu rõ hơn tính cách của Lục Vân Tiên và tâm hồn tính cách của Nguyệt Nga chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
* Hoạt động 3: Bài mới (37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của H/S
Nội dung cần đạt
GV khái quát nội dung tiết 1
GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ cuối.
?Sau khi đánh cướp Vân Tiên đã ứng xử với hai cô gái như thế nào ? (Lời nói, cách ứng xử )
?Khi nghe Nguyệt Nga trình bày rõ sự tình xin được đền ơn Vân Tiên đã nói điều gì?
?Nêu ý nghĩa của cụm từ kiến nghĩa bất vi?
?Em hiểu điều gì qua 2 câu thơ trên?
?Qua lời nói cách ứng xử trên em cảm nhận được gì về Vân Tiên?
? Từ nhân vật LVT tác giả muốn gửu gắm điều gì vào nhân vật?
GV: Tác giả đã gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình qua hình ảnh Lục Vân Tiên.
Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
?Sau khi được Lục Vân Tiên cứu giúp Kiều Nguyệt Nga đã nói những điều gì với Lục Vân Tiên
?Nhận xét gì về lời giới thiệu, cách nói năng ứng xử?
? Được LVT cứu Nguyệt Nga có thái độ gì ?
?Lời giới thiệu, lời mời, cách xưng hô của Nguyệt Nga đã thể hiện được nét tính cách gì của Nguyệt Nga?
GV:Nguyệt Nga chịu ơn Vân Tiên không chỉ là ơn cứu mạng mà còn là chịu ơn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng.Nàng thấy băn khoăn lo áy náy tìm cách trả ơn chàng dù đền ơn mấy cũng không đủ.Bởi thế cuối cùng nàg đã tự nguyện chung thủy với Vân Tiên..
?Theo em nhân vật trong tác phẩm được miêu tả chủ yếu theo phương thức nào? Ngôn ngữ của tác giả?
?Qua các nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm điều gì?
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc lại truyện để phát hiện.
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện, nhận xét
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Cảm nhận
Thảo luận 3 phút
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Cảm nhận
-Nghe
-Khái quát
-Nhận xét
-Đọc
-Làm độc lập.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
a.Lục Vân Tiên đánh cướp.
b. Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga.
-Hỏi: 
Ai than khóc trong xe thế này.
động viên an ủi Ta đã trừ dòng lâu la...
-ứng xử:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai...
Làm ơn há dễ mong người trả ơn
....
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cúng phi anh hùng
-Thấy điều nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
-> Vân Tiên là người có giáo dục đầy đủ.
-Vân Tiên là người chính trực, trọng nghĩa khinh tài
- LVT hiện lên là một hình ảnh đẹp,,lí tưởng. Tác giả muốn gửu gắm niềm tin và ước vọng đem đến một xã hội công bằng. 
2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
-Kiều Nguyệt Nga giới thiệu về mình, nàng còn mời Vân Tiên về thăm nhà mình để đèn ơn.
-Cách trình bày vấn đề rõ ràng khúc triết, văn vẻ dịu dàng, xưng hô khiêm nhường..
- Mời Vân Tiên về nhà để có dịp trả ơn
-Nguyệt Nga là người con gái mực thước, thùy mị, nết na, dịu dàng, con gái của gia đình khuê các, được giáo dục đầy đủ và rất mực đằm thắm, ân tình.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
-Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động cử chỉ lời nói, ít chú ý đến diễn biến nội tâm.
Nhân vật được đặt trong những tình huống khác nhau của đời sống rồi bằng hành động cử chỉ, lời nói để bộc lộ tính cách -> truyện đậm màu sắc dân gian.
- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc địa phương Nam Bộ...ngôn ngữ kể truỵen tự nhiên dễ đi sau vào quần chúng. Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với tình 
tiết.....
2. Nội dung:
-Qua các nhân vật tác giả muốn biểu dương tinh thần nghĩa hiệp, đưc shi sinh và biểu dương sự thủy chung ân tình.
* Ghi nhớ/ SGK.
III. Luyện tập.
-Phân biệt sắc thái của mỗi nhân vật trong đoạn truyện. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.(1’)
 - Về nhà học thuộc lòng đoạn trích, Tác giả, tóm tắt tác phẩm.
 - Chuẩn bị bài : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 38-39 - VH.doc